Chuyện rước đuốc Bắc Kinh

Trung Cộng đừng hòng lừa gạt thế giới

Nếu Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể bỏ tiền của, công sức và lượng dân số khổng lồ ra để lừa gạt và chinh phục công luận thế giới qua trò hề rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh qua nhiều quốc gia thì họ đã lầm to. Dưới đây là bài báo http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23594182-5000117,00.html>“China sends in the clowns” của Ký giả Andrew Bolt, bình luận gia nặng ký nhất của nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Australia với trên một triệu ấn bản mỗi ngày, đó là tờ báo Heraldsun xuất bản tại Melbourne. Bài báo được đăng tải ngày 25/04/2008 (ngày lễ ANZAC Day của Australia),tức một ngày sau ngày rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh tại thủ đô Canberra(24/04/2008).

Trung Quốc gửi đến những tên hề.

Nếu tôi chưa từng tận mắt đi coi hát xiệc, có lẽ tôi đã nghĩ rằng hai triệu đồng đô (Úc) mà chúng ta (nước Úc) tiêu xài ngày hôm qua cho việc rước đuốc Bắc Kinh tại Canberra thật phí phạm.

Nhưng khi đã coi từng giây phút hài hước của hơn ba tiếng đồng hồ cái gọi là ‘rước đuốc Bắc Kinh’ ấy thì tôi lại nghĩ:- Halleluija! – Cũng đáng đồng tiền bát gạo đấy chứ..

Hơn là thổi bay thêm tiền của vào trong cái ngày coi trọng những trò thể thao một cách quá mức trong lịch sử, chúng ta đã được dạy cho một bài học về sự thật và về những ma mãnh chính trị , có giá trị bằng cả cái đầu bằng vàng(y) của Kevan Gosper (chú thích người dịch: K. Gosper, phó chủ tịch Ủy ban Thế Vận Quốc Tế kiêm chủ tịch uỷ ban Thế Vận nước Úc).

Tôi không nghĩ chúng ta sẽ mau quên cái hình ảnh cảnh sát Úc phải vật lộn với những”nhân viên người Hoa theo hầu ngọn lửa”- thật ra họ là những thành viên của lực lượng công an vũ trang nhân dân Trung Quốc- trong sự đối đầu của hai lực về việc ai thực sự giữ quyền bảo vệ ngọn đuốc.

Thật vô giá! Chuyện này cứ như là một cuộc diễn tập cho một cuộc chiến tranh Úc – Trung, sống động trên màn hình TV. Tôi đã bất cười.

Tôi đặc biệt thích thú khi nhìn đám cảnh sát lúng túng của chúng ta nhiều lần cố xô đẩy đám người Hoa mặc bộ đồng phục thể thao màu xanh ra khỏi các ống kính chĩa vào họ để ít ra người xem TV không thể thấy được là họ đang bị những chính trị gia lừa bịp. Ý tôi muồn nói : không phải là chính vị thủ tướng của chúng ta đã long trọng hứa là sẽ không có những tên bảo vệ Trung Cộng ở tại đây sao?

Trong một buổi lễ được lấp đầy với những tráo trở bất công, giả nhân giả nghĩa, dối trá, lừa lọc, nó là một phô (hình) về tiền bạc . Cái phô hình trưng bày sự thật cho chúng ta, cuối cùng nằm sau vòng xoắn ấy. Sự thật về Trung Quốc, sự thật về Thế Vận Bắc Kinh, và về những nhà lãnh đạo của chính chúng ta.

Bạn có lẽ còn nhớ khi có tin đồn lúc đầu là ngọn đuốc sẽ được rước qua thủ đô Canberra với một tên “đầu gấu” (phalanx) của công an vũ trang nhân dân, chính đội quân mà chế độ Trung Cộng đang dùng trong số nhiều thứ khác nữa , để áp đặt quyết tâm của họ ở tại Tây Tạng..

Cái mà tên “gấu” đã nghĩ rằng đây là phương cách để quảng cáo cho sự”thân thiện” của chế độ toàn trị, không biết nói vậy có đúng không. Dù vậy, tôi e rằng, lúc này hắn đã trở về để được giáo dục lại về thức loại nào nổi bật trên đất nước hắn, cái nào giúp chinh phục mọi chống đối quanh việc rước đuốc rằng Trung Quốc rất hân hoan gọi đó là “hành trình của sự hài hoà”.

