Chuyện thế vận Bắc Kinh

Thế Vận Hài Bắc Kinh




Trung Quốc đã chi ra trên 40 tỷ đô la cho việc tổ chức Thế Vận Bắc Kinh, mục đích để vuốt ve lòng kiêu hãnh của nhân dân Trung Hoa về tư tưởng đại Hán, phô trương với thế giới về sự thành công phát triển vượt mức về kinh tế của một chính quyền độc tài và muốn chứng tỏ sức mạnh của gã khổng lồ, xứng đáng là một siêu cường mới. Cái khẩu hiệu: “một thế giới, một ước mơ” “ họ đã chọn nói lên điều đó.

Đó là mục tiêu mà nhà cầm quyền Trung Quốc mong muốn và đã quyết tâm bằng mọi giá để thực hiện cho kỳ được một Trung Quốc vĩ đại sẽ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi quốc gia trên mọi phương diện, sánh vai và sẵn sàng thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Nhìn qua lễ khai mạc Thế Vận ngày 8 tháng 8 vừa qua với những mục trình diễn phô trương rất hoành tráng ngoạn mục, đồng thời với số lượng huy chương vàng đã đoạt được hiện nay đang đứng đầu bảng, người ta có cảm tưởng họ đã đang đưa những mơ ước của họ thành hiện thực.

Coi vậy mà không phải vậy. Diễn tiến rước đuốc tiền thế vận được bắt đầu thật quy mô, long trọng, tốn kém với lộ trình dài nhất, qua nhiều quốc gia nhất, đã thu lượm được nhiều phiền toái và cay đắng hơn là sự huy hoàng, rực rỡ như mong đợi, với việc bất ngờ bị cả thế giới chú ý đến sự xâm lược Tây Tạng, đàn áp Pháp Luân Công, vi phạm trầm trọng tình trạng nhân quyền trong nước, đàn áp nhân dân, những người đang đấu tranh bất bạo động cất tiếng nói, viết hay có hành động cổ xuý cho dân chủ trong nước, gìới hạn và ngăn cản các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, bị phản đối mạnh mẽ qua việc dựng bức tường lửa vĩ đại ngăn cản các trang mạng Internet ngoại quốc được mệnh danh là the great firewall of China. Kết quả cuộc rước đuốc vĩ đại trở thành đầu voi đuôi chuột, chìm vào quên lãng, bộ mặt thật nham nhở, dã tâm trong việc rước đuốc lòi ra. Cuối cùng, thất bại trong tuyên truyền, trò rước đuốc biến thành tiếng hú giận dữ của con vật bị thương lồng lộn trong vườn thú của riêng mình bằng sự kích động tính kiêu hãnh tự tôn của dân tộc đi đàn áp kẻ khác ngay trên đất nước của họ. Đánh thức lòng kiêu hãnh Đại Hán của người dân. Có lẽ đây là điều thành tựu nhất cho đến lúc này nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm được.

100.000 nhân viên An ninh giữ tật tự cho Olympic
Nguồn: Paula Bronstein/Getty Images
Thế Vận Bắc Kinh, kể từ buổi lễ khai mạc 08/08/2008, đang được giới báo chí truyền thông quốc tế mệnh danh là thế vận hàng giả với những trò giả mạo, lừa bịp, vô cảm, nhẫn tâm chỉ sau một tuần lễ khai mạc. Các trò lừa bịp dối trá từ từ được phơi bày ra trong khi các cuộc tranh tài vẫn đang tiếp diễn qua tuần lễ thứ hai. Những vấn đề được giới truyền thông ngoại quốc phát hiện ra như sau:

- Vì quyết tâm phô diễn một buổi lễ khai mạc thật hoàn hảo trong khi sự luyện tập rất gian khổ và thiếu an toàn, một tai nạn đã xảy ra trong một buổi tổng diễn tập vào cuối tháng Bảy, một nữ nghệ nhân bị té rơi xuống sàn trong khi tập biểu diễn bay lượn trên không. Thông báo chính thức của nhà nước và uỷ ban thế vận Bắc Kinh loan báo cô chỉ bị gãy chân. Còn theo tin tức bên ngoài không chính thức, cô có thể đã bị liệt vì hai chân đã mất cảm giác, trích lời đạo diễn Trương Nghệ Mưu nói rằng, ông rất buồn khổ vì tai nạn. Bây giờ, niềm vui lớn nhất của ông trong thế vận này là nhìn thấy lại cô đi đứng được trên đôi chân của mình.

- Màn bắn pháo bông với 35000 pháo bông tại 1800 địa điểm trong lễ khai mạc chưa đủ ngoạn mục cho buổi lễ đến nỗi ban tổ chức tô vẽ thêm bằng xảo thuật tạo hình trên net,được ghi hình trước với những kỹ thuật xếp đặt cả hàng năm trước được ghép vào để lừa gạt khán giả trên truyền hình khắp nơi trên thế giới về vẻ hoành tráng lộng lẫy giả tạo.

Tráo mặt, lừa dối trẻ thơ vì “lợi ích dân tộc”
Nguồn: AP Photo/ABC
- Thành viên cao cấp bộ chính trị can thiệp trực tiếp, buộc ban tổ chức buổi lễ phải đánh tráo, không cho cô bé Dương Bái Nghi 7 tuổi có giọng hát tuyệt vời ra trình diễn, để thay vào cô bé Lâm Diệu Khả 9 tuổi có ngoại hình ra hát nhép. Chính quyền bào chữa cho vụ đánh tráo, cho rằng vì lợi ích tối cao của quốc gia, việc thay người không có gì là sai trái.

- Những trẻ em trong lễ phục truyền thống đại diện cho 56 sắc tộc thiểu số bên cạnh tộc chính đại Hán rước cờ quốc gia vào vận động trường cũng thuộc hàng giả, mọi người tưởng các em từ các sắc tộc thiểu số chính gốc, thực tế đó là các em tộc Hán của trường kịch nghệ Thiên Hà.

- Các cô gái đăng ký xin làm ứng viên trình diễn hoặc phục vụ trong thế vận, ngoài tiêu chuần cao ráo và xinh đẹp, đã phải lột bỏ hết quần áo trang phục trước một ủy ban để được đo đạc, cứu xét trước một uỷ ban giám sát trước khi được tuyển chọn. Sau đó phải theo một chương trình tập luyện nhiều ngày tháng rất gian khổ, nhiếu khi chỉ với một vài động tác đơn giản. Có người cho biết phải tập cười thôi cũng đã cười nhiều đến nỗi quai hàm bị cứng.

- Có những chương trình tập luyện rất nghiêm khắc và dài giờ như người lớn cho những trẻ em chỉ ở độ tuổi 5 đến 9 tuổi với mục đích đào tạo các em thành các siêu lực sĩ tương lai, bất chấp sự luyện tập đó có thể đồng nghĩa với sự hành hạ trẻ em.

- Tin tức từ nhà nước cũng cho biết để có những di động tạo hình cho khối bloc làm tâm điểm cho sự trình diễn về lịch sử Trung Quốc qua các thời đại trong lễ khai mạc, trên duới 900 binh lính đã phải ẩn mình dưới một công trình tới 7 tiếng đồng hồ, tất cả phải mặc tã lót như trẻ em vì không được phép rời vị trí để làm vệ sinh cá nhân.

- Ít nhất ba thành viên của đội thể dục thẩm mỹ nữ Trung Quốc bị nghi ngờ đã gian lận tuổi tác, vi phạm điều luật tham gia thi đấu thế vận quốc tế (phải đủ 16 tuổi). Chính quyền TQ đưa ra giấy tờ khai sinh chứng nhận He Kexin, người đoạt huy chương vàng thể dục thẩm mỹ đủ 16 tuổi. Nhưng người ta nghi ngờ, quan sát theo nhân dạng bé nhỏ và khuôn mặt còn nguyên vẻ non dại. Hơn nữa, báo chí ngoại quốc đã tìm ra một bản tin trên Tận Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Trung Quốc 9 tháng trước đây tỏ ý e ngại He sẽ không đủ điều kiện tuổi tác thi đấu vì cô chỉ mới 13 trong lúc đó.

- Báo chí thế giới bình luận đây là thế vận đầu tiên tổ chức trong nhà tù,dưới quyền kiểm soát của quân đội. Đội quân bảo vệ an ninh quá lớn gồm: 110000 binh lính và công an, cộng thêm trên 290000 thiện nguyện viên để giữ gìn an ninh thật khó lòng tưởng tượng.. Binh lính được dàn trải khắp các ngã tư cách các sân thi đấu nhiều cây số. Người ta nhận thấy nhiều vị trí có và xe tăng và các giàn phóng tên lửa. Bình luận gia cho rằng đây là đội quân bảo vệ chính quyền chứ không nhằm bảo vệ lực sĩ thi đấu .

- Được biết, ngoài một số đông người được bố trí trong hậu trường, cánh gà làm các động tác vỗ tay giả trước hệ thống khuyệch đại, trong lễ khai mạc còn có khoảng 30 đội cổ vũ có mặt chung với khán giả để hướng dẫn họ cách vỗ tay cổ vũ cho đúng cách.

