Tham vọng của Trung Quốc

Nô lệ da vàng qua tham vọng của TQ


Người nô lệ da vàng ngủ quên
Ngủ quên trong căn nhà nhỏ
Đèn thắp thì mờ
Ngủ quên, quên đã bao năm
Ngủ quên không thấy quê hương
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do

Người nô lệ da vàng bước đi
Bước đi, đi về đầu non
Người nô lệ da vàng bước đi
Bước đi, đi về biển xanh
Đi khâu vá con sông Việt Nam hai mươi năm liền
Thịt xương phơi trên đôi miền
Đi cho thấy quê hương









Người nô lệ da vàng ngồi yên
Ngồi yên trong căn nhà nhỏ
Đèn thắp thì mờ
Ngồi yên quên nước quên non,
Ngồi yên xin áo xin cơm
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc hờn căm

Lời của bài hát "Đi tìm quê hương” một trong những “Ca khúc Da Vàng” của Trịnh Công Sơn (TCS) nói lên cái số phận nghiệt ngã của người nô lệ. Dĩ nhiên, ai cũng nhận thức được ý của người nhạc sĩ muốn truyền đạt là cái hình ảnh của người nô lệ Việt Nam (VN). Đã có quá nhiều người nói về những suy tư trăn trở,quan niêm sống, cuộc đời và sự nghiệp thi ca của TCS. Bài viết này chỉ xin mượn tạm 2 chữ nô lệ của ông để nêu lên một vài khía cạnh liên quan đến thân phận của người Việt Nam qua những thời đại. Quan đìểm nô lệ da vàng của TCS vào thời điểm giữa thập niên 1960 cho ta thấy ông rất xu thời theo phong trào ngụy hoà phản chiến lúc đó đang lớn mạnh trên thế giới. Nói về thân phận con người qua một màu da, họ Trịnh cố tình đưa cái nhìn đi thật xa về những ông chủ da trắng mắt xanh, mà cố tình quên cái hiểm hoạ gần, người láng giềng khổng lồ ngay sát nách, một ông chủ nô tự coi mình là trung tâm của vũ trụ, có trách nhiệm thế thiên hành đạo, muốn bá chủ thế giới, ép buộc các dân tộc khác phải lệ thuộc vào mình. Đặc biệt các quốc gia dân tộc sát kề chung quanh.

Lịch sử VN là một chuỗi dài liên tục chống ngoại xâm. Dân tộc VN đã bị ngoại bang thống trị nhiều lần trong những khoảng thời gian rất dài. Một ngàn năm nô lệ dưới thời Bắc thuộc. Một trăm năm bị Pháp đô hộ. Bọn ngoại xâm trực tiếp dùng vũ lực chiếm đoạt lãnh thổ đất đai, cướp quyền cai trị, đặt để luật pháp để vơ vét tài sản, áp đặt thuế má và bắt người dân VN phải phục vụ cho chúng như những giai cấp nô lệ thưỏ xa xưa, cái thưở mà hình ảnh kiếp nô lệ của con người , dưới mắt bọn chủ nô, chỉ là một con vật, phải vất vả hầu hạ phục vụ chúng cho đến chết, hoặc một loại hàng hoá để bọn chủ trao đổi mua bán với nhau kiếm lời.

Ngay cả trong những thời đại Đinh, Lê, Lý Trần hiển hách với đất nước Việt, theo sử sách ghi lại, là một quốc gia độc lập, dân tộc Việt có quyền tự chủ, cái ảnh hưởng trong cái thời kỳ nô lệ vẫn tồn tại rất mạnh mẽ một cách gián tiếp qua sự nô lệ trong tư tưởng. Sau thời Bắc Thuộc, văn hoá VN gần như hoàn toàn lệ thuôc vào nền văn hoá Trung Hoa.

Văn chương chữ nghĩa, phong tục tập quán, nghi lễ hình thức, nhất nhất đều theo như rập khuôn. Cái mặc cảm nhỏ bé, tự ti làm cho dân Việt lúc nào cũng thấy mình là thân phận nhược tiểu trước một thiên triều to lớn vĩ đại , một quốc gia hùng mạnh,1 tâm điểm của thê giới, một văn minh rực rỡ, một nơi chốn các chư hầu phải thần phục. Khổ thay, cái tâm trạng nô lệ tư tưởng ấy còm kéo dài mãi cho đến ngày nay.

Thực tế mà nói, trong suốt thời gian đô hộ, Bọn ngoại xâm cũng đã để lại cho người bị trị một nền văn hóa và tư tưởng có giá trị cao. Nền luân lý , tư tưởng và triết thuyết của Tam Giáo được truyền bá rộng rãi, đã ăn sâu vào văn hoá người Việt cho mãi đến bây giờ. Khi thực dân Pháp đến xâm chiếm, họ cũng để lại những giá trị cơ bản như nền triết học Tây Phương và Cơ Đốc Giáo, sáng chế chữ quốc ngữ , khai sáng tâm trí con người với nền khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến…

VN chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng Khổng Mạnh. Xã hội đặt gia đình là đơn vị cơ bản trong nền tảng đạo lý lấy tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức làm gốc:

Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Cái nền tảng đao lý đó đã có từ ngàn xưa và đã ăn sâu vào xã hội VN đến tận gốc rễ, cho đến nay đã thành truyền thống thường được gọi là truyền thống Á Đông hay giá trị Đông Phương. Không ai có thể chối cãi những tinh hoa vẫn tồn tại như đạo làm người, sống noi gương các bậc hiền nhân quân tử,tránh xa phường xu nịnh tiểu nhân, biết kính trên nhường dưới, hiếu đễ mẹ cha, đùm bọc gia đình, trách nhiệm với quê hương và xã hội.

Nhưng mặt khác, cũng chính những tinh hoa này đang là những lực cản làm giảm bớt, ngăn chặn đà tiến hoá của xã hội VN trong chiều hướng phát triển chung của nhân loại, đặc biệt, nó gây nên những trở lực lớn lao cho tiến trình dân chủ hoá đất nước. Việc e ngại hai tiếng phản bội đảng, cơ chế , cấp trên, lý tưởng bởi sự suy nghĩ còn nặng óc nô lệ tư tưởng bảo thủ: làm người phải trung quân ái quốc. Vì thế rất nhiều cán bộ đảng viên CSVN đã thức thời vẫn không dám quay lưng lại dù biết rõ đảng (CS) chỉ còn là hiện thân một đảng Mafia tàn bạo, cơ chế hoàn toàn mục ruỗng, lý tưởng CS là hoang tưởng, đã sụp đổ tan tành, cán bộ đảng viên các cấp ganh đua tham nhũng thối nát. Họ chối bỏ hay không thể vượt qua chính mình vì khủng hoảng niềm tin, vì không muốn xáo trộn cái tôn ti trật tự sẵn có, vì sự nể trọng cấp trên, dù nhận thức được sai quấy của cấp trên.

Điển hình nhất hiện nay là cái nền giáo dục một chiều trong nước, không những chỉ trong ý thức chính trị mà trong tất cả mọi lãnh vực khác như văn chưong, khoa học, nghệ thuật không được phép phê bình chỉ trích, ra ngoài luồng, luôn luôn phải đi đúng theo đường hướng chỉ đạo ở trên. Hậu quả là xã hội phát sinh ra những lớp người thiếu sáng tạo , chỉ còn biết nhắm mắt bảo sao nghe vậy. Tàn hại hơn, xã hội VN , ngoài tầm nô lệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời còn bị cưỡng bách nhồi nhét vào đầu chủ nghĩa Cộng Sản hoang tưởng , bạo tàn bọc trong lớp vỏ độc lập dân tộc, đầu óc bảo thủ và sự nô lệ trong tư tưởng của con người tăng trưởng theo cấp số nhân. Đó là một trong những lý do người ta giải thích vì sao, trong 4 quốc gia CS còn sót lại, có tới 3 nưóc Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn là những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tư tưởng Khổng Mạnh.

Trong những ngày này, tư tưởng và tinh thần nô lệ chưa được gat bỏ ra khỏi những đầu óc cố cựu bảo thủ của đám người nắm quyền lực tại VN đang làm tăng thêm mối lo ngại của người dân về sự quay về một thời kỳ nô lệ mới: thời Bắc thuộc lần 2 qua những chỉ dấu và hành động đầy tham vọng của người láng giềng phương Bắc, con rồng nay đã tỉnh giấc và đang trỗi dậy như một siêu cường trên bàn cờ quốc tế.

Chúng ta cần nhìn lại 15 năm trước, khi Liên Xô sụp đổ, không còn thế đối đầu Nga - Mỹ, thế giới còn lại duy nhất một siêu cường là Hoa Hỳ.Mười năm tiếp theo, với ưu thế đó, Hoa Kỳ đã có cơ hội tốt kiến tạo lại một thế giới mới bằng một hệ thống công bằng, hợp lý và dân chủ hơn. Tiếc thay, Hoa Kỳ đã không làm được điều này, và trong 5 năm qua, uy thế và sự bá chủ thế giới của nước Mỹ đang từ từ xuống dốc . Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã bắt đầu tỏ thái độ không tin tưởng Mỹ. Ngay cả những đồng minh thân cận nhất, trong quan hệ giữa 2 nước cũng không còn cảm thấy thoải mái.