Và quả thực,, những tên bảo vệ áo xanh đó đã đem về cho Trung Quốc chính xác cái công luận nó đáng nhận lấy dù nó không muốn: sự hỗn lọan với người biểu tình tại Istanbul,London và Paris, và còn được tặng danh hiệu” những tên côn đồ” bởi chủ tịch thế vận London năm 2012.

Với quan điểm cá nhân, tôi nghĩ bọn bảo vệ đã tạo được một đánh động lớn. Bọn họ đã làm sáng tỏ cái trò đạo đực giả trong việc ban cấp Thế vận Hội cho một chế độ bạo tàn , mà chế độ này đã đặt kế hoạch xử dụng nó ,không phải để cổ võ cho hoà bình thế giới hay bất cứ gì mà Uỷ Ban Thế Vận Quốc Tế đã tuyên bố, mà chỉ nhằm cổ võ cho cái “bình minh, sự ló dạng của thế kỷ Trung Quốc ”, trong đó, những giá trị độc tài toàn trị sẽ được xuất cảng đi khắp thế giới.

Nhưng chính phủ Rudd đã nhanh chóng nhận ra những tên bảo vệ này sẽ mang tới những trò đáng ngán ngẩm của chúng, đặc biệt, ông thủ tướng Kevin Rudd đang sẵn mang tiếng là người quá thân mật với một Trung Cộng chuyên quyền, rồi lại quá thờ ơ trong giao thiệp với những đồng minh dân chủ hơn như Nhật chẳng hạn, những người (mà theo người Úc) chỉ có tội là đã săn bắt giết đuổi cá voi hơn là người Tây Tạng.

Và đây là những bảo đảm (của chính quyền Úc với người dân) được phô ra theo diễn tiến:

Từ Tổng Trưởng Tư Pháp: “Ông tổng trưởng Robert McClelland đã chối bỏ một báo cáo cho rằng Trung Quốc đã yêu cầu nước Úc cho phép người của Quân đội Giải phóng Nhân dân tới để bảo vệ ngọn đuốc khi nó đi qua nước Úc.”

Từ (thủ tướng) Rudd: Nếu có các đại diện của Uỷ Ban Thế Vận Bắc Kinh đi theo ngọn đuốc khi nó vào Úc, theo sự hiểu biết của tôi từ giới chức thẩm quyền Úc thì: họ sẽ chỉ đi theo trên một chiếc xe bus.”

Vẫn từ ông Rudd:” Chúng ta sẽ không cho các lực lượng an ninh Trung Quốc hay bất cứ dịch vụ an ninh Trung Quốc nào làm công việc bảo vệ an ninh cho ngọn đuốc…”

Tóm tắt lại nhu vầy: theo chính phủ nước ta, người Trung Hoa đã không yêu cầu gửi quân đội đến bảo vệ, đám bảo vệ thực sự đã đến Úc sẽ không được rời xe bus, và những tên nào lỡ rời xe bus sẽ không (có quyền) bảo vệ ngọn lửa. Tiếc là, coi nào, chúng đã làm điều đó,

Vậy là rõ ràng chứ? Và do đó, chúng ta đã thấy ba tên bảo vệ Trung Quốc thực sự có mặt ở đây, thực sự chạy theo ngọn đuốc và thực sự xô cả cảnh sát ra để tới gần đuốc hơn.

Bạn thấy chưa? Chúng rõ ràng nhận lệnh lạc còn cao hơn cả ông (thủ tướng) Rudd để quyết bảo vệ cái biểu hiệu của lòng kiêu hãnh Trung Hoa này.. Chỉ một ngày hôm trước, Qu Jingpu ,một nhân viên cao cấp của Thế Vận Bắc Kinh, đã tuyên bố tại Canberra rằng:những người đi theo đuốc này sẵn sàng dùng thân mình của chúng để tạo nên một loại vòng đai an ninh nếu ngọn đuốc bị tấn công. Từ đó mà bạn đã thấy có cái trò vât lộn. Từ đó , chúng ta có được bài học về( thế nào là) nền ngoại giao Trung Quốc và về khả năng đáng tin cậy của chính phủ này.

Đó chưa phải là trò hề - và bài học – duy nhất trong ngày.