- Tuyên bố đã bán sạch vé từ cuối năm 2007, nhưng nay mọi cuộc tranh tài, kể cả khi có đội chủ nhà thi đấu, vẫn có rất nhiều chỗ trống trên hàng ghế khán giả. Nhà nước đổ tại thời tiết xấu, nhưng người dân cho rằng chính quyền muốn hoàn toàn kiểm soát được thái độ đám đông đã giữ vé lại. Sau này, đem phân phát cho các câu lạc bô, các trường học, dân các tỉnh lân cận vào chám chỗ trống để khỏi mất mặt.

Bỏ ra đến 42 tỷ đô la để khoa trương cho thế giới nể mặt, lại chỉ phô trương được mấy chuyện dối trá, thật là một giá quá cao. Có lẽ chỉ có nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc dám làm. Họ dám làm và làm không biết ngượng vì tiền bạc, công sức, chi phí bỏ ra là tiền thuế của dân, do nhân dân phải gánh chịu, chứ chính họ, đám lãnh đạo cầm quyền đâu có đóng góp. Lạm dụng danh từ “vì quyền lợi đất nước” cho việc áp đặt sự hy sinh của nhân dân cả về tài sản lẫn nhân mạng để phục vụ cho mục đích vá quyền lợi riêng của họ và của đảng CS cầm quyền là điều họ lấy làm hãnh diện mà thế giới không cộng sản không thể nào hiểu nổi. Lại nữa, bản chất của người Cộng Sản là bạo lực, dối trá và vô cảm. Họ không thấy sự gian dối là đáng xấu hổ. Trái lại, họ còn kiêu hãnh cho rằng lừa bịp ai được một chuyện gì là đã thắng kẻ đó về mưu mô hay tài trí hơn ho.

Thế Vận Bắc Kinh còn đang tiếp diễn. Trên đây chỉ mới vài ba món lừa được phơi bày ra ánh sáng. Chắc chắn, những màn hài hước sau ngày bế mạc sẽ còn dài dài. Chúng ta hãy chờ khi màn hạ, anh hề Trung Quốc đi vào hậu trường gỡ lớp son phấn để nhìn cho rõ phần nào của bộ mặt thật Thế Vận Bắc Kinh loang lổ ra sao?

Bảo đảm sẽ tha hồ cười… ra nước mắt..


18/08/2008

Hoàng kỳ với hồng y


Những chỉ dấu tích cực trong sự cố hồng y Phạm Minh Mẫn?


Sự việc lá thư uý kỵ cờ vàng của Hồng y Phạm Minh Mẫn trong những ngày vừa qua đã làm dấy lên một loạt chống đồi của người Việt hải ngoại cả Thiên chúa giáo và không. Đặc biệt, trên các trang báo mạng điện tử, những bài phản bác nặng nề nhất đến từ những trí thức Công Giáo như các ông Trần Phong Vũ, Nguyễn An Quý, Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, kể cả một số linh mục như Nguyễn Hữu Lễ, Đinh Xuân Minh. Điều này cho thấy câu nói của vị chủ tịch cộng đồng công giáo Sydney, nơi đang chuẩn bị tổ chức đại hội giới trẻ công giáo toàn thế giới trong tuần lễ này: “Lá thư của đức hồng y Phạm Minh Mẫn làm cho các bạn đau một, thì đối với anh chị em công giáo chúng tôi, nỗi đau đó tăng gấp mười lần” đã phản ảnh đúng tâm trạng đau sót của người công giáo Việt Nam đang sinh sống tại Úc.

Trước khi chính thức khai mạc đại hội giới trẻ tại Sydney vào thứ Ba 15/07/2008, thành phố Melbourne, tuần qua, là nơi đã hân hạnh đón tiếp một số lớn các du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đồ về cho một tiến trình được mệnh danh là những hoạt động tiền đại hội. Các nhóm trẻ công giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới cũng đã tụ họp về đây với con số thống kê khoảng 400 người đến từ VN (theo lời một khách hành hương đến từ VN nói với người viết), hoặc khoảng 600 người theo thông tin báo chí, 1200 người đến từ các quốc gia khác và 1200 sinh sống tại Úc. Theo số lượng, trên dưói 3000 người VN tại một đại hội dự trù trên nửa triệu người thì là một con số nhỏ bé, nhưng sau sự kiện lá thư Phạm Minh Mẫn, các diễn biến trong đại hội của nhóm người Việt công giáo lại sôi nổi ồn ào và nhiều tranh cãi nhất.

Giáo hoàng đây, Hồng y VN ở đâu? (Sydney, 13/07/2008)
Nguồn:news.ninemsn.com.au
Ở đây người viết không nói đến là thư ấy nữa vì đã có quá nhiều bài viết đề cập tới và phân tích rõ ràng sâu sắc. Chỉ xin nhắc sơ đến một vài sự kiện diễn ra sau đó: sự biến mất của lá thư trên các trang mạng đăng tải: Tiengvonggioanbaotixita.com, Vietcatholic.net chỉ sau vài ngày, sự cáo bệnh lánh mặt của Hồng y Phạm Minh Mẫn và sự huỷ bỏ các buổi lễ dự trù tại nhiều nơi trên đất Mỹ có mặt vị Hồng y này trong thời gian được gọi là đi công tác mục vụ di dân của ông tại Mỹ và sau đó đã huỷ bỏ chuyến đi để về thẳng Sài Gòn đã là những chỉ dấu tích cực cho cộng động công giáo Việt Nam Hải ngoại nói riêng, và dân tôc Việt Nam nói chung.

Chủ đích rõ ràng của lá thư dù vì lý do này hay lý do khác cũng nhằm triệt hạ, không muốn nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ trong đại hội. Hồng y Phạm Minh Mẫn tung ra lá thư trên vì tuân theo chỉ thị, vì bị ép buộc chẳng đặng đừng, vì tự nguyện để lập công dâng đảng, hay đơn giản chỉ e ngại cho cá nhân thì chỉ mình ông (và người liên đới - DCVOnline) biết và với cương vị một trong những người đứng đầu giáo hội Công Giáo Việt Nam, ông sẻ trả lời với chính lương tâm của mình (nếu thực sự ông còn nghĩ đến). Tuy nhiên, việc tháo bỏ thư ra khỏi mạng và việc chạy trốn các chương trình “mục vụ di dân” của ông đã chứng tỏ chủ đích hoàn toàn thất bại, ít nhất là cho tới lúc này, trong các diễn tiến của những ngày tiền đại hội tại Melbourne. Xin đưa ra vài nhận định người viết cho là tích cực.


Giáo dân Công giáo Việt Nam hải ngoại đã thực sự trưởng thành

Người công giáo VN nói chung trước đây thường có thói quen vâng lời tuyệt đối các vị tu hành chủ chăn, coi tất cả mọi lời nói hành động của các tu sĩ là hoàn toàn đúng không thể tranh cãi, vì thế phải luôn luôn tuân phục. Thói quen này có lẽ còn tồn tại phần lớn tại các giáo xứ giáo phận trong nước, coi trọng tu sĩ quá mức và nhất là không dám tranh cãi phản đối tu sĩ ngay cả khi gặp những vấn đề vô lý, bất bình, không tài nào hiểu nổi chỉ vì sợ mang tiếng chống “cha” (linh mục - DCVOnline) chống chúa. Tuy nhiên tại hải ngoại, với lối sống và các cách suy nghĩ phóng khoáng tự do, với phương tiện truyền thông trung thực, nhanh chóng, đầy đủ, niềm tin và phương cách hành đạo của người Việt hải ngoại đã thực sự lớn mạnh. Điển hình qua rất nhiều bài viết phê bình chỉ trích có tính lý luận với những dẫn chứng về tài liệu và lịch sử rất khoa học đi kèm theo những ý kiến đóng góp rất thiết thực. Người công giáo Việt Nam hải ngoại không chỉ giữ đạo mà sống đạo. Họ tin Chúa chứ không tin “cha”. Vì dù sao. Linh mục, tu sĩ cũng chỉ là con người với những sai lầm của con người. Ngay cả giáo hội cũng chưa bao giờ hoàn thiện. Trong quá khứ, giáo hội đã có nhiều sai lầm đã phải sửa chữa và nhiều vị Giáo Hoàng, kề cả Giáo Hoàng Biển Đức (Benedict) XVI hiện tại, đã phải lên tiếng xin lỗi. Và giáo hội sẽ còn gặp nhiều sai lầm nữa. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là dám nhận mình sai để sửa. Do đó, không có lý do nào để bảo các hồng y hay giám mục linh mục không thể sai lầm. Qua sự kiện lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn trên, đa số người công giáo VN hải ngoại đã hiểu được điều đó và đã công khai bày tỏ những bất đồng của họ mà không e ngại bị kết án chống phá giáo hội. Mong giới tu sĩ VN trong và ngoài nước cũng như giáo hội công giáo VN nhận thức được rõ điều này.