Hiện nay, Hoa Hỳ vẫn còn là siêu cường độc nhất, nhưng có lẽ trong 15 năm tới, nhiều nước đang có tham vọng thay thế, hoặc ít nhất có thể sánh vai với Hoa Kỳ trong vị trí siêu cường trên thế giới. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có kinh phí quốc phòng lớn nhất, năng lực quân sự mạnh nhất chưa có nước nào có thể so sánh, nhưng cái quan niệm mới về vị thế siêu cường đã đổi thay, sức mạnh quân sự vô địch chưa đủ để làm một siêu cường quốc. Quyền lực về các vấn đề quốc tế còn phát xuất từ sức mạnh kinh tế, ảnh hưởng chính trị, sức thu hút về văn hoá và khả năng xử dụng được sức ép ngoại giao.

Nga và một số quốc gia trong khối Liên Âu như Pháp, Đức cũng có ý định vươn lên (hoặc lấy lại trong trường hợp Nga) vị trí này nhưng tất cả e không đủ sức. Dường như chỉ riêng Trung Quốc đang có đủ điều kiện thành công trong thơì gian tới: Trung Quốc hiện có 1 tỷ lệ phát triển kinh tế tăng tốc gấp đôi Hoa Kỳ, một dân số đông gấp 5 lần, một thị trường buôn bán khổng lồ cho thế giới, đến năm 2020 nó sẽ là nền kinh tế đứng nhất nhì thế giới. Kinh tế càng mạnh, ảnh hưởng chính trị càng lớn, nền văn hoá Hán Trung hiện đã trải rộng khắp toàn cầu, tiềm năng quân sự lớn lao dựa vào kinh phí quốc phòng ngày một tăng gấp bội. Đặc biệt, Trung Quốc nắm giữ được quyền hành rất lớn về áp lực đối ngoại nhờ vào cái ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với ưu thế có quyền phủ quyết Trong khi người Mỹ, với chính sách đề cao và quảng bá dân chủ, luôn luôn có mặt và can thiệp vào chính sách của các nước khác, nhất là về vấn đề nhân quyền và tôn giáo ,làm phật ý nhiều chính quyền sở tại, thì chiêu bài giấu mặt của Trung Quốc duới chính sách không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nươc khác cũng là một ưu thế để tiến gần hơn đến vị trí siêu cường của Hoa Kỳ.

VN hiện tại cũng như các quốc gia quanh vùng đều muốn có quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc. Nhất là đám lãnh đạo Hà Nội hiện nay đang dùng chính sách đi dây giữa 2 nước để vừa củng cố quyền lực vừa hưởng lợi ích phát triển kinh tế, tài chánh và thương mại. Chuyện này không phải dễ dàng, vì cũng như nước Mỹ hàng trăm năm trước đã dùng uy lực lớn mạnh của mình để giảm thiểu ảnh hưởng của đế quốc Anh trên toàn khu vực Bắc Mỹ và cuối cùng lên ngôi bá chủ toàn vùng, Trung Quốc cũng đang sử dụng sức mạnh kinh tế và thị trường khổng lồ của họ để làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ lên khu vưc Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Để làm hài lòng cả 2 anh lớn đang kèn cựa cạnh tranh nhau là một việc đòi hỏi nhiều khôn khéo và đầy nỗ lực. Hà nội dường như vẫn ngả theo đàn anh phương Bắc, nơi mà điểm tựa cho quyền lực của đảng và chính quyền còn thật vững chắc vì có cùng hệ tư tưởng và một hệ thống độc đảng cầm quyền. Hơn nữa, họ tỏ ra tin tưởng có đủ kinh nghiệm trong sự cân bằng mối liên hệ tay ba với Nga và Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh để vẫn giao thiệp trao đổi vớii Mỹ, một cựu thù họ từng dễ dàng tráo trở qua mặt, mà không làm mất lòng đàn anh khổng lồ phương Bắc.

Việc thân thiện và cộng tác với nhà cầm quyền Trung Nam Hải theo nguyên tắc tương đối bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau như họ từng tuyên bố, chỉ có trên ngôn ngữ và văn bản ngoại giao. Với tư tưởng Hán tộc độc tôn trong đầu, lãnh đạo Trung Quốc ở bất cứ thời đại nào cũng không cho phép ai đứng sánh ngang với họ. Người Mỹ không phải là không có đầu óc tự tôn, nhưng ít ra tư tưởng dân chủ phóng khoáng , nền chính trị đa đảng tam quyền phân lập và chủ trương chống lại việc bành trướng đất đai giúp cho phần còn lại của thế giới cảm thấy an tâm hơn trong mối quan hệ.

Trung Quốc, trái lại, hệ thống độc tài độc đảng vẫn còn tồn tại chưa biết đến bao giờ, và cho dù chế độ CS này có sụp đổ, nó cũng sẽ được thay thế bởi một chủ nghĩa quốc gia cực đoan với tham vọng bành trướng và bá chủ. Nhật Bản đã bày tỏ thái độ thật rõ ràng rằng: dù sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực có mang một bộ mặt hoà bình, thì cái bảo đảm tốt nhất nên chọn vẫn cứ phải là một đồng Minh thân cận của Mỹ. Tây Tạng, Nội Mông Cổ là những ví dụ điển hình cho hiểm hoạ bành trướng này.

VN đang ở trong trường hợp mà mộng siêu cường và chính sách bành trướng của Trung Quốc mang nhiều bộ mặt: vừa hoà bình vừa hung hãn, vừa che giấu vừa lộ liễu, vừa vuốt ve vừa hăm doạ.
Bộ mặt hoà bình thể hiện qua các cuôc qua lại thăm viếng của lãnh đạo đảng,nhà nước của 2 quốc gia, gần đây nhất là cuộc viếng thăm Bắc Kinh cũa Tỏng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh với khẳng định cùng vẫn chung ngọn cờ XHCN và những khẩu hiệu đao to búa lớn “16 chữ vàng và chính sách phát huy 4 tốt”. Người ta nghi ngờ rằng những cuộc viếng thăm ấy chẳng qua bên trong chỉ là sự ngầm chỉ đạo của Trung Quốc đối với lãnh đạo Việt Nam, sự nhận lãnh chỉ thị và trấn an của một chư hầu đối với thiên triều.

Bộ mặt hung hãn qua việc dùng vũ lực chiếm cứ, xây dựng phi trường, cứ điểm quân sự trên các quần đảo ngoài khơi khu vực Hoàng Sa, Trường Sa và ngang nhiên khai thác dầu mỏ, đồng thời bắt ép VN ký những hiệp ước nhượng bộ về đường biên giới phía Bắc và chủ quyền vịnh Bắc Bộ, thô bạo nhất là việc đòi hỏi quyền tuần tiễu kiểm soát chung trong khu vực lãnh hải của VN.

Bộ mặt mờ ám che giấu hành động phá hoại kinh tế VN qua việc để tự do cho bọn buôn lậu nhập ồ ạt hàng hoá Trung Quốc vào VN , nguy hiểm nhất là số lưọng khổng lồ giấy bạc giả làm lũng đoạn nền kinh tế VN.

Bộ mặt lộ liễu của Trung Quốc phản ánh qua hành động giả vờ ký kết những văn kiện trao đổi thương mại giữa 2 nước mà họ chắc chắn 100% hàng hoá VN không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc ngay ở trong nội bộ VN, chưa nói đến việc xuất cảng. Vừa qua, Bắc Kinh còn hưá trong tương lai sẽ bỏ vốn đầu tư vào VN nhiều hơn nữa qua việc sắp tới đây có thể thay thế Đài Lan, Hàn Quốc làm chủ các doanh nghiệp tại VN. Kết quả là trong tương lai không xa, kinh tế VN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, một viễn ảnh đáng sợ?

Để vuốt ve, Trung Quốc đang dùng sức mạnh thặng dư kinh tế để viện trợ mua chuộc, tài trợ cho nhóm nhỏ lãnh đạo VN như một hình thức mua chuộc để cài đặt nhóm tay chân thân cận họ, hay có khi chính người Trung Quốc vào các vị trí đầu não quan trọng, mặt khác tích cực hỗ trợ VN trong việc gia nhập vào WTO trong năm nay, một việc mà đáng lý ra VN đã có cơ hội gia nhập trước Trung Quốc tại Tân Tây Lan trong những năm trước đây, cũng chính Trung Quốc đã âm mưu ngăn chặn bằng việc xúi giục Cựu Tổng bí thư lúc đó là Đỗ Mười ra lệnh ngưng ký kết.

Bộ mặt hăm doạ của Trung Quốc tỏ lộ rõ ràng trong sự tăng thêm chi phí quốc phòng lớn lao, tối tân hoá quân đội, đặc biệt các vũ khí nguyên tử, phô trương các cuộc thao diễn, đến các chuyện nhỏ nhặt , điển hình như sự bắn giết và bắt giữ các ngư phủ VN ở biển Đông

Trong thời đại đầu thế kỷ hai mươi mốt, với phương tiện truyền thông toàn cầu quá nhanh chóng, với sự quan sát của toàn thế giới, Trung Quốc không thể trắng trợn trực tiếp xâm lăng VN, biến dân tộc VN thành một dân tộc nô lệ, sát nhập lãnh thổ VN thành một địa hạt của Trung Quốc như Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng. Nhưng các chính sách chiếm độc quyền trên biển, lũng đoạn và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển kinh tế của VN, ảnh hưởng và chi phối nặng nề về chính trị và lãnh đạo đang làm cho VN trôi dần vào quỹ đạo nô lệ.