Hình ảnh đáng ghi nhớ khác về cái “hành trình hài hoà” này là việc ngọn đuốc được chuyển đi qua giữa những người biểu tình la hét ầm ỹ, đa số được nhà cầm quyền Bắc Kinh thuê xe Bus mang đến, trong khi một trận chiến đấu khác lại xảy ra trên nền trời. Cách nào đó có thể gọi đó là một chiến trận với một Trung Quốc vừa “có thêm chút cơ bắp” đang cố múa may diễn tuồng trên mảnh đất chúng ta, bằng những cánh quân di động của chế độ Bắc Kinh.

. Chúng ta được biết có đến hàng năm mươi chiếc xe bus được thuê bao để mang đến hàng ngàn người ủng hộ Trung Quốc rất hung hãn từ Sydney và Melbourne đến Canberra, nơi họ được dàn trải ra để tràn ngập và làm khiếp sợ số người biểu tình khác chống lại hồ sơ tồi tệ của Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng và nhân quyền.

Quả vậy, Dân Uighur, dân Tây Tạng cùng những người biểu tình khác hôm qua đã cho biết họ bị la hét át vào tận mặt, bị chửi rủa thô tục, đấm đá thô bạo bởi một số người biểu tình ủng hộ Trung Quốc. Một số nhỏ đã bị bắt giữ.

Vậy thì đám người gân cổ hát lên những bài ca ái quốc Trung Hoa, vung vẩy những lá cờ đỏ vĩ đại trước các ống kính là ai ? Ai đã tạo nên cái đám đông “được cài đặt” này để lấp đầy màn ảnh TV và cho phép Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc tường thuật ngược về quê nhà họ cái tin tức huy hoàng rằng: “ hàng chục ngàn khán giả, , nhiều người trong họ Hoa kiều ái quốc nhit tâm và các sinh viên, đã xếp hang dọc hai bên đường để chào đón ủng hộ Thế Vận Bắc Kinh”?

Họ hầu hết là những sinh viên thuộc lớp tinh hoa của Trung Quốc, và dường như, những sinh viên đó đã thực sự ký những thoả thuận, như là điều kiện để được cấp visa vào Úc, hứa rằng sẽ không can dự vào bất cứ hoạt động nào có tính phá rối, đe doạ hay có hại cho cộng đồng người Úc hay bất cứ cộng đồng nào khác thuộc trong cộng đồng nước Úc.

Và ai đã bỏ chi phí cho những chuyến xe bus tới Canberra và những phí tổn cho những chiếc áo thunT-shirt cổ động, biểu ngữ và những lá cờ Trung Quốc đó?

Khi được hỏi, Zhang Rongan, một người trong hội Du Sinh Trung Quốc đã có công giúp kêu gọi đăng ký tập trung người biểu tình ủng hộ rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh đã trả lời là chính toà đại sứ Trung Quốc tại Canberra đã lãnh đạo tổ chức thuê xe, bao luôn nơi ăn chốn ở..

Ai đó đã kiến trúc tất cả những chuyện trên chắc chắn đã gây ấn tượng cho Ted Quinlan, chủ tịch uỷ ban trách nhiệm cuộc rước đuốc Canberra. Ted thú nhận rằng: rõ ràng đó là một kế hoạch cộng tác tốt để có một ngày đẹp bằng sức nặng của những con số.

Cộng tác tốt thì đúng rồi. cả một máy bay được thuê kéo phía sau biểu ngữ mang hàng chữ “go go Bejing Olympics” để cố xóa nhoà đi cái bầu trời trước đó đã được đảng Xanh (của thượng nghị sĩ Bob Brown) thuê một chiếc máy bay viết lên trời (bằng khói) hàng chữ “FreeTibet”.

Lạ chưa! Tôi cứ tưởng đây là nước Úc? Nhưng , như đã nói ở trên, bài học này phải trả giá đến hai triệu, có thể chẳng đáng thế. Không phải lúc nào cũng đáng.

Andrew Bolt

(from Heraldsun 25/04/2008)

Phương Duy lược dịch.

Các bài liên quan:

- Cảm nghĩ về buổi biểu tình chống ngọn đuốc ô nhục tại Canberra, Lê Minh .