Giới trẻ VN tham dự đại hội hiểu rõ đúng sai

Qua sự kiện thánh lễ sai đi (commissioning Mass) tại Melbourne, các bạn trẻ VN tham dự đại hội trẻ đã trả lời thật rõ ràng minh bạch qua rừng cờ vàng trên sân Telstra Dome, không bằng sự giận dữ mà với những gương mặt vui vẻ, hoà đồng và hiệp thông qua những làn sóng Mexican Wave, đặc biệt. các nhóm bạn trẻ tại Hoa Kỳ với sáng kiến cùng mặc đồng phục là chiếc áo thung vàng có chữ Việt Nam đỏ trên cánh tay và huy hiệu của đại hội sau lưng, chiếc áo khoác ngoài màu đen (vì trời đông lạnh Melbourne) có lớp lót vàng bên trong và chiếc khăn choàng màu vàng để nhận diện nhau. Qua đó các bạn trẻ đã cho Hồng y Phạm Minh Mẫn biết rõ các bạn không chỉ đứng dưới màu cờ vàng của chính nghĩa tư do dân chủ, các em còn nhất quyết giữ chặt màu cờ trên thân thể các em, trong tâm hồn các em. Có câu trả lời nào hay ho, tích cực và hùng hồn hơn? Các bạn trẻ còn có một màn trình diễn Về Nguồn tại buổi văn nghệ ngày hôm sau thứ Bẩy 12/07/2008 trong ngày hội ngộ giới trẻ Công Giáo Việt Nam (dành riêng cho giới trẻ Việt Nam ) được tổ chức tại Robert Blackwood Hall của trường đại học Monash, Melbourne, mà rất tiếc vì bận việc, người viết đã đến trễ không kịp thưởng thức. Nhưng cũng nghĩ các bạn trẻ có tâm ý qua hình ảnh con rồng cháu tiên, lịch sử dựng nước giữ nước, muốn mời gọi mọi người quay về với cội nguồn dân tộc VN dưới ngọn cờ vàng khởi nghĩa của tinh thần Trưng Triệu.


Hàng giáo phẩm Việt Nam hiểu rõ hơn tâm tư người Việt hải ngoại và bớt e sợ trong sự lãnh đạo dấn thân

Với những phản ứng của người Việt trong thời gian qua, cùng những hình ảnh và nhất là những sự việc diễn tiến trước mắt nhóm hành hương người Việt trong nước (người viết không nói là nhóm bạn trẻ trong nước, vì qua tiếp xúc trực tiếp, người viết nhận xét số bạn thực sự trẻ không nhiều lắm trong số trên dưới 400 người đến từ VN bao gồm một Hồng y (nếu Hồng y Phạm Minh Mẫn dám đến để tham dự), hai vị giám mục, trên 120 linh mục, không kể các nam nữ tu các dòng, không biết số còn lại là giáo dân được bao nhiêu người?), quý vị này khi trở về hy vọng sẽ phản ảnh trực tiếp những điều họ suy nghĩ về ý thức của người Việt hải ngoại đến hàng giáo phẩm Việt Nam để họ không còn chui đầu vào cát như những con đà điểu, hiểu được rằng trốn tránh nhìn sự thật không phải là cách để rao truyền sự thật, tôn giáo không là chính trị nhưng không thể sống ngoài chính trị. Vì thế, giáo hội không làm chính trị, nhưng vẫn bị chi phối bởi chính trị do đó cần có ý thức chính trị. Giáo hội muốn làm nhân chứng của niềm tin thì giáo hội cần hoà nhập với đời sống con người, cần chia sẻ những đau khổ uất hận của con người, cần đứng chung với họ để đấu tranh xoá bỏ những bất công của xã hội. Hàng giáo phẩm phải biết lắng nghe tiếng nói của giáo dân, phải biết tôn trọng những ý kiến xác đáng của họ và biết cách giải thích cho thoả đáng nếu cho rằng họ sai lầm. Hàng giáo phẩm phải thực sự sống đạo, hành động đúng với nhửng gì chính mình thuyết giảng chứ không phải chỉ nói suông. Điều quan trọng mà một số người trong hàng giáo phẩm VN cần nhận thức được là người Công Giáo Việt Nam hải ngoại không phải là những con bò sữa để quý ngài dùng tấm bình phong mục vụ và sự nhẹ dạ mù mờ của một số giáo dân hải ngoại cho những mục tiêu vật chất. Bài học từ lá thư của Hồng y Phạm Minh Mẫn sẽ là bài học quý giá cho quý ngài. Chắc chắn từ giờ trở đi, lòng hảo tâm của giáo dân hải ngoại sẽ được suy tính đắn đo hơn, cho những công việc từ tâm thiện nguyện đúng nghĩa, và cho những hành động dấn thân quả cảm của những người không sợ hãi, dám đứng về phía những người thấp cổ bé miệng, đấu tranh cho những bất công đau khổ của toàn thể nhân dân Việt Nam.


Giới tu sĩ Việt Nam hải ngoại cũng được mở mắt

Đã có vài vị linh mục tu sĩ VN tại hải ngoại lên tiếng trung thực với lòng mình, tuy vậy còn quá ít so với số lượng hàng ngàn. Có lẽ đây cũng là dịp cho quý vị mở mắt để hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của người công giáo VN hải ngoại. Quý vị đang hưởng được sự tự do dân chủ trong những những vùng đất an bình. Sự tự do của quý vị không phải tự nhiên mà có, mà đã được đánh đổi qua hàng trăm ngàn bi thương uất hận của người Việt khắp nơi, và cả những đau khổ mà người Việt trong nước đang gánh chịu. Xin hãy nhớ rằng quý vị vẫn còn đang mang nợ những đau thương người Việt phải trả đó. Hiệp thông với Thiên Chúa, không có nghĩa là phải bỏ hết mọi việc trần thế để chỉ nghĩ tới Chúa, bởi vì đi tu không chỉ là dâng mình cho Chúa mà còn là phục vụ con người. Quý vị là những người đang có môi trường tốt nhất để nói lên sự thật và có cơ hội hướng dẫn dư luận làm giảm bớt những bất công của xã hội VN hiện đại tại sao không làm? Xin dành một phút tự vấn lương tâm mình đã sống và làm đúng sự thật, đúng niềm tin chưa? Dù sao đi nữa, qua sự kiện lá thư, dù muốn dù không, quý tu sĩ nam nữ Việt Nam hải ngoại hy vọng từ nay sẽ không đụng đến nỗi đau đồng thời cũng là niềm tự hào của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại vẫn thường bị quý vị lên án là lồng chính trị vào tôn giáo, không cản trở hoặc gây khó khăn cho những hoạt động trong các nhóm, đoàn thể đoàn thể tôn giáo như việc tôn trọng cờ vàng là một biểu tượng, một căn cước của người Việt tỵ nạn., hay cổ động phát huy việc đấu tranh cho tự do dân! chủ n hân quyền tại VN.


Bài học nhớ đời cho Hồng y Phạm Minh Mẫn

Cờ vàng và tu sĩ
Nguồn: DCVOnline
Cá nhân Hồng y Phạm Minh Mẫn, dù ở vị trí nào thì bài học cũng không thể nào quên: người Việt công giáo đã tỏ thái độ rõ ràng, và tuy kính trọng tước vị hồng y, không ai có quyền tuớc bỏ hay hạ nhục cái lý lịch ty nạn của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nếu lời phát biểu dè bỉu người Việt hải ngoại là đám tha phương cầu thực của ông trước đây có thể được coi như một câu nói lỡ lời và đáng được tha thứ thì lá thư mang tính khinh miệt cờ vàng vừa qua của ông là một hành động cố tình và khờ khạo đến mức người viết không thể nào tin được một người có học vị và phẩm trật cao trọng như một vị hồng y dại dột như vậy. Phải chi sau đó ông đã có một thư đính chính hay ngỏ lời xin lỗi, có lẽ tình hình đã không quá căng thẳng. Chắc chắn từ nay, ảnh hưởng của hồng y với người Việt hải ngoại sẽ chẳng còn mấy. Và cũng chắc chắn từ nay, mỗi khi phát ra lời nói, hy vọng vị hồng y sẽ đánh lưỡi bẩy lần. Và trước khi viết xuống một điều gì, ngài hồng y sẽ suy nghĩ dến bẩy mươi lần bẩy.

Người ta không biết ngài hồng y có đến tham dự đại hội giới trẻ tại Sydney như dự tính hay không. Người viết mong rằng hồng y sẽ không đến, để tránh cảnh cộng đồng công giáo Sydney đã quyết tâm sẽ ra đón ngài ngay tại phi trường với một rừng cờ vàng ba sọc thật hoành tráng để như có người đã viết: lúc ấy “cha” con nhìn nhau ê càng. Cho đến giờ phút này, khi đức giáo hoàng Biển Đức XVI đã đặt chân đến xứ Úc xa xôi, nhưng chưa thấy bóng dáng ngài Hồng y xuất hiện. Có lẽ hồng y đã nhận ra được một phần của bài học chua chát.