Thời gian 10 đến 15 năm tới, tưởng là dài so với đời người, lại thật ngắn đối với một quốc gia có chiều dài lịch sử cả 4 ngàn năm. Nếu những người đang cầm quyền Hà Nội không chịu thay đổi não trạng khư khư bảo vệ quyền lợi của cá nhân và quyền lợi của đảng bất chấp những nguy hại cho đất nước, nếu những người có đầu óc tư duy đổi mới cả trong ngoài nước không tìm ra phương cách để thay thế những não trạng cổ hủ nhất định đi ngược lại lợi ích của dân tộc, thì cái nguy cơ nô lệ Bắc thuộc lần 2 dường như đang cận kề trước mắt

Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về ruộng nương
Người nô lệ da vàng bước đi
bước đi, đi về đồi hoang
Đi nói với anh em đòi cho quê hương thanh bình
Dựng xây tương lai Tiên Rồng
Đi cho thấy quê hương…

Gần 40 năm trước, Trịnh Công Sơn đã chỉ nhìn thấy những gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc lên chân người nô lệ da vàng VN, nhưng ông đã nhắm mắt lại trước những chủ nô cũng thuộc giống da vàng mũi tẹt không chỉ tróí buộc đôi chân mà còn dã tâm trói buộc bao tử, xiềng xích tư tưởng, gông cùm tương lai của người nô lệ mới VN.

Ước mong với những đóm lửa hy vọng đang bùng lên, người dân nô lệ da vàng không còn ngủ quên.

Người nô lệ da vàng: hãy cùng nhau vùng dậy đập tan gông cùm xiềng xích trói buộc tự do.

Người nô lệ da vàng: hãy cùng bước đi, đòi lại nhà cửa ruộng nương, đòi lại núi đồi sông biển, đòi lại quê hương thanh bình trong no ấm, tự do, hạnh phúc,một đất nước thực sự độc lập, không lệ thuộc vào ai.

Người nô lệ da vàng: hãy đi đòi lại quyền xây dựng tương lai cho bản thân , cho gia đình , cho Tổ Quốc.

Hãy cùng bước đi cho thấy quê hương.

Phương Duy
Australia, 03/09/2006

Đối thoại với Nguyễn Gia Kiểng 2

Lan man về những xét lại bắt buộc

Xin đi thẳng vào những nhận định xét lại bắt buộc của ông Nguyễn Gia Kiểng:
1/-
Khí thế đấu tranh trong nước đang tàn lụi, hải ngoại chỉ biểu lộ một sự bất lực.
Nhận định sau những cuộc đàn áp dữ dội trong vài tháng qua, công cuôc đấu tranh trong nườc đang tàn lụi vì một số người vào tù, một số phải đào thoát và một số bỏ cuôc,theo tôi, là một nhận định thiếu khách quan. Nó chỉ đúng nếu cho rằng vào tù làxong chuyện. Bắt bớ, giam cầm, tù tội, số người tham gia vào các tổ chức đấu tranh không giảm. CSVN đã bắt bớ bỏ tù hàng triệu người dân VN, hàng triệu người khác đã phải đào thoát trong mấy chục năm qua, sự đấu tranh phản kháng, khi ẩn khi hiện, thời điểm nào cũng tồn tại, còn lan rộng từ miền Nam ra đến cả miền Bắc, từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác, từ giới tri thưc, lãnh đạo qua đến thành phần nhân dân lao động.
Như thế, sự đấu tranh không những không tàn đi mà còn mạnh hơn , Cá nhân những người được coi là lãnh đạo công cuộc đấu tranh bị bắt bớ giam cầm, chưa hề có ai tỏ dấu đầu hàng. Trái lại , dù ở trong cái nhà tù nhỏ hay ra ngoài nhà tù lớn, tất cả đều kiên định lập trường đấu tranh cho dân chủ của họ. Nhà tù, trong ý niệm tích cực, là một nơi rèn luyện bản thân , giữ vững tư cách của người lãnh đạo. Như lời của LM Lý tử trong tù vừa gửi ra:cha Lý cho rằng thời gian trong tù của cha có lẽ lại tốt hơn ,làm việc nhiều hơn nếu như lúc này cha đang ở Xóm Củi,cha nói chắc chẳng làm được gì.
Lịch sử thế giới cũng đã chứng minh những nhà lãnh đạo lớn Mandela, Wales, Gandhi… đều có những quá trình tù tội lâu năm, một hy sinh lớn lao cần phải có cho sự tôi luyện ý chí và củng cố tinh thần trước những thử thách cam go của công cuộc. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Những khó khăn gian khổ ấy cũng là những phương tiện sàng lọc những người yếu đuối, không bền tâm, thiếu tài năng và loại bỏ những kẻ cơ hội. Đám quần chúng thì có cơ may phân biệt đá vàng. Hoàng Minh Chính, Nguyễn văn Lý đã từng vào tù ra khám nhiều lần, lửa đấu tranh trong lòng vẫn ngùn ngụt. Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, PhạM Hồng Sơn…bước ra khỏi song sắt vẫn cất cao tiếng nói , bước đấu tranh đâu có chùn bước.

Nói về bên ngoài, có thực khối hải ngoại chỉ biệu lộ một sự phẫn nộ bất lực không? Giữ cho một khối người trải rộng khắp nơi trên thế giới biểu lộ được sự phẫn nộ đã là một điều đáng ghi nhận. Không có một phương tiện chính trị, ngoại giao nào để có thể ảnh hưởng lên quốc tế, nhưng đã thúc đẩy các cơ quan, chính quyền các nước lên tiếng biểu lộ những phẫn nộ cùng với mình , không phải là một thành công sao? Cho dù có đánh giá những lên tiếng quốc tế đó còn quá yếu và chưa đúng mức? Sự phẫn nộ lại càng chứng tỏ phong trào đấu tranh cho dân chủ Việt Nam không tàn lụi đi mà mạnh mẽ hơn, một điểm mà ông NGK đã tự mâu thuẫn. Người Việt hải ngoại đang làm cho thế giới thấy rõ CSVN đang lừa bịp họ, người Việt trong nước vững tâm hơn trong việc xuống đường biểu tình chống đối đòi hỏi công bằng xã hội vì biết bên cạnh họ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ bên ngoài, như vậy là phẫn nộ bất lực?
2/- Dự án thống nhất của ông Hoàng Minh Chính tự nó tiêu tan dù không bị đàn áp.
. Chuyến đi của ông HMC vào năm 2005 với mục đích chữa bệnh, có thể có mục tiêu liên kết chính đảng của ông và một số nhân sự, tổ chức ngoài nước, không phải là đại diện cho tất cả mọi khuynh hướng trong và ngoài. Mục tiêu thành công hay thất bại, vẫn còn là một ẩn số, chỉ chính ông HMC và một số tổ chức như của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi có thể trả lời. Một điều chắc chắn, không có sự liên hệ mật thiết gìãu chuyến đi này với Khối 8406, vì sau khi tuyên ngôn nhân qiuyền của khối 8406 ra đời, nhóm này đã cho phổ biến một bản tuyên ngôn riêng chỉ mấy ngày sau đó Vì thế, dự án thống nhất này chỉ là một sự suy đoán của ông NGK không có cơ sở và bằng chứng.
Khối 8406, như tên gọi của nó, là tập hợp của nhiều cá nhân , tổ chức với khuynh hướng khác nhau nhưng có chung một mục tiêu đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Vì vậy, không thể đòi hỏi khối này có sự kết hợp chặt chẽ và có kỷ cương như một tổ chứcNgày 08/04/2006,Khối đã ra bản tuyên ngôn. Mọi cá nhân , tổ chức đã ký tên trong đó có thể hoạt động theo cách riêng của mình trong tinh thần của bản tuyên ngôn và cùng một mục tiêu dân chủ và nhân quyền. Nếu khối chỉ dừng lại ở bản tuyên ngôn, thì hoạt động của khối coi như không hữu hiệu hay chỉ có giá trị hình thức. Chính các cá nhân, các tổ chức trong khối cần dựa vào bản tuyên ngôn, dựa vào vị trí và khả năng của từng người từng tổ chức để hành động thực hiện hay đòi hỏi phía bên kia phải đáp ứng những điều khoản của tuyên ngôn cho nhu cầu đòi hỏi của nhân dân. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy mỗi người có một phương cách hành xử đấu tranh khác nhau, trong nước khác ngoài nước, tu sĩ khác người thường, trong đảng khác ngoài đảng. Điều quan trọng là mọi hành động đều nằm trong phạm vi và phù hợp với tinh thần của bản tuyên ngôn.
3/-LM Nguyễn Văn Lý, Ls Nguyễn văn Đài cùng những nhà dân chủ trong nước khác là nạn nhân của cách đối lập tại hải ngoại.
Xin nói rõ ngay đây là không có đối lập với nhà cầm quyên CSVN tại hải ngoại. Khối người Việt hải ngoại có muốn làm đối lập thì cho đến lúc này, CSVN vẫn không chấp nhận. Người Việt hải ngoại đang xây dựng và phát huy công cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho người Việt trong nước, những quyền mà họ đã đang được hưởng từ những quốc gia định cư.
Việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đất nước phải tận dụng mọi cơ hội và thường là không đầy đủ, không có chuyện vận dụng quá mức sức anh em trong nước như nhận định của ông NGK. Các nhân sự mà ông cho là nạn nhân của người Việt hải ngoại , trong cái tạm gọi là thành phần lãnh đạo đối kháng trong nước, hần như tất cả là những người trí thức, có tầm hiểu biết trong ngoài khá rộng rãi. Họ dư biết những khó khăn, họ chấp nhận hy sinh gian khổ, họ sẵn sàng chờ đợi những bắt bớ giam cầm. Ho không phải là loại ngây thơ bị hải ngoại xúi dại như ông nhận định. Những lời tuyên bố của họ( cha Lý. Ls Đài, ls Công Nhân, nhà văn TKT Thuỷ) trước khi họ vào tù là những bằng chứng hiển nhiên. Cho rằng họ nhẹ dạ nghe lời hải ngoại để dấn thân vào tù tội là một sự mạ lỵ nặng nề khả năng hiểu biết của họ và chối bỏ sự hy sinh cao quý của họ.
Hơn thế nữa, những hy sinh cao cả này đang đạt được những thành quả to lớn cả trong và ngoài nước. Đó là tiếng sét đánh động lương tâm con người trong và ngoài nước trước bạo lực CS, mở mắt dư luận thế giới đang đui mù khỏi sự giả trá lừa bịp, trấn an nỗi sợ của nhân dân, để họ tự đứng lên tranh đâú giành lại quyền lợi của mình.
Ông NGK có lối nhận định quái đản :kết tội nạn nhân thay vì tội phạm, giồng như một giáo sĩ Hồi Giáo tại Úc vài tháng trước đây lên án những nạn nhân bị hiếp dâm tại Úc là ăn mặc hở hang để khiêu khích bọn hiếp dâm như đưa thịt vào miệng mèo. Các nhà dân chủ trong nuớc thi đua xô bố, khiêu khích cốt gây tiếng vang để vào tù, Không biết ông đã có kinh nghiệm ngòi tù, nhất là tù trong một chế độ CS như thế nào chưa để có thể viết rằng những người tranh đấu vào tù cố lấy tiếng?