- Chuyện phi thường của các cán bộ tại toà đại sứ TC, Canberra Times

- Ngọn đuốc tại Nhật cũng không thoát khỏi biểu tình,Khánh Đăng tổng hợp

- Olympics Bắc Kinh,nụ cười thay khạc nhổ, Bùi Tín

- TRung Cộng và CSVN lo sợ chuyện rước đuốc tại SàiGòn ngày 29-04-2008,Đối Thoại.com


Chuyện thế vận Bắc Kinh

Diễn văn của thủ tướng Kevin Rudd tại đại học Bắc Kinh

Tôi xin bắt đầu với sự chúc mừng Đại Học Bắc Kinh đang cử hành lễ kỷ niệm 110 năm thành lập trong năm nay, ngôi trường đã có số tuổi cao hơn Liên Bang nước Úc tới ba năm.

Đại học Bắc Kinh là cơ sở đại học nổi tiếng nhất Trung Hoa, và nó đã đóng một phần quan trọng trong lịch sử Trung Quốc tân tiến.. Vào đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ biến đổi nhanh chóng, chính đại học Bắc Kinh đã dẫn đầu những vận động cho một kỷ nguyên mới trong đời sống chính trị, văn hoá và giáo dục Trung Quốc.

Trường đại học này từng là tâm điểm của phong trào “Mùng Bốn Tháng Năm”.. Cái kỷ nguyên”Mùng Bốn Tháng Năm”- mà theo nhận thức của tôi là cái thập kỷ đầy biến chuyển 1917 – 1927 – đã có tầm quan trọng thiết yếu và kéo dài trong sự xuất hiện một Trung Quốc tân thời..

Thời kỳ này đã có nhiều khuôn mặt nổi tiếng hoạt động tại truờng đại học của các bạn. Thí dụ, người ta có thể nghĩ đến Cai Yuanpei(Thái Nguyên Bồi),Chen Duxiu(Trần Độc Tú),Hu Shi(Hồ Thích),Li Dazhao(Lý Đại Chiêu) và Lu Xun(Lỗ Tấn).

Năm 2008 này cũng là năm kỷ niệm 90 năm của một vài biến cố chính của kỷ nguyên “Mùng Bốn Tháng Tư”: Trong những bài tham luận viết cho tạp chí Tuổi Trẻ Mới, nhà giáo dục kiêm nhà văn Hu Shi đã biện luận một cách thành công cho việc dùng chữ Hoa mới theo phương cách địa phương vào ngành giáo dục và truyền thông.
Điều này giúp mang lại những thay đổi có tầm cỡ trong cái lối người trẻ Trung Quốc diễn đạt về mình tới đồng bào của họ.

Nhà văn Lu Xun cũng đã xuất bản, có thể nói là rất nồi tiếng, câu chuyện đầu tiên viết bằng chữ Hoa tân thời có tên” Nhật Ký Của MỘt Người Điên:”
Tội cũng nhận ra rằng cái mẫu huy hiệu của trường đại học do Lu Xun vẽ kiểu vẫn đang được xử dụng. Quả thực các bạn, những sinh viên của trường đại Học Bắc Kinh hôm nay, chính là những thừa kế của một truyền thống vĩ đại về một hứa hẹn đầy trí thức cho đất nước của các bạn.

