Hành trình núi Sọ và sự im lặng của giáo quyền VN

Có được sự dũng cảm , không run sợ trước bạo lực , cha Lý và các nhà dân chủ trong nước có lẽ đã phải chiến đấu với chính bản thân, vượt qua nỗi sợ hãi chính mình,chính gia đình mình, vượt qua những đoạn đường chông gai khổ ải không chỉ gây ra từ phía nhà cầm quyền CSVN, mà ngay trong những suy đoán, ngờ vực của một số bạn bè thân hữu cố tình lên án họ với một lập luận khội hài lợi dụng phong trào, cố tình lăn vào tù tội, hay cả ngay cái chết đề làm nổi, đánh bóng cá nhân hay tệ hơn nữa : làm tiền hải ngoại.

Hai ngàn năm trước, trên con đường rao giảng tin mừng, Đức Giêsu Kitô cũng đã lên tiếng đả phá những lề luật cũ, nhửng thói giả nhân giả hình, tham ô nhũng nhiễu, tự cao tự đại, ăn trên ngồi trước của các luật sĩ, các thượng phụ, tư tế, phụ tế, lợi dụng Thượng Đế để đàn áp ức hiếp người dân cùng khổ. Chọn xuất thân trong một gia đình nghèo nàn thấp kém, Ngài cảm hoá đám đông bằng cuộc sống phiêu bạt hoà mình cùng đám đông, ăn mặc giống như họ, nói ngôn từ bình dân giản dị để họ dễ dàng thông hiểu. Ngài đã phải trả giá đắt vì sự ghanh ghét thù hận của đám luật sĩ, tư tế trong các đền thờ. Bởi đám này lo sợ sự lôi cuốn quần chúng của ngài sẽ làm cho họ mất đi những quyền hành, lợi lộc họ đang có. Do đó , họ đã có âm mưu hãm hại Ngài. Trong chặng đường cuối của hành trình rao giảng tại Jerusalem, Ngài bị chúng sai quân đi bắt vô cớ,rồi đưa ra một phiên toà bất công kết tội âm mưu phản loạn không có bằng chứng, hay những chứng cớ rất vu vơ lố bịch. Chẳng hạn ,kết tội phản loạn vì nghe đồn Ngài tự xưng là vua dân Do Thái, hoặc nghe Ngài tuyên bố có thể phá tan đền thờ tại Jerusalem rồi xây lại trong ba ngày…, bị xiềng xích làm nhục, lột trần truồng, tra khảo đánh đập, chê cười nhạo báng và cuối cùng bị kết án tử treo trên thập giá, lại phải tự vác cây thập giá treo mình leo lên ngọn đồi hành hình
Hành trình khổ nạn này của Ngài được kỷ niệm hàng năm , một chứng tích lịch sử của sự khai sinh một tôn giáo với một khái niệm mới: chiến thắng trong khổ nạn, nhục hình, và ngay cả sự chết.
Làm một sự so sánh giữa con đường khổ nạn của Đức Giêsu Kitô và chặng đường chông gai gian khổ mà cha Lý cùng những người đấu tranh ôn hoà cho tự do dân chủ trong nước đang phải kinh qua, một số người sẽ cho là phạm thượng. Tuy nhiên, người viết chỉ muốn liên hệ hai sự việc để ám chỉ đến việc tín đồ biết noi gương , thực hành những điều Chúa răn dạy . Hầu như bất cứ một Kitô hữu nào cũng biết đến câu nói của Ngài trong Tân Ước: Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo ta. Theo bước chân Ngài, các nhà đấu tranh dân chủ cùng cha Lý đã đang quên đi sự an nguy của chính bản thân, chấp nhận vác những thập giá đàn áp bắt bớ, lăng nhục mạ lỵ,

Điều đáng buồn , trước những đàn áp bất công, những trù dập vừa lén lút vừa công khai của bạo quyền ấy, hàng giáo phẩm Việt Nam, giới lãnh đạo công giáo VN, trong bao năm qua hoàn toàn im lặng một cách vô cùng khó hiểu. Một số người cho rằng, ở vị thế lãnh đạo, hàng giáo phẩm VN cứ giữ thái độ im lặng trước những vu khống, mạ lỵ, bắt bớ giam cầm một cách vô lý những tín đồ thuộc cấp dưới quyền mình là thể hiện thái độ ích kỷ, hèn nhát, thậm chí có tính cách đồng loã với tội ác. Một số khác lại cho rằng lãnh đạo phải biết tùng quyền, trong thời điểm khó khăn yếu thế cần biết nhún nhường. thoả hiệp để được tồn tại, để được phép hành đạo và một cách nào đó để phát triển đạo giáo. Bản thân là một Kitô hữu, người viết không hoàn toàn tán đồng cả hai quan điểm này. Dù với một sự hiểu biết về đạo giáo rất đơn sơ, nghèo nàn, người viết xin chia sẻ cùng nhân dân Việt Nam nói chung, Kitô hữu VN nói riệng, nhất là các vị lãnh đạo Công Giáo VN một vài ý kiến . Đúng hay sai, điều cần thiết là chúng ta cùng bàn luận trong tinh thần ôn hoà, tôn trọng nhau, thông cảm và bổ khuyết cho nhau tránh sự hiểu lầm đáng tiếc.
Câu hỏi đầu tiên là sự trung thực. Đối với mọi tôn giáo , trung thực là một tín lý thiết yếu căn bản, đối nghịch với dối trá là bản chất của ma quỷ, tội ác.