4/- Phải biết trước bị đàn áp và phải có phương án để khai thác sự đàn áp. Tưởng rằng đảng CSVN sẽ không dám đàn áp thẳng tay vì sợ phản ứng của thế giới.
Dỉ nhiên là người Việt Nam, ai cũng có thưà kinh nghiệm về CSVN, miền Bắcệ hơn 60 năm và miền Nam hơn 32 năm qua. Ai cũng biết , một người có tư tưởng đầu óc phản kháng lại độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN, dù là bất bạo động, trưiớc sau gì cũng bị đàn áp. Đảng CSVN không cho phép bất cứ ai, kể cả đảng viên của đảng CS, được quyền phê phán thách thức độc quyền lãnh đạo này. Do đó, đặt vấn đề như vậy thất là thừa thãi. Các nhà dân chủ trong nước họ biết và họ chấp nhận cái giá bị đàn áo đó. Còn phương án để khai thác ư? Thế thì tấm hình 'bịt miệng' trong phiên toà xử cha Lý cùng những hình ảnh,cùng băng đoạn thu hình ghi âm các phiên toà xử những nhà đấu tranh khác” Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Thế Truyền, những tấm hình ghi cảnh dân oan khiếu kiện và sự đàn áp dã man của công an đang được phổ biến rộng rãi cùng khắp thế giới , không phải là sự khai thác hữu hiệu, triệt để và khôn ngoan về sự bạo hàng của CSVN thì là gì? Nhà cầm quyền CSVN đâu còn có thể dung ngôn từ bịp bợm giả dối để bao che cho những tội ác của họ được nữa. Cũng nên nói thêm rằng, những bản án xét xử từ 3 đến 8 năm tù của nhà cầm quyền CSVN dành cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước vừa qua, so với những cái án chung thân, tử hình dành cho Mai Văn Hạnh, Trần văn Bá và rất nhiều chiến sĩ tự do dân chủ vô danh khác ở thời điểm mười, mười lăm năm về trước, , chúng ta cũng thấy đảng CSVN ít nhiều đã có sự chùn tay đàn áp, không chỉ vì sợ phản ứng của thế giới, mà lo ngại luôn sức bật của người dân, già néo đứt dây, như chúng ta thường nghe.
Phản ứng của thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ có chừng mực, đó là lẽ đương nhiên . Theo cách nhìn có chiều hướng dân tộc, đây là vấn nạn của nhân dân Việt Nam, thì người dân Việt phải là thành phần tự nhận lấy trách nhiệm chính giải quyết vấn đề. Người ngoài cuộc chỉ góp công sức yểm trợ. Chúng ta không bảo họ làm thay chúng ta. Do đó không thể áp lực họ cắt đứt mọi quan hệ bình thường hay từ bỏ những ích lợi cho dất nước của họ. Điều chúng ta cần làm là hướng dẫn họ đi sát với thực tế, để cho mối quan hệ có lưu thế cho cả hai bên, quyền lợi thu được phải nằm trong nguyên tắc dân chủ nhân quyền, không nên trở thành phương tiện cho bọn độc tài chuyên chế gây nguy hại đến người dân bình thường.
Theo tầm nhìn bao quát nhân loại, đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho người dân thấp cổ bé miệng là nghĩa vụ chung của mọi người, nhất là những người đang được hưởng đầy đủ những quyền này. Trong cái tinh thần tương thân tương ái này, chúng ta kêu gọi thế giới cùng nhập cuộc , tạo áp lực họ có thể có, chẳng hạn những quan hệ có điều kiện với nhà cầm quyền CSVN để thúc đẩy công cuộc thay đổi dân chủ hoá Việt Nam mau chóng hơn.
5/- Có thể lật đổ nhà cầm quyền CSVN không?
Bằng vũ lực và các phương tiện chiến tranh, có thể nói là không. Không một quốc gia nào trong thời đại hiện nay sẽ giúp ta làm chuyện ấy. Lật đổ một chính quyền cũng có nhiều phương cách không cần tới vũ lực. Các quốc gia Đông Âu thời thập niên 90 và một số khác trong một vài năm vừa qua đã làm được chuyện đó:những cuộc cách mạng nhung. Ở Việt Nam, điều này cũng có thể xảy ra. Giả thuyết một ngày nào đó, tập thể Quân Đội Nhân Dân VN bỗng nhận ra họ không thể là một công cụ cho nhà cầm quyền CSVN để đàn áp chính nhân dân VN , lại hèn hạ làm tay sai, bán đất nhượng biển cho CS Trung Quốc , thay vì phục vụ đảng CSVN, họ trở về phục vụ đất nước, dân tộc , đứng lên giải thể đảng viên CS
,hay buộc họ.ra khỏi hàng ngũ quân đội, nhận trách nhiệm bao vây áp lực đảng CSVN trả lại quyền lãnh đạo về tay nhân dân.
Một viễn cảnh khác: những cảnh biểu tình khiếu kiện của nhân dân cứ ngày một lan rộng đến một mức nhà cầm quyền không thể đàn áp nổi, mọi sinh hoạt của quốc gia bị ngưng trệ và chúng ta có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra. Một sự thực đau lòng là trong khi khí thế quần chúng trong nước đang lên, họ đang cần những người lãnh đạo để tổ chức hoá và kết hợp chặt chẽ, cần những bộ óc trí thức để suy luận, phân tích, phán đoán tình thế chính xác để đưa ra những hướng dẫn đấu tranh khôn khéo và cu thể thì giới trí thức lại trùm chăn, thờ ơ . Ai cũng biết thành phần trí thức thường ở trong tầng lớp thanh niên, sinh viên học sinh, những người trẻ tuổi , năng động và có nhiều nhiệt huyết, chính họ là linh hồn của mọi phong trào, mọi cuộc cách mạng. Thế nhưng xem ra , ở Việt Nam hiện tại,thành phần này biến đâu mất cả. Trung Quốc còn có một vụ Thiên An Môn mà giới trí thức còn ngửng cao đầu.