Nghiên Cứu vềTrung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tôi đến thăm đại học này, nhưng là lần đầu tiên tôi được đọc diễn văn ở đây. Thật là một vinh dự lớn.
Vinh dự hơn nữa trong việc nói chuyện với các sinh viên của trường đại học này vì các bạn là thành phần rất quan trong của tương lai Trung Quốc.
Lần đầu tiên tôi tham cứu học hỏi về Trung Quốc và tiếng Hoa là vào năm 1976.. Trung Quốc lúc đó thật khác lạ. Chu Ân Lai vừa mới qua đời. Mao Trạch Đông vẫn còn sống, và cuộc Cách Mạng Văn Hoá chưa kết thúc- Quả thật, sách học tiếng Hoa của chúng tôi lúc đó còn đầy những đấu tranh giai cấp.
Có người hỏi tôi sao lại chọn học tiếng Hoa. Tôi lớn lên từ một nông trại thuộc miền quê tiểu bang Queensland, một nơi dường như rất xa lạ với Trung Quốc.
Tôi nhớ, khi còn là một cậu bé, đã theo dõi sát cuộc viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Úc Gough Whilam lúc bấy giờ vào năm 1973 trên Ti-Vi sau khi chính phủ Lao Động Úc đã thừa nhận Trung Quốc vào năm 1972.
Tôi nhớ đã theo dõi hình ảnh của ông gặp gỡ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình khi họ theo đoàn của ông thăm viếng Vạn Lý Trường Thành.
Cuộc viếng thăm đó đã gợi hứng cho tôi về đất nước lạ thường này. Vì thế, khi lên đại học, tôi biết mình muốn nghiên cứu học hỏi về Trung Quốc.Tôi đã theo học tại trường Đại Học Quốc Gia Úc (Australian Nationnal University)tại Canberra.. Bốn năm kế tiếp, tôi học tiếng Hoa, nghiên cứu về lịch sử và văn chương Trung Quốc ,đồng thời với lịch sử Nhật và Hàn Quốc.
Tôi cũng từng học về thư pháp( nghệ thuật viết chữ Hoa),nhưng hồi đó tôi viết trông xấu lắm. Bây giờ còn tệ hơn nữa. Sau đó tôi vào ngành ngoại giao.
Vì tôi tốt nghiệp về Hoa ngữ, chính quyền Úc lúc đó đã quyết định gửi tôi đến Thuỵ Điển, một nơi vào những ngày đó thật khó mà tìm cho ra một nhà hàng Trung Hoa thanh lịch. Rồi tôi cũng đến được với Trung Quốc khi tôi khởi sự làm việc tại toà đại sứ Úc vào năm 1984. Nhưng tôi không muốn ở mãi ngành ngoại giao. Tôi muốn làm chính trị.
Năm 1998 , tôi đắc cử vào Quốc Hội Úc, và sau 9 năm phục vụ Quốc Hội với cương vị đối lập, năm ngoái, đảng Lao ĐỘng của tôi thắng cử và tôi rất vinh dự là vị thủ tướng thứ 26 của nước Úc.

Úc và Trung Quốc.

MỘt số người nghĩ rằng Úc và Trung Quốc là những người bạn mới. Thực ra lịch sử hai nước đã có từ lâu: Những người Trung Hoa đã đến định cư tại Úc từ thế kỷ 19.
Vào thập niên 1850s, khi vàng được tìm thấy ở Victoria và Queensland, nhóm di dân gốc Tàu chính thức đầu tiên đã đặt chân lên bờ biển của chúng tôi.Hiện nay, có đến trên 600,000 cư dân tại Úc tuyên bố có tổ tiên là người Tàu.. Sau Anh ngữ, Hoa ngữ- bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông- là ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại Úc.. Cộng đồng Trung Hoa đã bám rễ sâu chặt tại Úc
và đang là một phần quan trọng của xã hội Úc tân tiến.. Họ bao gồm những người như bác sĩ John Yu, một trong những nhà phẫu thuật hàng đầu của Úc đã từng đạt danh hiệu Người Úc xuất xắc năm 1996. Hoặc như nhà toán học trẻ Terrence Tao mà tôi mới gặp..
Dòng chảy của con người không phải chỉ đi một hướng. Một số người Úc- mặc dù với số lượng ít hơn – đã coi Trung Quốc là quê hương. George Morrison là một trong những người ấy. Ông ta lần đầu đến Trung Quốc vào năm 1894. Ông đã sống ở đây trong 20 năm, Ở Úc, người ta từng kêu ông là anh chàng “Morrison “Tàu”.
Và ngay tại Bắc Kinh đây,trong thời kỳ nước Cộng Hoà Trung Quốc, con đường Wangfujing nơi Morrison sinh sống,từng có tên là “con đường Morrison”.
Thật dễ hiểu vì sao đất nướcTrung Quốc lôi cuốn mọi người: Đất nước này có hàng ngàn năm lịch sử được liên tục ghi nhận, nhưng lại là một đất nước thay đổi thường trực.
Khi tôi nhìn vào Trung Quốc năm 2008 này, tôi thấy một đất nước khác hẳn với những gì tôi học hỏi vào những năm cuối 1970s , cũng khác xa với một đất nước tôi đến làm việc vào những năm giữa 1980s.

Trung Quốc và thế giới.