Bài học cho mọi tôn giáo để cho nhà cầm quyền CSVN lợi dụng gây ảnh hưởng tại hải ngoại

CSVN sau nhiều năm thi hành đủ mọi mưu mô chính sách để nhằm quản lý được cộng đồng người Việt tỵ nạn CS nhưng đã không thành công. Cuối cùng, lợi dụng sự tin tưởng và tuân phục tuyệt đối của tín đồ tôn giáo đối với các hàng giáo phẩm để cố vươn bàn tay nối dài ra hải ngoại, một việc mà đến cả các đại sứ quán, lãnh sự quán khắp nơi trên thế giới của họ không làm được, nhất là việc triệt hạ phong trào cờ vàng đang nổi lên mạnh mẽ khắp nơi. Với phản ứng của người Việt hải ngoại, đặc biệt với giáo dân qua lá thư của Hồng y Phạm Minh Mẫn, kế hoạch dùng tôn giáo triệt hạ cờ vàng hoàn toàn phá sản. Con bài tẩy đã cháy. Hy vọng không những giáo hội công giáo hải ngoại được yên thân mà giáo hội các tôn giáo khác như Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành… cũng không bị quậy phá nữa.

Hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng. Hy vọng mọi giáo hội từ nay sẽ sáng mắt sáng lòng.


13/07/2008

Nhớ về người lính vô danh

Đi về cõi hư vô (2)

Tưởng nhớ về V. và những người lính vô danh
ra đi không bao giờ trở lại.


Thuỵ Nhung ngạc nhiên:

– Vậy sao? Anh còn đang đi học cơ mà!

– Anh rớt kỳ thi vừa rồi nên không còn được hoãn dịch. Chiến tranh mỗi ngày mỗi
leo thang. Mọi người đều bị động viên. Anh không muốn số phận mình do người khác định đoạt, muốn đưa mình đi đâu tuỳ họ. Vả lại anh yêu màu mũ đỏ nên đã chọn binh chủng dù. Em nghĩ thế nào?

– Em buồn. Nhưng biết làm sao?

Vũ từ giã Nhung đi vào quân trường vào một ngày cuối tháng Năm. Trại Vương Mộng Hồng cho người tân binh dù có những tập huấn khắt khe kỷ luật hơn những trại khác. Cơm nước thì cứ canh dưa leo cá mối chiên làm chuẩn. Ra khỏi trại lúc nào cũng hàng ngũ chỉnh tề, súng trên tay, ba lô trên vai và chỉ có chạy. Tác phong người lính dù chạy thay cho bước đi, nhanh nhẹn tháo vát là châm ngôn.

Những buổi chiều cuối tuần, Vũ cùng người anh trai lúc đó đang là sinh viên sĩ quan hải quân cũng đang thụ huấn căn bản quân sự tại Quang Trung gặp gỡ. Anh em kéo nhau lên khu câu lạc bộ ngồi nhâm nhi ly bia nói chuyện. Cũng lạ. Ở nhà ít khi nào hai anh em nói với nhau một lời. Rời gia đình rồi lại có khối chuyện kể cho nhau nghe. Ngày Chúa Nhật, có khi mẹ vào thăm cả hai đứa, có khi Thuỵ Nhung cũng lò dò đến. Nàng bảo dạo này anh đen và gầy hơn, nhưng coi rắn rỏi gân guốc hơn. Vũ hóm hỉnh:

– Vậy em nên mừng. Khỏi lo có người cướp mất anh

Thuỵ Nhung nguýt anh:

– Làm như mình ngon lành lắm. Giờ ai muốn em tặng không đó.

Vũ hôn cô và hỏi:

– Em thấy anh sao? Có mùi vị gì không ?

– Có, mùi chua và khét nắng. Bộ xa em rồi anh nghĩ không cần tắm rửa?

– Có chua và khét mới thành người lính. Tụi anh có câu “Sa trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Làm người yêu của lính phải biết yêu chua yêu khét.

Đi vào khoá huấn luyện chuyên môn nhảy dù còn có nhiều khó khăn phức tạp hơn. Những buổi tập nhảy chuồng cu hay những lẩn đi thực tập nhảy dù trên không, mặc dù đã được chỉ dẫn lý thuyết kỹ luỡng, buổi thực hành thật vất vả. Nhiều anh to con lớn xác, bình thường rất yêng hùng bạt mạng, đến phiên nhảy cứ ỳ ra, chân tay cứng lại đến nỗi huấn luyện viên phải co giò đạp ra khỏi cửa máy bay. Vũ không tự mãn, nhưng có được bằng dù đeo trước ngực cũng đáng kiêu hùng.

Tháng ngày thụ huấn cực nhọc trôi qua, Vũ ra đơn vị. Ở đây rắc rối bắt đầu. Sau những giờ phút hành quân vất vả, cận kề nỗi chết, anh em đồng đội trở về nơi đóng quân, thường la cà vào những quán bên đường gần đó để giải khuây, tìm quên nỗi nhớ nhà. Tiểu đội của Vũ thường xuyên ghé vào quán của Thảo, một cô gái khá xinh xắn mà Trọng, người trung sĩ tiểu đội trưởng của Vũ rất mê. Riêng Thảo chẳng để ý gì đến chàng trung sĩ, lại ân cần niềm nở, một điều anh Vũ, hai điều anh Vũ. Trọng lấy làm tức tối bảo anh:

– Thảo của tao nghe mày Vũ. Vừa nhập cuộc chơi,đừng làm tao mất mặt.

Vũ nói:

– Cuả ai mắc mớ gì tới tao. Có bao giờ tao bảo cô ấy là của tao đâu?

– Nói cho mày biết . Mày khỏi xum xoe với nó

– Tao không cần xum xoe. Chuyện người ta đối xử ra sao với tao là chuyện của họ. Mày muốn gì cứ bảo thẳng cô ấy.

Tuy vậy, để giữ hoà khí trong tiểu đội, anh em ăn ngủ sống chết với nhau, Vũ tránh không ra quán Thảo.

Nhưng Thảo không chịu dừng lại. Vũ không tới quán thì cô bé vào tận nơi đóng quân thăm Vũ. Trọng ứa gan, hắn dùng quyền thượng cấp ra lệnh cho Vũ làm một việc cố ý hạ nhục anh trước mắt người con gái. Thảo ra về. Vũ không nói không rằng, bản tính ngang bướng nổi dậy, quay về phòng tìm cây súng cá nhân. Khi trở lại, anh kéo cơ bẩm la lớn:

– ĐM thằng Trọng đâu, tao bắn vỡ óc mày ra, thằng chó đẻ. Muốn cua gái cứ giở hết công phu tài nghệ ra, sao lại giở trò làm nhục tao. Thằng hèn.

Trọng thấy Vũ xách súng ra biết lớn chuyện nên lủi nhanh. Anh em đồng đội phải xúm lại khuyên nhủ để anh bớt giận. Chuyện cuối cùng tới tai cấp trên. Vũ bị phạt mười ngày trọng cấm. Ra khỏi chuồng cọp, anh buồn bực chán nản, không còn cảm thấy hứng thú trong sinh hoạt hàng ngày với đồng đội, nhất là cứ phải chạm trán ăn ngủ làm việc chung với Trọng.

Vũ bỏ ngũ, sang đầu quân vào một đơn vị thuỷ quân lục chiến. Lại những ngày gian khổ quân trường. Lần này không là những chuồng cu, những cánh dù trên không mà là rừng núi sình lầy dưới đất, trên biển. Ra trường được tái bổ sung cho một đơn vị, rồi đi tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Chiến dịch hoàn tất, Vũ bị thương được đưa về quân y viện điều trị.

Khi thiết lập danh sách để truy tặng huy chương, Vũ bị khám phá ra là một người lính dù đào ngũ. Các huy chương và bằng khen thưởng bị giữ lại. Thời gian sau khi bình phục, anh bị đưa ra toà án quân sự. Nhờ tiếp tục đầu quân vào một binh chủng tác chiến và công trạng trong việc chiếm lại cổ thành, thời gian quân ngũ không gián đoạn, toà án huỷ tội đào ngũ đổi qua tội rời đơn vị không có phép, miễn hình phạt lao công chiến trường. Ngược lại, các huy chương tưởng lục bị tịch thu, giáng một cấp và phải trở lại đơn vị cũ.

Vũ chấp nhận hết, ngoại trừ việc phải trở lại đơn vị cũ, xin được đổi đến một đơn vị mới. Toà án nói anh cứ về trình diện bộ chỉ huy. Việc điều động đến đơn vị nào không thuộc quyền toà án. Vũ được đưa về trại dù trình diện thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Ông lắc đầu:

– Cậu coi mặt mũi hiền lành mà quá quắt hết sức. Giờ trở về phải sống đàng hoàng.

Vũ trình bày hoàn cảnh của mình với mối bất hoà cùng Trọng rất khó làm việc chung, xin đổi đi nơi khác. Ông thông cảm và còn đang phân vân chưa biết đưa anh đi về đâu. Bỗng ông y sĩ trưởng tiểu đoàn bước vào phòng. Ông phàn nàn lúc này chiến sự ngày càng gia tăng, tổn thất thương vong nhiều mà quân viện giảm, phương tiện quá thiếu thốn không đủ người làm việc. Tiểu đoàn trưởng quay về phía Vũ:

– Hay là ta huấn luyện thêm người. Cậu Vũ này chưa có đơn vị, gửi cậu đi học về Y khoá tới, bác sĩ thấy thế nào?