Nhưng tại sao lại đặt vấn đề lật đổ ở đây. Mục đích của công cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ đa nguyên cho Việt Nam nằm trong ý nghĩa của những chữ tự do, dân chủ và nhân quyền. Các nhà đấu tranh, nhân dân trong và ngoài nước đang đòi hỏi những quyền căn bản đó, dù có phải lật đổ nhà cầm quyền đương thời hay không. Những tiếng nói lên tiếng đấu tranh , những cuộc đình công xuống đường khiếu kiện trong nước, những cuộc biều tình ngoài nước chống sự đàn áp dã man người dân của nhà cầm quyền CS trong nước , yêu cầu xoá bỏ bất công, những thông tin thế giới và nhận thức dân chủ loan truyền về trong nước có nên bị kết án là những hành động , phương tiện nhằm lật đổ nhà cầm quyền CS không? Cứ cho đó là những “diễn biến hoà bình của các thế lực phản động nước ngoài nhằm lật đổ nhà nước CHXHCNVN” cần phải loại bỏ, cần đi đến kịch bản hoà hợp hoà giải, thì hãy nhìn thẳng vào thực tế.Người dân vừa qua đã phải đi bầu Quốc Hội, những đại diện của dân với sự đắc cử thường trên 90% số phiếu, nhưng khi họ đến văn phòng để kêu oan kéo dài cả tháng , không có được một đại biểu ra tiếp thì giải pháp hoà hợp hoà giải sẽ được thưc hiện với ai, ở đâu và ra sao? Chưa có được cái tự do ngôn luận tối thiểu, tai bị che, mắt bi bưng, miệng bị bịt, tay bị còng, chân bị xiềng, bụng bi bỏ đói, đít không cho ỉa thì đối thoại, hoà hợp hoà giải chỉ là chuyện mộng du.
6/- Sự tranh chấp trong các phe phái nội bộ CSVN kể như đã chấm dứt.
Không ai thực sự biết rõ tình trạng phe phái nội bộ CSVN thực hư ra sao. Từ những lối phân chia thủ cựu/cấp tiến, phe Bắc/ phe Nam hoặc phe thân Trung Quốc/ phe thân Mỹ…Tất cả chỉ là sự suy đoán. Sự suy đoán này cũng không có mấy chính xác khi thực tế xảy ra cứ chồng chéo lên nhau ngược với những suy đoán. Việc ông cựu TBT Lê Khả Phiêu được cho là do phe cánh Đỗ Mười/Lê Đức Anh bảo thủ đưa lên, rồi cũng chính 2 ông này hạ ông Phiêu xuống là một ví dụ. Việc Nguyễn Tấn Dũng được coi là thành phần phe đổi mới nhưng khi làm thủ tướng , dù đang làm ra vẻ cải cách hành chính, trẻ trung hoá chính quyền theo lối dân chủ Tây Phương, vẫn cứ phải qua bái kiến, nhận sự chỉ đạo của Bắc Kinh là một thí dụ khác. Một điều chắc chắn là dù có nhiều tranh chấp phe phái, dù có phải tiêu diệt tàn sát lẫn nhau, bọn cầm quyền CSVN củng đồng tình và hợp lực với nhau ở một điểm là nhất quyết không để cho bất cứ ai đụng chạm đến quyền lãnh đạo độc tài đảng trị của họ, kể cả đó là những đảng viên CS trung kiên cao cấp nhất của họ. Vì vậy, việc CSVN đoàn kết hay chia rẽ, sự tranh chấp phe phài vẫn còn hay đã chấm dứt không phải là chỗ dựa chính cho công cuộc đấu tranh dân chủ cũa nhân dân VN. Có điều đó thì càng tốt , phong trào đấu tranh có thêm một chút lợi thế khai thác. Không có điều đó thì con đường đấu tranh cho dân chủ vẫn cứ phải đi. Riêng về nhận định” tình trạng ổn vững nội bộ của đảng CSVN chưa chắc là điều xấu cho tiến trình dân chủ, nó có thể là tốt” của ông NGK, thì quá sức hiểu biết của tôi, xin miễn bàn.
7/- Khẩn cấp từ bỏ ngôn ngữ giả dối quốc nội là chủ lực, hải ngoại chỉ có vai trò yểm trợ.
Trước hết, hoàn toàn phản đối cách dung từ “ngôn ngữ giả dối “ trong câu viết đó. Lý do: cho dù xét lại này của ông Kiểng có đúng chăng nữa, thì cái chủ trương quốc nội là lực lượng chủ lực, hải ngoại là thành phần yểm trợ cùng lắm là sai lầm, ông NGK phát biểu đó là ngôn ngữ giả dối , có nghĩa ông buộc tội chúng tôi, những người có quan niệm đó lừa gạt quần chúng trong nước. Đây là một lời kết tội nặng nề không thể bỏ qua ,bởi vì khi chúng ta tranh đấu cho lẽ phải, công bình và sự thật thì không thể giả dối. Không ai phán xét một sai lầm vế phương cách hành động của môt đồng minh cùng chí hướng với mình bằng lời tuyên án mạnh bạo có tính cách thoá mạ như thế. Thành thực mà nói, tôi nghĩ rằng khi có nhận định xét lại này, ông NGK đã đứng trên quan điểm của (những?) người, tổ chức có ước vọng lãnh đạo chính trị, ông dựa vào những diễn biến lịch sử thế gìới của những năm trước thời chiến tranh lạnh và ông quên đi phần lịch sử của những năm hậu hiện đại, nhất là trong vài năm vừa qua với những cuôc cách mạng Cam, Hoa Hồng, Hoa Cẩm Chướng.
Điểm khác biệt quan trọng là chúng tôi đặt chủ trương theo quan niệm quần chúng đa số( 80 triệu trong nước + 3 triệu ở hải ngoại). Với chủ trương này thì bất cứ phong trào, hay cuộc cách mạng nào nếu muốn thành công phải phát xuất từ trong nước và thành phần trong nước phải là chủ lực, hải ngoại có làm gì cũng chỉ là thành phần hỗ trợ. Tổ Chức Hải ngoại muốn lãnh đạo phong trào, công khai hay bí mật, hãy cử nhân sự trở về trong nước trực tiếp chỉ huy, không thể hô hào từ xa. Như trên đã nói, đây là một chủ trương, có thể đúng đắn hay sai lầm, không nên đặt vấn đề chân thật hay giả dối. Cũng cần nói thêm, vì chỉ là quan niệm của quần chúng nên chỉ có thể là tiếng nói của lương tâm, chưa có thể có giải pháp cho đất nước. Những giải pháp, những chiến lược cho đất nườc để dành cho những thành phần lãnh đạo. Còn sự đấu tranh cho dân chủ VN là sự đấu tranh chung, dành cho tất cả mọi người có tấm lòng với đất nước. Không nên vì sự khác biệt trong hình thức đấu tranh mà lên tiếng khinh bỉ những hình thức đấu tranh bộc phát này là “một cuộc lên đồng, một sự gây ảo tưởng mạnh,” và lên án một chế độ là: “tuy không bạo ngược như chế độ cộng sản nhưng cũng không phải là một chế độ tốt(xấu chỗ nào không thấy nói tới, ít nhất nó không bạo ngược đã là một điều quá tốt),một chế độ không có ý chí(?
Không hiểu ý ông) và chưa bao giờ có một nhân sự chính trị đúng nghĩa (như thế nào là một nhân sự chính trị đúng nghĩa? một nhân vật làm thí dụ điển hình?).
Xin chấm dứt luận bàn về một chế độ đã qua ở đây, vì ông NGK cũng như tôi, có lẽ tuổi đời, kinh nghiệm và những dữ kiện trong thực tế và trong nghiên cứu chưa đầy đủ cho sự phê phán của chúng ta.

8/- Khối người thoát ra được nước ngoài là một khối người rã hàng, đầy cắm thù và tuyệt vọng, đấu tranh chỉ cốt để biểu lộ và trút bớt hận thù.
Một nhận định xét lại mang tính mạ lỵ hàng triệu người khắp nơi trên thế giới không cơ sở, không bằng chứng và giống hết luận điệu của nhà cầm quyền CSVN nói về khối người Việt nước ngoài. Trước tiên, thống kê nào cho ông thấy khối người Việt hải ngoại là một khối người rã hàng, đầy căm thù và tuyệt vọng?
Người Việt hải ngoại là một tập hợp rất nhiều thành phần: có những người có mặt từ trước những ngày cuối tháng Tư - Bẩy Lăm, một số lớn đã di tản trong những ngày ấy, số lớn khác , bao gồm cả những người từ miền Bắc không thuộc chế độ cũ) ra đi bằng vượt biển, một số , đa số từ miền Bắc, chọn ở lại sau sự kiện Đông Âu, một số sau này định cư qua các chương trình xuất khẩu lao động. Nói chung là đủ mọi thành phần trong cái khối người thoát ra nước ngoài. Như vậy đây là một nhận định sai lầm. Họ có căm thù và tuyệt vọng không? Con người chỉ tuyệt vọng khi đi đến chỗ cùng đường. Thực tế hiện nay, đại đa số người Việt tại hải ngoại dù ở đâu trên thế giới đều có một đời sống tương đối tự do, sung túc và hạnh phúc đầy đủ hơn đa số người Việt trong nước, sư thật này là hiển nhiên ai cũng công nhận, vậy làm sao họ có tình trạng tuyệt vọng?
Còn căm thù. Nếu nói căm thù Cộng Sản vì bại trận thì chỉ là một số nhỏ. Tuy vậy, họ cũng có lý do để căm thù, khi mà cửa nát nhà tan, tài sản bị cướp bóc, gia đình ly tán hay đã tan hoang, cuộc sống không còn ý nghĩa. Ai có thể thấu hiểu nỗi mất mát đớn đau của họ, trong khi những kẻ tàn nhẫn gây nên đau khổ ấy vẫn nhhơn nhơn sống trên những thứ mà chúng cướp đoạt được, lại luôn miệng thoá mạ họ là những kẻ phản bột tổ quốc, loài cặn bã của xã hội.

Dù sao, thời gian cũng đã xóa bớt nỗi đau, họ chỉ là một số. Đa số không căm thù vị bại trận. Họ chưa một lần bại trận. Nếu có sự căm thù, đó là căm thù sự phi nhân tàn bạo, sự gỉa trá lừa bịp, sự độc tài toàn trị của đảng CSVN lên đất nước VN hiện tại chứ không vì một chế độ cũ. Các công cuộc đấu tranh mà họ tham gia hoàn toàn có tính cách tự nguyện, vì lòng thiết tha với đất nước, vì tình dân tộc, nghĩa đồng bào chứ không phải để biểu lộ hận thù, trút bớt hận thù.
Đôi khi trong một thời điểm nhất định, dưới khí thế của những cuộc xuống đường biểu tình, một vài lời quá khích của một vài cá nhân không kiềm chế được không phải là quan điểm của đám đông, cũng không biểu lộ hoàn toàn cái tâm của những cá nhân trong nhất thời ấy.
Nói chung, khối người Việt hải ngoại, như ông nhận định, có một đời sống ổn định, có đầu đủ tự do, dân chủ và nhân quyền. Không ai bắt buộc họ phải đấu tranh. Họ tự nguyện đấu tranh không cho họ mà cho nhân dân trong nước. Vì thế khi cho rằng họ đấu tranh chỉ cốt để biểu lộ hận thù đã không những phủ nhận giá trị lòng yêu nước thương đồng bào của họ mà còn gán ghép thoá mạ sự tham gia đấu tranh của họ vào một hành vi có mục đích đê tiện nhỏ nhen.