Việc tu sĩ có nên làm chính trị hay không, người viết xin góp một ý nhỏ. Như thế nào gọi là làm chímh trị? Người làm chính trị là người có ý định ra ứng cử , tranh cử các chức vụ thế quyền như tổng thống, thủ tướng , dân biểu nghị sĩ hay đảm nhiệm các chức vụ hành chánh lớn nhỏ từ trung ương đến địa phương. Các tu sĩ tôn giáo không nên có những hành động chính trị này là điều đúng đắn. Người đấu tranh ôn hoà đòi hỏi những quyền lợi căn bản cho người dân , chống lại những bất công xã hội chỉ là người có ý thức chính trị, làm nhiệm vụ của một công dân chứ không phải là người làm chính trị. Trên hết. nhà tu hành đã là một con người, một công dân trước khi làm tu sĩ, người ấy có trách nhiệm đòi hỏi quyền làm người. quyền một công dân trước trách nhiệm người tu sĩ. Hơn nữa, với tinh thần từ bi nhân ái của đạo giáo, tu sĩ lại cần có trái tim bao la để cùng vui với mọi người, cùng khóc với những đau thương của dân tộc, cùng chia sẻ những ẩn ức của những người cùng khổ, cùng hoà mình đấu tranh cho sự công băng và hạnh phúc của họ. Vậy thì một linh mục, tu sĩ dũng cảm thay mặt đám dân oan chống lại bạo quyền áp bức bằng hình thức bất bạo động có phải là làm chính trị không ?Hay đơn giản chỉ là nhiệm vụ công dân? Để không dính đến chính trị, các tu sĩ phải bỏ mặc xã hội với những bất công phi lý của nó? Những ông linh mục từng làm dân biểu quốc hội, thành viên Mặt Trãn Tổ Quốc, uỷ ban đoàn kết tôn giáo hiện tại có đang làm chính trị không? Tại sao bao nhiêu năm qua không bị phê phán?
Vấn để giáo hội cố nhún nhường, thoả hiệp để tồn tại, để có một phần tự do hành đạo như tự do đi lễ cầu kinh, xây cất sửa sang nhà thờ, một phần được phép huấn luyện thêm tu sĩ, để phát triển đạo giáo, người viết xin có vài hàng phân tích sự lợi hại.
. Im lặng để tồn tại.

. Im lặng để được dễ thở

Im lặng để được phép xây cất đền thờ.