Dĩ nhiên vị y sĩ đồng ý. Vũ được gửi đi thụ huấn quân y. Vũ lại mừng. Đi học, lại được ở thành phố mấy tháng trước khi lên rừng. Thuỵ Nhung hẳn ngạc nhiên và vui. Gặp vừa lúc người anh trai hiện đã là quan hai lính thuỷ cưới vợ.

Từ dạo hai anh em gặp nhau ở quân trường Quang Trung đã mấy năm không nhìn thấy nhau, nay mới có dịp gặp lại. Lễ cưới xong xuôi, vợ chồng anh chị cùng Vũ và Thuỵ Nhung đi phòng trà nghe nhạc. Khi người hầu bàn đến, Vũ xé một mảnh giấy viết lên mấy chữ đưa cho anh ta và ghé tai thì thầm.

Trên sân khấu, Giọng hát Khánh Ly đang đi vào đoạn cuối:

Nơi em về ngày vui không em
Nơi em về trời xanh không em
Ta nghe từng giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh.

Tiếng vỗ tay chưa dứt, giọng người ca sĩ đã vang lên:

– Khánh Ly vừa trình bày “Như cánh vạc bay” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể theo
lời yêu cầu của một anh lính dù từ núi rừng xa xôi trở về. Anh xin để riêng tặng cho người yêu của mình là Thuỵ Nhung đang có mặt tại đây đêm nay. Xin quý vị một tràng pháo tay chào đón người về từ chiến trường, cùng người yêu bé nhỏ của anh.

Tiếng vỗ tay một lần nữa nổi lên. Vũ nhìn Thuỵ Nhung, mắc cỡ và sung sướng:

– Cám ơn anh Vũ. Nhưng sao anh lại tặng em bài “Như cánh vạc bay” Có phải lúc
này em gầy quá đi không?

Vũ cười:

– Đáng lẽ anh nên bảo Khánh Ly đổi thành “Như cánh Nhung bay” mới đúng. Phải, em có hơi gầy, cố ăn cho nhiều một chút. Gầy quá thì mất đẹp.

– Tại em nhớ… Tại anh đó.

– Không tại bị gì hết. Đùa tí vậy thôi. Thật ra, mỗi lần nghe tới bản nhạc này, anh luôn liên tưởng đến em. Vậy tặng em bài nhạc này là đúng điệu rồi.

Trên bục sân khấu, Khánh Ly đang chuyển qua bài hát “Dấu chân địa đàng”. Được dịp, Thuỵ Nhung hỏi:

– Sống ở trên rừng, anh đã tìm thấy dấu chân địa đàng chưa?

– Trên rừng làm gì có địa đàng. Anh chỉ thấy địa ngục thôi. Chiến tranh, bom đạn, đầu rơi máu chảy, đồng đội mới nói cười đây đó, thoắt một giây đã nằm xuống. Mà thôi, ở nơi bình yên này, quên chuyện chết chóc đau thương ấy đi. Anh chưa tìm thấy địa đàng vì anh là Adam chưa được ăn trái cấm.

– Trái cấm nào vậy anh?

– Trái cấm Thuỵ Nhung.

Vũ cười. Thuỵ Nhung đấm nhẹ vào lưng Vũ:

– Anh nói bậy, em hổng thèm nói chuyện với anh.

– Thật mà! Em là một thứ trái cấm vừa ngon ngọt vừa cay đắng mà anh khao khát. Hãy cứ là trái cấm để anh mơ ước. Dù có chịu hình phạt nặng nề ra sao, anh vẫn muốn có trái cấm trong tay như Adam được nếm ngày xưa vậy.

Ra về, Thuỵ Nhung thủ thỉ:

– Anh chị của anh bây giờ đã hạnh phúc. Còn chuyện chúng mình anh tính sao?

– Anh chưa vội tính! Cuộc đời đâu có như là mơ. Anh không ngại gì. Chỉ lo cho em lỡ thành goá phụ ngây thơ nếu anh có mệnh hệ nào. Cuộc chiến ngày càng tàn bạo và khốc liệt. Không biết anh có ngày trở về toàn vẹn với em không?

– Anh chỉ nói gở. Nếu đó là số phận thì em phải chấp nhận thôi. Đất nước lúc này,
triệu triệu người như anh như em, đâu phải chỉ mình chúng ta.

Vũ bảo cứ để đó, hiện chúng mình còn quá trẻ, hai đứa còn nhiều thời gian.

* * *


Cuộc chiến mang nhiều nghịch lý. Một đám người trong đầu không bao chữ nghĩa, tự nhiên mang về một mớ chủ nghĩa hoang tưởng ngoại lai, tự khoác áo cách mạng, rồi áp đặt, rồi kết án lung tung, kẻ này Việt gian, người kia bán nước, rồi phá hoại rồi khủng bố làm anh em trong nhà chém giết nhau.

Phía đem quân đi xâm nhập gây chiến thì được coi là chính nghĩa. Bên bảo vệ chống đỡ bị coi là phản quốc cầu vinh. Thằng nằm gai nếm mật, đói no gian khổ sống nay chết mai ở miền xa để chiến đấu bảo vệ an ninh cho đứa ở thành phố thì bị khinh khi ruồng bỏ. Đứa ở nhà an lành nhờ được bảo vệ thì chỉ biết rong chơi, quậy phá và ngạo nghễ đi chửi người đi bảo vệ mình là những thằng ngu cho sướng miệng, cho ra vẻ ta đây thức thời.

Ngay những chốn khỉ ho cò gáy cũng toàn những nghịch lý. Anh em đồng đội của Vũ lúc này đang chẩn bệnh phát thuốc chữa trị miễn phí cho đám dân làng quê. Nhưng có thể ngay đêm nay, ngày mai ngày mốt hoặc một thời điểm nào đó, chính những người này lại cầm súng bắn vào anh cùng bè bạn. Làm sao tránh khỏi việc bọn chúng trà trộn vào dân. Biết thế nhưng vẫn phải làm. Không nhận diện được họ, trong công tác nhân đạo không có kẻ thù.

Đại đội an ninh quanh làng đã rút, chỉ còn mỗi tiểu đội bảo vệ tại trường. Thị xã cách xa trên hai mươi cây số, lại ngược đường cứ điểm đóng quân. Đi và về phải mất hơn hai tiếng. Đường xá về đêm ở nơi này thập phần nguy hiểm, dễ bị phục kích. Bỏ đứa bé lại, mặc nó chết đêm nay thì bất nhân, lương tâm bị cắn rứt. Trung uý Trân hội ý.

Ngoại ô Sài Gòn circa 1965
Nguồn: firstbattalion.au.com
Cứu người là một nghĩa vụ phải làm. Kẻ thù bị bắt sống, có thương tích bệnh hoạn ta còn chữa trị, huống chi sinh mệnh của một người dân. Đối đầu sự nguy hiểm, vào sanh ra tử là chuyện thường tình của người lính, không nên nại cớ để trốn tránh. Vả lại, sự nguy hiểm mới chỉ là dự đoán, chưa chắc đã xảy ra. Vậy là tất cả đồng ý quyết tâm đưa đứa nhỏ về thị xã.

Tất cả chỉ có 2 xe, chiếc Dodge cứu thương mang hình chữ thập đỏ ngang hông và một chiếc GMC. Nhiên liệu thiếu thốn, cấp số tiếp liệu bị cắt giảm tới mức tối đa. Chiếc GMC không còn đủ để đi và về nên nằm lại. Chiếc xe cứu thương ngoài tài xế xe có bác sĩ Trân, Vũ và Hoàng đưa mẹ con đứa bé đi viện. Bác sĩ Trân kéo thêm hai người lính nữa đi theo. Cả tiểu đội còn lại phụ lực cùng cánh nghĩa quân trong đồn cách đó không xa trải đều yểm trợ an ninh dọc hai bên lộ, được đoạn nào hay đoạn đó. Hy vọng họ vẫn còn chút tình người, không tấn công xe cứu thương.

Năm giờ rưỡi khởi hành trời còn chút nắng le lói. Chiếc xe chạy nhanh và an toàn. Đi vào thị xã, xe chạy gấp đến bệnh viện trong tiếng còi cấp cứu. Thủ tục nhập viện xong xuôi, chóng vánh nhờ uy tín người lính dù, vừa kịp lúc đưa em bé gái lên bàn mổ. Một mạng người được cứu thoát. Niềm vui chưa tắt, nỗi lo chợt đến. Bỏ lại mẹ con đứa bé đau ruột thừa tại bệnh viện, với đôi lời an ủi, chiếc xe quay đầu. Đã choạng vạng tối. Đoạn đường trở về đơn vị hai mươi cây số là một bẫy tử thần.