Tôi biết ông NGK là người có tấm lòng với đất nước, và việc ông phê phán nhằm mục đích xét lại các phương thức đấu tranh có vẻ như bế tắc hiện nay để cải thiện và hướng dẫn công cuộc đấu tranh đến một hướng đi mới, thúc đẩy tập hợp đoàn kết quần chúng, kiện toàn tổ chức để có thể thúc đẩy một giải pháp khả thi cho đất nước hơn.
Tôi cũng biết, qua các bài viết, ông NGK có nhiều tham vọng, và tham vọng lãnh đạo chính trị là một trong những ước mơ lớn của ông. Thế nhưng , để là một nhà lãnh đạo chính trị có tầm vóc, chưa nói đến tài ba lỗi lạc., dù trong tinh thần phê phán hay tự phê, dù những lời phê phán đúng sai, có cần những lời lẽ quá mạnh đến gần như thoá mạ đó hay không? Nhất là những lời lẽ được đưa ra công khai trên báo, mạng cho một cuộc tranh luận. Một lời chỉ trích quá nặng cho một tập thể quá lớn, trong khi ý của ông chỉ muốn đặt vấn đề xét lại cho một số nhân vật, tổ chức mà ông nghĩ là thành phần lãnh đạo, chịu trách nhiệm cho công cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam. Quần chúng sẽ nghĩ gì khi nghe một nhà lãnh đạo có những lời hiệu triệu với những lời lẽ trong bài “Thời điểm của môt xét lại bắt buộc" của ông.
Ngay cả những nhóm người “ làm nhiệm vụ lãnh đạo” cũng đả phải góp ý “nhăn mặt” trong nhiều bài nhận định gần đây cả trong và ngoài nước.
Làm lãnh đạo không chỉ có tài, mà phải có đức. Một trong các đức ấy là lên tiếng phê phán sao để người bị phê phán cảm nhận được cái sai lầm của họ, nhưng ho vẫn thấy được cái dụng tâm sửa chữa và khuyến khích họ làm tốt hơn, đồng thời họ vẫn mến phục, chứ không phải để họ cảm thấy bị lăng nhục thoá mạ đến oán ghét và đi đến chống đối. Chưa kể, người lãnh đạo phải hiểu mình cũng sai lầm, biết nhận thức và sửa chữa những sai lầm đó.
Cũng như bao nhiêu người khác, tôi sẽ ủng hộ ông NGK và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hết mình, khi ông và tổ chức THDCĐN có một giải pháp khả dĩ thúc đẩy mau chóng các quyền tự do căn bản nhất cho nhân dân VN. Bước đầu, chỉ cần nhắm đến mục tiêu ba Tự Do căn bản thôi, thưa ông: Tự do sinh sống,tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.
Phương Duy Australia.
10 Aug 2007
Các bài liên quan:
_ Thời điểm của một xét lại bắt buộc, Nguyễn Gia Kiểng
- Qua bài'thời điểm của một xét lại bắt buộc của NGK,Nguyễn Văn Hiệp
- Vài lời với ông Giang, ông Kiểng,Hoàng Tiến

Đối thoại với Nguyễn Gia Kiểng 1

Cuộc cờ nào cho dân tộc Việt Nam.