Cuối cùng, người viết không khỏi có đôi điều suy nghĩ băn khoăn: phải chăng sự thầm lặng quá lâu của giáo hội Thiên Chúa Việt Nam trong suốt thời gian qua đã tạo nên sự khiếp nhược, câm nín của hàng giáo phẩm VN đối với những khủng bố, trù dập bất công hiện nay hay không? Sự khống chế của nhà cầm quyền CSVN suốt mấy chục năm trong việc tu luyện, phong chức , cai quản của các giáo sĩ đã ảnh hưởng lớn đến hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo Việt Nam. Bao nhiêu người trong số các linh mục tu sĩ nam nữ hiện nay đã là thành viên , hay ít nhất cũng là cảm tình viên mà đảng CSVN cài vào từ thời còn rất trẻ. Bao nhiêu người còn lại thuộc thành phần chỉ biết cúi đầu vâng phục để nhận được cái gật đầu chấp thuận của đảng cầm quyền, của nhà nước XHCN? Những người này sẵn sàng nhắm mắt tuân theo lệnh trên để mong giữ được địa vị quyền lợi mà họ ban cho, hoặc đơn giản hơn , tìm được một vị trí yên lành tu tập cho riêng bản thân, quên hết việc đời. Đối với những người này, mục tiêu chiếm một vị trí trên nước Trời là mục tiêu tối hậu của họ,hành đạo chỉ cốt lên thiên đường, lên bằng mọi giá, không cần biết đến tha nhân. Đó có phải là lòng vị kỷ? Đó có phải là ước muốn của THiên Chúa khi Ngài mang tình uêu thương đến cho chúng ta? Ubi caritas, ubi Deus. Đâu có tình yêu thương, ở đó có sự hiện diện của Thiên Chúa. Tín đồ Kitô giáo không nên quên câu này. Những vấn nạn của xã hội VN hiện nay, sự suy đồi đạo đức, nếp sống giả dối, việc làm giàu bất chính, những trò ăn chơi truỵ lạc, nhất là lớp trẻ thiếu vắng một nền giáo dục tốt để trở thành người lương thiện, đang lan tràn như bệnh dịch và có nguy cơ làm tan nát cái nền tảng gia đình và xã hội VN. Qua sự nín lặng , hàng giáo phẩm Công Giáo VN có nhận thấy phần trách nhiệm của mình trong quá trình băng hoại đạo đức ấy không? Sao cố tình thờ ơ, khi các vị biết mình có tiếng nói, có uy tín, có thể can thiệp cho xã hội có bộ mặt tốt hơn? Xin hãy lên tiếng trước khi quá muộn.
Mùa Phục Sinh đến, Đức Giêsu đã sống lại vinh quang trong sự chết. Cấu mong hàng giáo phẩm Việt Nam cũng thoát ra khỏi sự câm lặng để nói lên tiếng nói của sự thật, của lương tri con người chống lại bạo quyền bất công. Cầu mong các vị không đặt mình ở bên ngoài đám đông, mà hoà mình vào quần chúng, đấu tranh cho những nỗi oan của quần chúng, không phải chỉ với những bất công cha Lý và các nhà đấu tranh cho dân chủ đang phải gánh chịu. Những hạt giống của các nhà đấu tranh cho dân chủ đang mục đi để từ đó mọc lên mầm mống tự do dân chủ tốt tươi. Các vị, nếu không là những hạt giống ,thì cũng hãy lên tiếng hỗ trợ tinh thần, một hình thức vun tưới cho mầm mống nảy nở, như sự chỗi dậy từ cõi chết của Thiên Chúa. Xin đừng để hạt mầm bị thui chột vì sự im lặng vô tình.
Những suy nghĩ băn khoăn này có thể đúng hoặc sai. Mong sai nhiều hơn đúng. Nếu có phần đúng, coi như người viết đóng góp phần nhỏ bé vào trách nhiệm của người dân Việt trong sự cầu xin các vị có trách nhiệm trong hàng ngũ giáo phẩm VN một lời tuyên bố về những bất công xã hội, một sự dấn thân trong việc tìm kiếm đòi hỏi một xã hội công bình, nhân ái , tư do và dân chủ hơn, một tương lai sáng lạn hơn cho nhân dân Việt Nam.Ngày hôm nay, ông đại sứ Mỹ Mike Marine tại Hà Nội đã lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải thả ngay các tù nhân lương tâm của VN và cởi mở hơn về các chính sách tư do, dân chủ ,nhân quyền cho người dân VN phù hợp với xu thế chung toàn cầu. Không lẽ người ngoại quốc lên tiếng được. còn các vị là người VN vẫn im lặng?
Nếu sai, các ý kiến trên đây cũng chỉ là những suy luận, bàn cãi của một người vô danh có trăn trở với hiện tình đất nước, không cố ý chỉ trích một cá nhân nào, không làm tổn thương tôn giáo, không gây thiệt hại cho dân tộc. Nhưng với hàng giáo phẩm VN thì khác, các vị có uy tín , có quyền hành trong tay. Sự im lặng hay lên tiếng của các vị có tác dụng ngàn cân,có thể xoay vần cả một thể chế, cứu thoát hay gây tang thương cho triệu triệu người. Xin đừng để sau này phải nói lời hối tiếc không cứu vãn đươc gì. như đức cố giáo Hoàng Gioan Phalô đệ nhị đã phải cất lên lời xin lỗi quá muộn màng, trong việc giáo hội Thiên Chúa Giáo trong thời kỳ Thế Chiến ÌI, dù có ảnh hưởng lớn đã im lặng không lên tiếng phê phán để ngăn chận tội ác diệt chủng Do Thái của bọn Đức Quốc Xã, và thanh danh các vị trong lịch sử mai sau tốt hay xấu, được ca tụng hay bị khinh chê là ở lúc này, tuỳ lương tâm của mỗi người.
Mong thay.
Phương Duy
Mùa Phuc Sinh 20007
Mùa Phuc Sinh 20007