Còn đêm nay nữa thôi, mai đã có mặt ở Sài Gòn. Lần này Vũ quyết định theo ý Thuỵ Nhung đưa bố mẹ đến nhà cô cho hai ông bà nói chuyện với nhau chính thức xin đính hôn. Chim có tổ, Thụy Nhung sẽ vui. Giang hồ mỏi cánh, mình bớt ngang bướng, sẽ kể cho Nhung nghe mình đã quên đi địa ngục, sẽ cho cô biết mình tìm được dấu chân địa đàng. Không phải ở đây, nơi núi rừng âm u lửa hận đạn thù, nhưng anh đã tìm gặp ngay ở bên em, trên mắt môi em, trên bờ tóc xõa, trên cánh vai gầy. Địa đàng của anh chẳng ở đâu xa. Ngay trong lòng em, trong tình yêu chúng mình.

Bỗng có tiếng súng nổ vang ở phía sau. Người tài xế tống mạnh chân ga mong nuốt đoạn đường. Trời tối đã lâu. Bóng cây che khuất mặt đường làm khung cảnh thêm ghê rợn. Thêm một tràng tiếng súng ngay trước mặt. Chiếc xe chậm lại. Hoàng la lớn:

– Dính chấu rồi! Lọt ngay giữa ổ phục kích. Chúng muốn diệt gọn bọn mình.

Bác sĩ Trân lên tiếng:

– Cố thủ tại đây. Điện đàm gọi anh em còn ở trong làng lên giải toả.

– Không kịp – Vũ nói – nhanh lắm cũng mất mười phút họ mới đến kịp. Có khi lại bị chúng dương đông kích tây. Tới lúc đó ta đã tiêu tùng. Ngay lúc này mình phải mở đường máu, lăn vào chỗ chết tìm đường sống. Tụi nó chắc chắn có một ổ ngay sát vệ đường, chờ xe mình qua nó cho nổ vài trái. Bây giờ Hoàng với tao đi xuống. Còn hai người cùng ông Trân và tài xế ở lại giữ xe. Mình phản công tức thì chúng sẽ không ngờ. Khi nghe tiếng nổ cho xe vượt tới nhanh, chúng tôi sẽ bám theo nhảy lên.

Vũ và Hoàng xách súng bước xuống. Trong bóng tối lờ mờ, hai người đeo sát các hàng cây tiến lên phía trước. Vũ nói nhỏ vào tai Hoàng:

– Tổ kích tụi nó ở mé bên trái, tao đã thấy đóm lửa loé ra từ đó. Hoàng mày bọc hậu, che cho tao. Tao đi trước tặng hai quả cho chúng câm lại. Cần tới thật gần để bảo đảm chính xác.

– Được rồi! Mày tiến lên đi. Tao bảo vệ phía sau.

Hoàng dừng lại, nấp vào một thân cây, nòng súng chĩa về phía trước. Vũ nhoài người
bò tới. Như dự đoán của Vũ, tổ chúng dường như có ba tên với một ống phóng B40. Đụng thứ chống tăng này, đừng nói thân người, chiếc xe cứu thương cũng tan như xác pháo. Đã vừa tầm tay, Vũ rút chốt trái lựu đạn. Trời về đêm se lạnh, nhưng sự căng thẳng làm Vũ toát mồ hôi hột ướt đẫm vai.

Trái đạn vừa ném đi thì một tên trong bọn quay mặt lại thấy Vũ. Dường như hắn nghe thấy tiếng động lạ khi Vũ kéo chốt. Hốt hoảng, hắn ria một tràng AK về phía Vũ. Anh nghe thấy tiếng nổ với những thân hình bắn tung lên. Đồng thời có một vật gì đâm mạnh vào người. Anh đưa tay lên ngực, máu lan ra thấm tay nhầy nhụa. Vũ khuỵu xuống. Đằng sau có tiếng Hoàng:

– Tuyệt! Chúng đi rồi, Vũ ơi! Mày có sao không?

Thấy Vũ đổ xuống, Hoàng chạy lại, nhưng Vũ khoác tay:

– Đi đi, Hoàng. Tao bị rồi. Mau lên kẻo không kịp.

– Trời! Mày bị thương rồi. Để tao kêu anh em tới đưa mày lên xe.

Tính ngang tàng trong Vũ chợt nổi lên:

– ĐM! Mày có đi không? Hay muốn tao cho một viên vào đầu. Đồ ngu! Chúng nó ở sát phía sau. Cơ hội sống chỉ có ít giây. Chậm trễ là chết chùm cả đám bây giờ.

– Nhưng lòng dạ nào bỏ mày ở lại. Tao sẽ nói gì được với gia đình mày, người yêu của mày.

– Tao bị trúng ngực, không qua khỏi đâu. Mày phải sống để báo tin cho gia đình tao. Nói với Thuỵ Nhung tao không thể về. Gửi lời chào vĩnh biệt anh em. Thôi đi đi. Xe tới rồi kìa! Mau.

Hoàng lau nước mắt chạy lên mặt đường nơi chiếc xe đang trờ tới. Vũ lả người đi. Mắt tối sầm. Đầu óc như đi vào chốn mông lung. Bố mẹ ơi! Tha thứ cho con. Thuỵ Nhung à! Anh đành lỗi hẹn. Địa đàng anh chỉ mới thấy dấu chân chưa tìm được cửa. Trái cấm bây giờ ở quá cao anh với không tới. Anh đã thua. Đã đi lạc vào một chốn khác. Nơi ấy an bình, ngơi nghỉ. Nơi ấy miên viễn, hư không. Chiến tranh nghiệt ngã, cứ gặm nhấm dần những tâm hồn trẻ, cướp đi những sức sống đang tràn trề sinh lực, dở dang những mối tình, cắt chia những liên hệ.

Hình ảnh cứ phai mờ dần. Thuỵ Nhung kìa! Cô trong chiếc khăn cưới sao ủ dột? Sao nó giống khăn tang thế! Đúng rồi! Vành khăn trắng quá. Thuỵ Nhung với khuôn mặt còn quá thơ ngây vụng dại đầy nước mắt.

Nhung khóc ai đây? Cho một người chồng chưa một lần cưới, hai mươi ba tuổi đời, năm tuổi lính, ba màu áo trận, một cuộc tình dở dang. Mình có gì để lại cho Nhung nhỉ? Còn chiếc thẻ bài. Để lại cho em tấm thẻ bài.

Vũ ngã ập xuống khi trong đầu vẫn còn nhạt nhoà mê man trong tiếng nức nở của người ca sĩ:

“Sau cuộc chiến này, còn chi không anh, còn chi không anh, hay chỉ còn lại tấm thẻ bài, đang lạnh lùng trên tay em…”
Phương Duy
Kỷ niệm ngày QLVNCH 19/06/2008

Nhớ về người lính vô danh

Đi về cõi hư không (1)

Tưởng nhớ về V. và những người lính vô danh
ra đi không bao giờ trở lại.


“Tấm thẻ bài, mang dòng máu anh, máu Việt Nam mang tình của mẹ, tình của mẹ…”

Giọng hát liêu trai nức nở của nữ ca sĩ Thanh Thúy vang vang từ chiếc cát sét trong xe phát ra nghe thật trầm buồn, trong ánh nắng chiều vàng vọt chiếu xuống mái hiên nhà. Bên cái bàn nhỏ đặt cạnh, một nhóm người xúm quanh bác sĩ Trân chờ được khám bệnh. Ông buông cái ống nghe ra khỏi ngực người đàn ông nhà quê, quay qua bảo Vũ:

– Cậu chuẩn bị thu dọn dụng cụ, bàn ghế đi. Đã năm giờ hơn rồi. Còn mấy người
nữa, tôi khám xong là mình dọt. Anh em đóng chốt bên ngoài bảo vệ an ninh cũng đang rút dần.

– Được rồi, Trung Uý cứ làm cho xong. – Vũ trả lời – Thằng Hoàng và tôi phân
phát hết mớ thuốc là cho đồ lên xe ngay. Vài phút là xong.

Chiến sĩ vô danh (Biên Hoà, 1966-67)
Nguồn: properproper.com
Vũ chưa dứt câu, bỗng có tiếng ồn ào từ ngoài cổng ngôi trường tiểu học đang được tận dụng làm trạm khám bệnh dã chiến cho người dân ấp Hoà Lạc. Một người đàn bà xuất hiện, trên tay bồng đứa con gái chạc mười ba, bà la khóc chạy bổ vào:

– Xin làm ơn làm phước cứu con tôi, nó đau gì mà kêu la tới mặt mũi xanh xám. Các ông không cứu chắc nó không sống nổi.

Trong lòng mẹ, đứa con gái ôm bụng rên la. Bác sĩ Trân hỏi người đàn bà:

– Con gái bà bị đau bụng? Nó trúng độc hay sao?

– Dạ, tôi không biết. Tự nhiên thấy nó ôm chặt lấy bụng rên la “đau quá má
ơi”. Tôi trăm lạy ngàn lạy các ông cứu giùm con tôi.

Bác sĩ Trân đưa tay rờ lên chỗ bụng đứa bé đang ôm rên rỉ khóc không thành tiếng. Chỗ đau bên trái trương cứng như đá. Đúng nó đang bị đau ruột thừa đến lúc nguy kịch. Tình trạng này bó buộc phải giải phẫu khẩn cấp. Ở đây không đủ phương tiện, cần phải đưa nó đi ngay đến bệnh viện thị xã. Ông Trân vén tay áo nhìn đồng hồ. Trời đã về chiều. Ông hỏi người mẹ :

– Sao không đưa cháu tới sớm, giờ muộn quá rồi!