Tác giả cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, theo tôi, là người luôn luôn có những ý tưởng mới lạ. Là một người tương đối phóng khoáng, tôi thích lối suy nghĩ khác lạ của ông, tuy rằng có điểm đồng tình, nhiều điểm không đồng ý, chẳng hạn như lối đặt tựa đề tác phẩm rất “lạ lùng” của ông: Tổ Quốc Ăn Năn . Tổ Quốc tại sao lại phải ăn năn? Chỉ có con người sống trong đó với các hành vi tội lỗi hay phá hoại Tổ Quốc cần biết ăn năn và mong được Tổ Quốc tha thứ mới phải chứ? Tuy nhiên. , tôi vẫn cho rằng dù những ý lạ của ông sai đúng hay dở, ông vẫn thể hiện nhiều nhiệt tâm với đất nước, không nhiếu thì ít cũng có lợi cho công cuộc dân chủ hoá Việt Nam. Điều nên làm là dù không ủng hộ cũng không chỉ trích phê bình gây chia rẽ ngô nhận. Mọi con đường đều tới La Mã. .
Lần này, qua 2 bài: “ Thời điểm của một xét lại bắt buộc Kịch bản nào cho cuộc cờ này?”, những ý tưởng “ khác lạ” của ông, theo tôi nhận định, đã trở thành“quái lạ”, ,một từ mà có lẽ ông sẽ phật ý, vì tôi không biết dùng từ nào nhẹ nhàng hơn. Thôi cũng đành làm buồn lòng ông, và cũng như ông, tôi thích nói thẳng, nói thật những gì mình suy nghĩ, cho dù những điều mình nói ra có thể làm người khác đau lòng hay nổi giận.Dù vậy, vẫn ở trong tinh thần góp ý xây dựng. Bài “ Thời điểm một cuộc xét lại bắt buộc” của ông có rất nhiều điểm đáng tranh luận, và đã có nhiều tác giả trong ngoài nước tranh luận rất có giá trị nên xin mạn phép để đó. Riêng lúc này, tôi xin góp vài ý với ông qua bài : “Kịch bản nào cho cuộc cờ này?”
Hồi còn trẻ, cũng như ông, tôi thích đánh cờ. Không may mắn như ông, tôi không gặp được sư phụ và cũng không đam mê cờ quá độ. Cho nên trình độ chơi cờ của tôi luôn luôn ở cái mức như ông đánh giá là người không biết đánh cờ. Nói nhẹ hơn là chưa sạch nước cản. Có một điều, dù không biết đánh cờ, tôi cũng có được kinh nghiệm, không phải kinh nghiệm đánh cờ, mà là kinh nghiệm về thái độ của người đánh cờ. Vì những nước cờ thấp như vịt, những cao thủ không muốn đánh cờ với tôi (boring). Vì thế, để có đấu thủ, tôi đi dạy cho những đứa bạn chưa biết chơi cờ.. Trong số, có một thằng bạn rất láu cá và có tính háo thắng. Dù chỉ mới biết sơ, nó ít khi nào chịu thua một cuộc cờ. Khi bị chiếu bí, nó đòi đi hoàn lại, nhiều khi đến hai, ba bước cũ. Nhưng khi tôi sơ hở để bị nó chiếu, chưa kịp nhìn ra thì nó đã chộp ngay quân tướng của tôi để tuyên bố thắng lợi và kết thúc cuộc cờ. Có lần, tôi cũng bắt chước , chụp lấy quân tướng của nó để không cho nó đi lại, thì nó nổi nóng cầm nguyên bàn cờ đập lên đầu tôi.May bàn cờ chỉ bằng cạc tông nên không hề hấn gì. Đó là kinh nghiệm đánh cờ khá thú vị..
Trở về với bàn cờ chính trị Việt Nam qua nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng trong việc đi tìm một kịch bản cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, chúng ta thử đánh giá lại lực lượng của hai đấu thủ trong cuộc cờ này. Một bên là nhà cầm quyền CSVN được lãnh đạo chi phối bởi đảng CSVN. Bên kia là lực lượng đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân VN. Chúng ta cần xác định rõ ràng lực lượng này là những ai? Đó chỉ là một số cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước thường được gọi chung một cách chính trị là những nhà dân chủ phản kháng hay là toàn thể lực lượng nhân dân đấu tranh chung bao gồm cả những người dân lao động bình thường trong và ngoài nước đã từng cùng đứng tranh đấu hỏi như các biểu tình đòi hỏi quyền lợi tối thiểu của công nhân ,khiếu kiện chống tham nhũng bất công của dân oan, những vụ xuống đường chống đối sự đàn áp ở trong nước của các giới chức cầm quyền CSVN của người Việt hải ngoại khi những người này có mặt ở nước ngoài? Đấu tranh đòi hỏi những quyền căn bản của con người như vậy dường như luôn luôn mang một mầu sắc chính trị, nhưng có thực sự là một đấu thủ bình đẳng trong một cuộc cờ chính trị hay không? Hơn thế nữa, nếu chỉ chú trọng vào một số cá nhân, tổ chức điển hình , chúng ta cũng có thể thấy rõ: một người hay một tổ chức đấu tranh có thể là một nhà chính trị, nhưng cũng có thể chỉ là một người(hay một tổ chức ) hoạt động trong lãnh vực xã hội . Ngược lại, một nhà chính trị cũng có thể là hay không là một nhà đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền. Các tổ chức như Hội Ân Xá Quốc Tế, Uỷ ban bảo vệ nhân quyền, tổ chức tranh đấu cho nữ quyền,các nhà lãnh đạo tôn giáo lên tiếng cho những người bị áp bức phê phán chính quyền của họ cũng có vẻ nhuốm màu chính trị nhưng họ vẫn không hoạt động chính trị để có thể đặt lên bàn cờ trong cuộc đấu. Những người tạm gọi là những nhà lãnh đạo phong trào phản kháng đấu tranh ở trong và ngoài nước, một số chỉ chủ trương quan tâm đòi hỏi đến những quyền tự do căn bản nhất của con người , một số nhắm đến những mục tiêu cao hơn về dân chủ đa nguyên , ngay cả một số muốn có một giải pháp thay đổi chế độ trong phương pháp bất bạo động, họ là những linh hồn, những người hướng dẫn khối quần chúng ở một phía của bàn cờ trong cuộc cờ chính trị VN. Nói chung là có nhiều khuynh hướng Những khuynh hướng này có thể khác nhau, đôi khi đối chọi với nhau nhưng vẫn có cùng một mục tiêu dân chủ hoá Việt Nam. Liệu đây có thể được coi là nhửng giải pháp, những thế cờ cho cuộc cờ chính trị Việt Nam hiện tại?
Tôi còn được an ủi vì thằng bạn láu cá dù ăn gian và háo thắng vẫn để cho tôi có đầy đủ các quân cờ khi bước vào trận đấu. Cuộc cờ chính trị VN hiện tại không có sự may mắn ấy. Nhà cầm quyền CSVN hiện có đầy đủ trong tay binh hùng tướng mạnh, nắm toàn bộ công an quân đội, tự giành quyền lãnh đạo đất nước, tự ý làm luật và thi hành pháp luật theo ý mình, nắm hết nguồn tài sản đất nước : đất đai, nguồn nhân vật lực , nắm hết các phương tiện truyền thông báo chí, tức là họ có đầỳ đủ tướng sĩ tượng xe pháo mã. Không những thế, họ còn để các quân cờ của họ tự do tung hoành ngang dọc . Trong khi đó phía đối thủ bên kia chỉ được phép có những quân cờ là những con chốt chỉ được đi từng bước ngang hay đi lui thì xin hỏi có bài bản nào, nơi chỗ nào trên thế giới cho ta học hỏi để đưa đối phương vào thế bí mà không cần tìm cách hạ bớt những quân cờ ngang ngược kia đi? Thế thì, trong khi chúng ta phải hy sinh nhiều nước cờ và chưa có một giải pháp nào khả dĩ chiếu bí đồi phương, những đóng góp của mọi quân cờ để làm giảm áp lực đối phương, chúng ta chọn cách nào: cộng tác để hỗ trợ hay chỉ trích(kiểu mỉa mai là lên đồng tập thể hay đấu tranh không lượng sức cốt lấy tiếng để rốt cuộc vào tù) và cho rằng chỉ có đường lối của mình là đúng đắn. Hãy khoan nói đến đa nguyên đa đảng,chưa vội bàn đến hoà hợp hoà giải, hãy chỉ chú trọng đòi hỏi tới những quyền tự do căn bản nhất của con người, quyền sống, quyền đối xử bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do tư tưởng , tự do ngôn luận, những quyền mà nhiều khi súc vật còn được đối xử tốt hơn con người tại VN. Đối với một cuộc cờ chênh lệch bất tương xứng như vậy, điều nào chúng ta nên làm trước: tìm cách hoá giải bớt những chênh lệch khi vào cuộc đấu, hay cứ lay hoay đi tìm những thế cờ bí hiểm dẫn đến thắng lợi mà ai cũng thấy thấp phần khó khăn? Nếu chấp nhận việc hoá giải bớt những chênh lệch là việc nên làm tức là chúng ta đang đi tìm những áp lực .
Nói đến áp lực, xin đồng ý với ông NGK với 2 loại áp lực: của quốc tế và của xã hội quần chúng Việt Nam. Áp lực quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ và Liện Hiệp Âu Châu ai cũng thấy rõ. Còn áp lực của quần chúng Việt Nam. Chúng ta sẽ định nghĩa thế nào về khối quần chúng này?Nó sẽ chỉ là nhân dân trong nước hay bao gồm cả khối người Việt tại hải ngoại? Nếu cho rằng họ(khối người Việt hải ngoại không nằm trong thành phần quần chúng Việt Nam thì khối này phải nằm trong thành phần quốc tế, một lực lượng mạnh trong việc cộng tác và thúc đẩy áp lực quốc tế có phản ứng mạnh mẽ và sâu rộng hơn lên sự biến chuyển nền dân chủ hoá Việt Nam. Ngược lại, nếu cho khối này nằm trong khối quần chúng Việt Nam thì áp lực của nó lúc này lên nhà cầm quyền CSVN đã có hiệu quả. Quần chúng Việt Nam đã tự vận động để đang có những áp lực mạnh mẽ. Những người dân trong nước đã trỗi dậy làm áp lực nặng nề lên nhà cầm quyền CSVN qua các cuộc xuống đường biểu tình của công nhân, nông dân và các dân oan khiếu kiện trong thời gian vừa qua và hiện vẫn còn tiếp diễn, cho chúng ta thấy người dân đủ sừc hiểu biết quyền lợi của họ và sự nhịn nhục áp bức đã quá mức chịu đựng để đòi hỏi nhà cầm quyền phải thay đổi luật chơi dân chủ mà chưa cần đến sự vận động.bên ngoài. Áp lực quần chúng trong việc xuống đường khiếu kiện dài ngày vừa qua của đồng bào các tỉnh thành miền tây Nam bộ tuy đã bị nhà cầm quyền dùng vũ lực hoá giải dễ dàng, nhưng không làm nó tàn lụi. Với kinh nghiệm rút tỉa sự thất bại này để học hỏi cho những lần tranh đấu sau, khối quần chúng ô hợp lẻ loi, phân tán đã biết tập họp liên hợp để tạo nên một áp lực khá mạnh mẽ làm phía cầm quyền lúng túng , buộc lòng phải xử dụng bạo lực để giải tán. Đánh rơi cái mặt nạ đảng CSVN là đại diện của giai cấp công nông, và đảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của nhân dân lao động.. Kết quả của từng người tranh đấu không đạt được nhưng lại có tiếng vang và càng làm cho những người dân khác , ngay cả đám công an đàn áp họ và một số đảng viên CS chưa mất lương tâm thấy rõ bộ mặt giả dối của đảng là do dân, vì dân và đảng CS thoát thai từ nhân dân lao động. Bất công càng nhiều,Áp lực càng cao. Có ai bảo đảm là qua việc đàn áp dân oan, nhửng bất công không những tồn tại không được giải quyết mà còn gia tăng thêm, người dân oan không còn những bức xúc uất hận. họ không học hỏi được kinh nghiệm gì cho những đấu tranh đòi hỏi trong tương lai được tốt đẹp hơn, áp lực của họ lên phía cầm quyền CSVN mạnh mẽ hơn, qui mô hơn , có tổ chức hơn , gây khó khăn hơn cho bọn công an trong hành động dẹp tan biễu ting bằng bạo lực.