– Dạ tôi có biết đâu , Hồi sớm mơi nó còn mạnh như trâu. Giờ ở ruộng về mới thấy nó lăn lộn rên la. Nghe bà con nói đang có khám bệnh miễn phí, tôi vội đem nó tới đây. Cơ này thật khổ.

Bác sĩ Trân quay qua Vũ và Hoàng:

– Các cậu tính sao?

– Thật là khó nghĩ. Vũ nói.

Ca này nan giải. Đau ruột thừa. Đứa con gái chắc chết nếu không được đưa đi giải phẫu kịp thời đêm nay. Mấy năm trước ở quê nhà, thằng Hải bạn Vũ cũng bị ca đau y hệt. May mắn cho nó thời đó có một người Mỹ đang công tác tại trạm xá. Anh ta biết ngay sự nguy kịch nên gọi điện trực tiếp về đơn vị của anh. Không đầy mười phút sau, một chiếc trực thăng tới bốc nó về quân y viện.Thằng Hải còn sống nhờ vậy.

Lúc này Mỹ đã rút, quân viện lại bị giảm thiểu, trong cuộc chiến người lính Việt Nam Cộng hòa thiếu thốn đủ mọi thứ, đặc biệt phương tiện vận tải thật khó khăn. Nhưng lương tâm nghề nghiệp của người lính quân y thấy người gặp nạn không thể bỏ qua. Cứu người là nhiệm vụ. Thấy người hấp hối không cứu không phải là thầy thuốc. Chỉ có một trở ngại lớn, đó là trời sắp tối.

Mới ít phút trước, Vũ đã khấp khởi mừng thầm vì đây là chuyến công tác dân vận cuối cùng trước khi di chuyển. Ngày mai đơn vị dù sẽ rút đi. Đã có lệnh cho thuỷ quân lục chiến lên trám chỗ. Trước khi được điều động đến vùng hành quân mới sẽ có ít ngày về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân để bổ sung quân số. Lại sắp được gặp em.

Vũ thở ra một hơi dài. Lần dưỡng quân năm rồi, ghé nhà Hoàng chơi, ngồi tiếp chuyện bố nó. Ông già bảo:

– Hai đứa bay cố trông chừng bảo vệ nhau. Bác coi khí sắc thằng Vũ năm nay không được tốt lắm.Phải hết sức cẩn thận. Tình hình lúc này cứ mỗi ngày mỗi tệ.

Vũ chẳng tin gi ba chuyện tướng số. Tuy vậy, nghe ông già nói cũng hơi nhột. Tình
hình lúc này tệ thật. Ngưng bắn, ký kết hiệp định hoà bình trên giấy tờ nhưng thực tế vi phạm ngưng bắn liên tục, cuộc chiến còn ác liệt hơn. Giành nhau từng tấc đất. Hai đứa thuộc đại đội quân y cứ ngày ngày đi băng bó chữa trị cho những người khác không may bị thương tật, thu lượm những đồng đội ngã xuống từ khắp mọi chiến trường.

Nhiều lúc suy nghĩ, Vũ không sao hiểu nổi tâm tình của những người phía bên kia. Tại sao cũng người Việt, họ lạnh lùng lăn xả lao đầu vào bom đạn, sẵn sàng giết chóc, sẵn sàng căm thù vì được dạy căm thù, sẵn sàng tin tưởng những lý thuyết hoang tưởng và nhai lại như vẹt mà không hiểu cái mình đang nói, việc mình đang làm có là lý tưởng hay không. Một loại lý tưởng mang chiến tranh vào xóm làng chỉ để làm xáo trộn đời sống hiền hoà của người dân.

Còn lũ sinh viên và đám mang danh trí thức tại thành phố được sống an vui êm ấm và ăn học, làm việc tại nhà trong khi những người khác phải hy sinh gian khổ trong rừng sâu nước độc, xa cách gia đình anh em bạn hữu và cận kề với cái chết từng giây từng phút, đã không biết cám ơn còn chuyên đi quậy phá biểu tình, làm lợi cho kẻ thù. Tệ hơn, có những con mắt coi thường khinh khi đối với người lính.

Nghĩ đến những gian nan cực khổ, những mất mát thua thiệt, Vũ thấy lòng chùng xuống chán nản. Ở nhà, nhìn bộ mặt ấy, bố mẹ cũng lo. Ông già khuyên Vũ:

– Này con, bố biết cuộc sống của con đầy rẫy gian lao và vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bố cũng phải nhắc để con nhớ, đã một lần can tội đào ngũ, bố mong con nên suy xét trước khi làm bất cứ điều gì để sau này khỏi ân hận.

– Bố cứ yên lòng. Con đã lớn và đủ chín chắn để biết suy nghĩ trước khi hành động. Con chỉ buồn chứ không tuyệt vọng. Có điều, với công việc hàng ngày chứng kiến cảnh bạn bè trai trẻ cứ rơi rụng dần. Đìều này dường như đang trở thành nỗi ám ảnh, đâm ra con đau lòng xót ruột. Công việc của con cận kề với cái chết dưới đủ mọi hình thức, những thương tật, những đau đớn rách da xẻ thịt, những phần cơ thể mất mát mà lòng không héo hắt thì thật vô tình quá. Bố ạ! con là người vẫn có trái tim mà.

* * *


Bố thương Vũ hết mực bởi Vũ có khuôn mặt giống bố thời trai trẻ. Ai cũng nói vậy. Trên tường giữa phòng khách có treo một khung hình khá to, cỡ quyển vở học trò tấm ảnh bán thân của một thanh niên trẻ, đẹp trai, trịnh trọng trong bộ đồ lớn màu xám nhạt, với chiếc cà vạt màu đỏ có những vạch vàng. Mấy đứa bạn đến nhà chơi, nhìn khung hình, vội hỏi:

– Chà! thằng Vũ chụp hình “oách” ghê, cứ như sinh viên “trường thuốc” vậy.

Vũ bảo:

– Bậy nào, đâu phải tao. Hình ông già tao đó. Bộ tụi bay quáng gà hết rồi sao?

Lũ bạn kinh ngạc, không ngờ nó giống bố nó thế. Đâu phải bạn bè mới quen biết, chúng nó chơi với nhau từ nhỏ. Bố Vũ không có mặt ở nhà thường xuyên, nhưng lâu lâu chúng nó cũng gặp. Bây giờ ông có khác đi. Chúng không tin. Bộ thằng này muốn đùa với chúng chắc.

Gặp mẹ Vũ, bọn chúng lại chỉ lên tấm hình hỏi:

– Bác à, đây là thằng Vũ hay bác trai vậy?

Bà cụ cười:

– Ai cũng bảo đây là hình thằng Vũ. Thật ra bố nó đấy. Tấm hình này ông ấy chụp lâu lắm rồi, mãi tận ngoài Hà Nội, dễ đã trên hai mươi năm. Ông quý nó nên giữ gìn rất kỹ, vừa mới mang ra tiệm để sửa lại rồi phóng lớn ra treo lên đó. Chắc ông ấy nghĩ hồi xưa mình ngon lành lắm.

Có lẽ ông bố của Vũ cũng có hơi chút tự hào thật. Nói đúng ra, ông có quyền. Cao
lớn, đẹp trai, tóc mượt mà, sống mũi cao khuôn mặt thon dài ra dáng Tây phương, người Á đông được như vậy cũng đáng kiêu hãnh. Ông không nói ra vì tính ít nói, nhưng trong những câu chuyện rất hiếm hoi của ông với bạn bè trong bàn tiệc về những dĩ vãng xa xưa chứng tỏ điều đó. Ông nói về người bạn tên Thanh của ông:

– Hồi còn nhỏ mấy thằng bạn thân của mình rất ngon lành. Anh nào cũng điển trai ra phết, các cô trong làng cứ chết mệt với bọn tớ. Thế mà thằng Thanh, cái thằng đẹp trai nhất lại hát hay đàn giỏi cuối cùng lại đi lấy cô vợ da chì miệng méo. Thật là dở. Gặp mình thì thà ở vậy.

Tội cho bác Thanh, bác có họ hàng với bên mẹ của Vũ. Bác ấy chết rồi. Còn bác Thanh gái vợ bác quả có hơi méo miệng một chút. Nhưng mẹ bảo là tại bác ấy bị trúng gió sau khi đã lấy chồng. Thời con gái bác cũng xinh, ra đường cánh con trai lẽo đẽo theo sau dai như đỉa. Vũ nghĩ mẹ nói đúng. Dáng dấp của bác Thanh gái dù đã cao tuổi vẫn còn rất thon thả. Nếu không vì cái miệng méo coi kỳ kỳ, khuôn mặt bác cũng thật cân đối có duyên.

Cái giống nhau giữa Vũ và bố chỉ dừng lại ở đó. Tính tình hai người thì một trời một vực. Tuy vậy, ông vẫn thương Vũ nhất nhà. Bố hiền lành, dễ dãi, an phận, kín miệng và có thể nói là hơi nhát. Vũ trái lại gan lì, buông thả, lãng mạn, bướng bỉnh, phiên lưu và thích chơi nổi. Bạn bè cùng trang lứa với Vũ muốn kết bạn phải chịu dưới cơ, còn Vũ chỉ thích đi theo đám đàn anh hơn mình đến bốn năm tuổi. Nhỏ tuổi bị lép vế, hay bị sai vặt nhưng học được khối cái kinh nghiệm hay ho.

Năm mười lăm tuổi, bị mẹ la một trận về tội lười học, Vũ giận hờn xách chiếc Honda bỏ nhà đi chơi mấy ngày đến hết tiền không thèm về nhà. Vũ chạy một mạch đến nhà bà ngoại ở rất xa, gửi xe lại rồi đi đăng lính. Lính Việt Nam Cộng hòa không nơi nào nhận một thằng bé ranh mười lăm tuổi mới nứt mắt đòi đi lính. Biết được vài câu Anh ngữ, Vũ xoay xở kiếm được một bản sao giấy khai sinh của một đứa bạn đã trên mười sáu đi đăng ký biệt kích tại một trại Mỹ. Mẹ bỏ cả công ăn việc làm đi tìm con suốt tuần, đâu cũng không thấy. Mấy hôm sau, ngoại cho người về báo tin Vũ gửi xe nhà ngoại. Mẹ tức tốc đi thăm ngoại để hỏi tin tức. Ngoại bảo nó giấu không cho ai biết đi đâu, nhưng nghe loáng thoáng mấy đứa cháu nói dường như nó đi nhập lính ở trại Mỹ. Mẹ đến trại hỏi thăm, mang theo giấy tờ, thẻ học sinh để tìm con. Đích thị Vũ đã đầu quân vào lực lượng biệt kích Mỹ với một tên giả, giấy giả. Có giấy tờ chứng minh,họ cho bà vào trại để đem con về. Vũ lúc ấy đang nằm bệnh viện vì bị trúng đạn. Người ta trấn an:

– Nó chỉ bị thương nhẹ, vài ba bữa sẽ khỏi. Thằng nhỏ táy máy chơi nghịch với khẩu súng sao để nó bị cướp cò phát nổ.

Cũng may, viên đạn chỉ sướt qua bắp đùi, không chạm xương. Mẹ bớt lo lắng, làm thủ tục giấy tờ bảo lãnh con về. Cũng phải ở lại với ngoại hết mấy ngày, chờ cho Vũ lành lặn. Mẹ thở dài, nó thật lỳ lợm. Mẹ khổ nhiều vì Vũ.

Về nhà, bố nói với mẹ:

– Nghe mấy đứa bạn nó bảo nó chán học ở trường đây, đòi về Thành phố học như thằng anh.

Mẹ bảo:

– Nó lười chảy thây, chỉ kiếm cớ vậy thôi. Thằng anh nó học hành đàng hoàng, thi đậu vào trường công ở Sài Gòn thì nó về đó học. Đâu phải mình lo cho nó hơn thằng Vũ. Nó học hành bê bối đâu có vào được trường công. Học trường tư thì ở gần nhà cho đỡ tốn kém.

Nói vậy nhưng rồi mẹ cũng chiều. cho Vũ lên Sài Gòn đi học. Vũ nghe bạn kể nhà thơ N. Sa mở trường Văn học, vốn thích thơ, yêu nhạc, nên Vũ tìm đến. Kết quả học ít chơi nhiều thành cũng chẳng đi tới đâu.

Vũ có thêm một số bạn mới, toàn một lũ ham vui, suốt ngày tụ họp nhau văn nghệ văn gừng, học đàn học hát. Hơn hai năm trời, chỉ có đôi bàn tay của Vũ thu được ít ngón đàn qua bạn bè chỉ dạy. Các môn học cứ vào tai này lại chui ra tai kia. Cuối niên học đệ nhị, Vũ đi thi phần một rớt cái ạch. Bố mẹ buồn nhiều, tuy cũng cố an ủi: học tài thi phận, còn riêng Vũ chỉ hơi buồn thôi. Đi thi cho có lệ, sự thực Vũ biết kết quả trước khi thi.

Vũ quen Thuỵ Nhung trong một đêm văn nghệ nhà. Người con gái ở vùng đất cao nguyên xứ lạnh tình nồng với mái tóc dài buông xoã ngang lưng đã để lại ấn tượng trong tâm hồn Vũ ngay trong lần gặp đầu tiên. Dưới khuôn mặt trắng hồng và vóc dáng mảnh mai, Thuỵ Nhung có một vẻ đẹp man dại như một bông hoa giữa cánh rừng. Điều đó là một thu hút mạnh mẽ cho Vũ. Anh không thể nào cưỡng lại chuyện làm quen với nàng.

Còn Thuỵ Nhung đến với mình ra sao, Vũ không biết. Chỉ lờ mờ đoán hai người có lẽ chung một đam mê là yêu thơ yêu nhạc. Thuỵ Nhung thích chè. Hai người thường dẫn nhau đi ăn kem lạnh, hoặc một ly chè ba màu xanh đỏ trắng và tâm sự vụn. Đôi khi Vũ đến nhà chơi, ngồi ôm đàn đệm nhè nhẹ cho cô khe khẽ hát một bản tình ca. Phong trào nhạc trẻ lúc này đang thịnh hành nhạc ngoại quốc, lối chơi Phượng Hoàng trở thành hiện tượng, nhưng Thuỵ Nhung vẫn chỉ mặn mà với dòng nhạc êm dịu trữ tình. “Nó hợp với em hơn”, cô bảo.

Thuỵ Nhung hay kể cho Vũ nghe về cuôc sống ở cao nguyên những ngày còn nhỏ. Ngày ấy thật vui. Vườn chè và cánh rừng phía sau là nơi cô thường cùng bạn bè dạo chơi khi rảnh rỗi cuối tuần. Hoà mình vào sự tươi cười của hoa lá, lời réo gọi của nắng gió và nhất là tiếng thì thầm của cây cỏ. Chúng biết nói đấy. Nếu mình chịu lắng nghe sẽ cảm nhận được thiên nhiên, trời đất tràn đầy sinh lực và có những rung cảm như người.

– Thế sao em không ở lại đó, lại di chuyển đến cái thành phố xôn xao chật chội
này? – Vũ trêu cô.

– Tại bom đạn, chiến tranh – Thuỵ Nhung có vẻ buồn – Tất cả đều tan nát, hoang vu. Rừng như trụi lá. Đêm đêm mọi sự trở nên bất ổn. Ba má phải bỏ hết về đây để tạo dựng lại cuộc sống, vì tương lai của gia đình, của lũ con. Biết bao giờ quê hương mình mới có lại được những ngày xanh tươi thanh bình thuở ấy anh nhỉ?

Vũ kéo Thuỵ Nhung sát lại gần. Buổi chiều chầm chậm xuống đang mang đi cái nắng oi ả của Sài Gòn. “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” (thơ N. Sa). Thuỵ Nhung khe khẽ hát trong cái mát dịu của thành phố sắp về đêm và cái mát lạnh của ly kem. Khuôn mặt hai người thật sát. Những sợi tóc mai của nàng theo gió nhẹ bay trên má trên cổ Vũ làm anh cảm thấy rạo rực. Vũ cúi xuống hôn nhẹ lên môi nàng, chợt cảm thấy vị ngọt lịm (của kem) vẫn còn đọng trên đầu lưỡi. Sau nụ hôn vội vàng, Thuỵ Nhung đỏ mặt quay đi:

– Anh thiệt tình! Lúc nào cũng tham lam. Người ta nhìn kìa!

– Có sao? – Vũ cười – Con trai đàn ông có đứa nào không tham hả em.

Thuỵ Nhung liếc nhìn Vũ nói:

– Vừa thôi ông tướng! Tham quá là không được đâu à nghen. Lúc này em thấy anh có vẻ muốn bắt cá hai tay rồi đó. Anh mà léng phéng với con nhỏ Nguyên là em nghỉ chơi anh luôn.

– Nguyên nào?

– Nhò Nguyên ở trong xóm gần nhà anh đó. Coi bộ nó mết anh rồi, còn làm bộ!

– Coi kìa! Chưa chi đã muốn làm Hoạn Thư phải không? Anh và nhỏ Nguyên thì có liên quan gì? Hàng xóm láng giềng với nhau, thỉnh thoảng cô bé nhờ anh vài chuyện vặt như thay cái cầu chì nhà bị đứt, hoặc coi giùm cái xe không nổ máy. Giúp đỡ nhau là chuyện thường tình.

– Anh khỏi phải biện hộ. Thiếu gì người trong xóm mà nó cứ phải nhờ đến anh? Nhìn cặp mắt của nó mỗi khi thấy anh, ai cũng biết nó muốn gì mà.

– Thôi, bỏ chuyện đó đi. Em biết quả tim của anh đang nằm chỗ nào rồi mà. Vả lại, lỡ có ai đó ngoài em muốn thương anh, mình đâu cấm cản được. Có chuyện này quan trọng hơn muốn nói với em: có lẽ mình sắp xa nhau một thời gian, anh sắp nhập ngũ.

(Còn tiếp…)