Cả hai áp lực trong và ngoài đã có sẵn. Như vậy, việc vận động tạo ra áp lực lên phía cầm quyền CSVN không còn là vấn đề then chốt. Chuyện cần làm là thúc đẫy 2 áp lực này mạnh mẽ hơn. Khối người Việt hải ngoại dù đặt trong loại áp lực nào, quốc tế hay Việt Nam cũng đang làm cái chức năng tiếp sức hỗ trợ cho cả 2 áp lực trong và ngoài ấy, những hành động họ làm mà ông NGK đang phê phán là lên đồng tập thể. Thử hỏi, nếu không có những hành động ấy trong bao năm qua, áp lực quốc tế có chú ý dến tình trạng nhân quyền tồi tệ của VN không? Các chính phủ Hoa Kỳ, các quốc gia Liên Âu cũng như các tổ chức NGO ( ngoài chính quyền) có sẵn sàng lên tiếng không? Các phong trào lên tiếng đấu tranh, đòi hỏi dân chủ, tư do, công nhân biểu tình đòi quyền lợi, nông dân đòi lại nhà đất, dân oan khiếu kiện bất công có hoạt động mạnh mẽ như trong thời gian vừa qua? Tại sao chúng ta không bàn luận với nhau về những giải pháp để phát huy những áp lực có sẵn ấy mạnh mẽ hơn nữa? Áp lực quốc tế không chỉ lên tiếng quan tâm mà cần có hành động cụ thể. Áp lực trong nước từ sự tự phát cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn, có sự lãnh đạo khôn ngoan hơn, có tổ chức hơn, để không dễ dàng bị bẻ gẫy và hoá giải luận điệu cố hữu của nhà cầm quyền là :” người dân bị bọn phản động xúi giục gây rối.”.?
Dân chủ đa nguyên. Hoà hợp hoà giải. Đa nguyên như thế nào? Ai hoà giải với ai? Những vấn đề trên quá to lớn và phức tạp mà phạm vi của một bài tiểu luận không thể phân tích. Ở đây xin bàn đến mốt yếu tố nhận định của ông NGK cho rằng nó từng bị đả kích, rồi sau đó được chấp nhận. Có một sự mơ hồ trong nhận định này: nó đã bị đả kích ở dâu? Ra sao? Sau đó được chấp nhận khi nào? Trong trường hợp nào? Theo nhận thức thông thường của tôi thì không có trước đả kích, sau chấp nhận. Thưc tế cho thấy, mọi sự việc biến chuyển theo thời gian. Trong những thập niên khi ý thức hệ CSCN còn bao trùm một phần khá lớn của thế giới. công cuộc đấu tranh của người Việt cũng giới hạn trong hai chữ quôc cộng, việc thông tin tuyên truyền còn rất trở ngại khó khăn. Việt Nam đang ở trong thời hãnh tiến bao cấp đen tối nhất trong lịch sử, người dân muốn ra khỏi giai đoạn đen tối này chỉ còn tìm cách thoát đi. Những người có tâm huyết với đất nước như Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn muốn quay trở về quang phục quê hương cũng chỉ có cách duy nhất là đấu tranh bằng võ trang, dù biết đây là việc làm vô cùng khó khăn, đội đá vá trời. Mục đích kết hợp toàn dân tộc để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ độc tài cộng sản. đó cũng là một hình thức đi đến dân chủ đa nguyên không thể cho đó là thời điểm chống đối dân chủ đa nguyên, hoà hợp hoà giải (dân tộc đích thực). Khi CSCN sụp đổ trên toàn cầu, thế giới bước vào kỷ nguyên tin học với các thông tin nhanh chóng hơn hàng trăm ngàn lần, nhân loại có chiều hướng thiên về chủ trương hoà bình và do nạn gia tăng khủng bố trên thế giới., các phương thức đấu tranh vũ trang trở thành lỗi thời để nhường chỗ cho một hình thức đấu tranh nhân bản và ít tốn xương máu hơn, đó là các cuộc đấu tranh bất bạo động, còn gọi là đấu tranh trong hoà bình. Bất bạo động nhưng vẫn đầy kiên quyết và không nhân nhượng. Đây là một sự điều chỉnh theo tình thế biến chuyển, không phải là mới được chấp nhận gần đây. Nhà cầm quyền CSVN cũng biết rõ về sự biến chuyển cũa hình thức đấu tranh này, nên họ thường lên tiếng rêu rao cảnh báo đảng viên của họ về cái họ gọi là “âm mưu diễn biến hoà bình” của quốc tế và “bọn phản động VN ở nước ngoài” nhằm mục đích giải thể sự lãnh đạo của CSVN lên dân tộc VN.
Ông NGK đã tự mâu thuẫn khi ở phần trên, ông bày ra cuộc cờ cho Việt Nam, một bên là sự lãnh đạo độc tài đảng trị của đảng CSVN, bên kia là cuộc cách mạng của nhân dân VN đấu tranh cho dân chủ VN, nhưng phần dưới, ông lập luận rằng: kẻ thù chính của cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam lại không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là chủ nghĩa luồn lách. Chủ nghĩa cộng sản, thực tế, đã sụp đổ. Đảng CSVN hiện tại chỉ còn cái vỏ bọc cộng sản, ôm chặt quá khứ để bám víu quyền lực, bảo vệ sự lãnh đạo duy nhất mà họ tự ban cho mình. Lý tưởng của họ bây giờ là tham vọng cá nhân, vơ vét bằng mọi cách , giữ vững độc tài độc đảng bất kể lợi hại cho đất nước cho dân tộc. Chính sự độc tài độc đảng này đã mang đến hệ quả của sự luồn lách. Con người trong một xã hội chuyên quyền luôn phải luồn lách để sống, để tồn tại. Đó không phải là một chủ nghĩa , mà là một lối sống của những kẻ cơ hội. Những kẻ này thì ở thời nào cũng có, nhưng nó phát triển mạnh ở trong nhửng xã hội khép kín. Công cuộc cách mạng dân chủ khi tranh đấu giành lại những quyền cơ bản của nhân dân là tìm cách biến chuyển cái xã hội khép kín này thành một xã hội mở. Khi đó, người cầm quyền, dù dưới một chế độ nào, đảng phái nào cũng không thể chuyên quyền, những kẻ cơ hội không có chỗ để luồn lách. . Khi sự độc tài lui bước thì sự luồn lách cũng tiêu tan. Nhận thức được rằng sự độc tài độc đảng là nguyên nhân của vấn nạn, là kẻ thù chính của việc đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho VN thì việc ai cầm quyền lãnh đạo đất nước, kể cả đảng CS, trong một thể chế dân chủ sẽ không còn là vấn đề. Đảng CSVN vẫn có thể cầm quyền trong một chế độ đa nguyên đa đảng, nếu như toàn dân trong một đất nước tự do vẩn tin tưởng vào sự lãnh đạo của họ. Vấn đề là đảng CSVN có chịu từ bỏ độc tài đảng trị, chấp nhận trò chơi dân chủ hay không?
Một cuộc cờ quá chênh lệch như vậy, làm sao đưa đến thắng lợi?
Nhà cầm quyền CSVN nắm giữ hết mọi phương tiện và quyền lực , được coi như có hết toàn bộ những quân cờ chủ yếu trong tay. Họ lại toàn xử dụng những thế cờ cổ điển độc ác: đàn áp, trấn lột, cấm đoán, bưng bít, tuyên truyền, lừa bịp, đổi mới giả hiệu, bất chấp dư luận để chống lại công cuộc cách mạng dân chủ đích thực. Nhìn khái quát theo lối biết chơi cờ, ông NGK nghĩ rằng họ ở thế mạnh và đang trên đà thắng lợi, lưc lượng đấu tranh cho dân chủ VN ở thế yếu và đang tàn lụi. Có thưc như thế không? Theo thiển ý, lực lượng đấu tranh cho dân chủ đang đi những nước cờ chậm rãi nhưng vững chắc. Những quân cờ mà ông gán danh hiệu “lên đồng tập thể” đang lên tiếng cho thế giới phải quan tâm đến tình hình dân chủ tại Việt Nam. Những quân cờ khác đang bị bầm dập trong lao tù mà ông tuởng rằng làm cho phong trào đấu tranh trong nước tàn lụi đi thì đã nhanh chóng xé tan cái bộ mặt giả dồi của đám lãnh đạo CSVN để cho mọi người thấy rõ những trò lừa bịp xảo trá cùng những hành động dã man tàn ác của họ. Lại có những người đang xử dụng những kỹ thuật phương tiện truyền thông thông tin mới cực kỳ nhanh chóng, , đưa tin tức và hình ảnh chính xác để lột trần những âm mưu hèn hạ bỉ ổi buôn dân bán nước của đám lãnh đạo CS tồi tệ, tham nhũng, bè phái, thối nát, đồng thời mang đến cho người dân thường đang bị bưng bít thông tin một tầm hiểu biết rộng rãi hơn về một nền dân chủ đích thực. Và còn nhiều nước cờ khác nữa, âm thầm nhỏ nhoi nhưng đang có nhiều hiệu quả của tức nước vỡ bờ. Một giọt nước đứng lẻ loi thì vô hại, nhưng kết hợp lại thành sông thành suối sẽ có khả năng cuốn trôi mọi thứ nó đi qua.. Phải nhận thấy rằng đối thủ của công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam ở phía bên kia chỉ là một nhóm lãnh đạo thiểu số. Trong bàn cờ chính trị hiện nay, những binh hùng tướng mạnh họ đang có trong tay chỉ là những công cụ. Những công cụ này hiện là vũ khí cho công cuộc đàn áp nhân dân, bảo vệ chế độ cho họ. Nhưng chính chúng một ngày nào đó sẽ là phương tiện tiêu diệt chínhkẻ nắm giữ chúng. Đàn áp, bắt bớ được một người dân, giống như hạ được một quân cờ, họ rêu rao thắng lợi, họ sẽ phải đấu với hơn tám mươi triệu quân cờ cho tám muơi triệu lần tuyên bố thắng lợi. Những quân cờ dân chủ nhỏ bé, yếu ớt, nếu biết liên hoàn đoàn kết để bảo vệ che chở cho nhau, dù không tiêu diệt được nhũng xe, pháo mã thì cũng làm vật cản bước chân, vô hiệu hoá làm chúng không thể tung hoành, hoặc lợi hại hơn, làm cho chúng trở thành trở ngại, bao vây giam hãm chính chủ tướng của chúng.
Công cuộc đấu tranh cho dân chủ là một sự đấu tranh triền miên và nối tiếp. Mục tiêu của nó là hướng đến một xã hội bình đẳng, tươi đẹp, hoàn thiện hơn. Xã hội này chỉ có trong ước mơ. Một thành quả đạt đưọc thường nảy sinh một vấn đề cần giải quyết. Vì thế, đấu tranh cho dân chủ sẽ mãi mãi tiếp diển và không có thắng lợi cuối cùng. Ngay cả những nền dân chủ tiên tiến nhất trên thế giới vẫn tồn tại những công cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ, những thay đổi mới. Do đó, sự đấu tranh dân chủ cho Việt Nam không dừng lại khi đạt được một vài thắng lợi nhỏ nhoi , ngay cả khi có một chế độ đa nguyên. Bước đầu của công cuộc đấu tranh, người dân đòi hỏi các quyền tự do căn bản của con người, đòi lại các tài sản vật chất và những giá trị tinh thần đã bị chiếm đoạt. Người dân không cần tuyên bố thắng lợi vì không ai tuyên bố thắng lợi với kẻ cướp bóc mình. Nếu được đặt lên bàn cờ thì chúng ta đang ở trong cuộc cờ với một thế trận gay go. Chúng ta đang cần nhiều quân cờ nhập cuộc. Mỗi quân cờ, dù nước cờ non yếu, dù “chưa biết chơi cờ”, dù chỉ là một quân cờ hỗ trợ ít giá trị hay một quân cờ phải hy sinh làm vật cản cũng là một trong muôn ngàn thế cờ mà phía bên kia phải bận tâm đối phó, là một bước nhỏ nhoi cho sự đấu tranh tiến gần hơn tới đích.
Công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đang mong đợi những thế cờ “tuyệt chiêu “ . Còn những cao thủ “biết chơi cờ” đã đang hình thành một thế cờ “bí hiểm xuất thần” nào đó hay chưa?.
Phương Duy
Australia 04 August 2007
Các bài liên quan:
- Kịch bản nào cho cuộc cờ này?Nguyễn Gia Kiểng
- Tranh luận với Nguyễn Gia Kiểng,Hoàng Cơ Định