Những thay đổi của Trung Quốc vào những năm cuối 70s rất đáng chú ý.. Chính sự thay đồi này đã dẫn đến sự tiến triển sâu sắc trong mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta. Ba mươi năm trước, sự thay đổi chính sách của Trung Quốc qua “đổi mới và mở cửa” khởi đầu cho đất nước của các bạn nối kết lại với thế giới..
Những công ty Trung Quốc bắt đầu giao dịch với bên ngoài.Nhân Dân Trung Hoa bắt đầu du lịch. Sinh Viên Trung Quốc bắt đầu đi du học với số lượng lớn. Thế giới bắt đầu nhìn Trung Quốc, và Trung Quốc cũng nhìn thế giới, với cái nhìn mới..
Học viện đại học Bắc Kinh này, qua sự giảng dạy, qua nghiên cứu và tìm tòi kiến thức cũng đã có một ảnh hưởng sâu đậm đến những thay đổi của Trung Quốc. Những đợt đào tạo tốt nghiệp của trường đã là những cộng tác lớn lao vào sự hứa hẹn của đất nước của các bạn với thế giới.
Đối với nhiều người tại đây, những thay đổi này đã mang đến một cuộc sống tốt hơn và giàu có hơn. Người ta có thể tự quyết định về nơi chốn họ làm việc, cách họ sinh sống và đặt mục tiêu riêng cho mình. Họ có thể gây dựng một công việc riêng.
Đồng thời, lại cũng vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh tại Trung Quốc: vấn đề đói nghèo,vấn đề phát triển không đồng đều, vấn đề ô nhiễm môi sinh, và vấn đề nhân quyền cần rộng mở hơn.
Cũng rất quan yếu để nhận ra rằng, những thay đổi ở Trung Quốc đang có những tác động mạnh mẽ lên không những Trung Quốc mà hầu như cả thế giới.
Tỷ lệ và bước chân của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế và biến đổi xã hội thật lạ thường đến mức chưa hề có trong lịch sử nhân loại.. Chưa bao giờ có qúa nhiều người được đưa vào nền kinh tế toàn cầu trong một thời gian ngắn ngủi như thế.
Hãy nhìn vào một vài con số: Trung Quốc hiện là quốc gia có nền mậu dịch lớn thư ba trên thế giới.Ngạch xuất cảng tăng trưởng trên 30% mỗi năm.
Tổng sản lượng trên đầu người tăng gần gấp đôi chỉ trong 5 năm. Ngừơi dân Úc và cà thế giới phải thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang có một tác động toàn cầu thật sâu đậm..
Họ hiểu rằng nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc giúp cho toàn cầu phát triển. Thế nhưng, sư lớn mạnh của Trung Quốc cũng gây nhiều lo lắng. Nhiều người đang lo công việc làm ăn của họ sẽ chạy qua Trung Quốc..
Khi những người (bên ngoài Trung Quốc) đối diện với những thay đổi lớn lao và những bất ổn như trên , họ cảm thấy bối rối. Tất cả chúng ta cần trân trọng những mối bất an này cùng những nguyên nhân của chúng.
Hôm nay, tôi muốn có một đề nghị. Tôi nghĩ rằng các bạn, những người dân trẻ Trung Quốc, một thế hệ mà sẽ chứng kiến một Trung Quốc hợp nhất toàn diện vào xã hội toàn cầu, nền kinh tế toàn cầu và một trật tự bao phủ toàn cầu, có một vai trò trong sinh hoạt thế giới.
Cộng đồng thế giới mong đợi sự tham dự toàn phần của Trung Quốc vào trong tất cả mọi cơ sở của cái trật tự đặt trên căn bản luật lệ toàn cầu, bao gồm các vấn đề an ninh, kinh tế, nhân quyền và môi sinh.
Và chúng tôi cũng mong đợi Trung Quốc có những cộng tác vào việc nâng cái trật tự đó lên cao hơn trong tương lai. Đó là một bổn phận cần thiết mà người công dân toàn cầu có trách nhiệm phải làm.
Đó là một trách nhiệm lớn mà các bạn sẽ phải mang.Hôm nay, các bạn là sản phẩm của Trung Quốc . Ngày mai, các bạn là những đại diện của đất nước này. Các bạn sẽ là những người xác định cách nhìn của thế giới như thế nào đối với Trung Quốc.
“Hoà Đồng” đã từng là ước mơ và niềm hy vọng của nhà đại tư tưởng và hoạt động Trung Quốc Kang Youwei(Khang Hữu Vi). Phong trào “đổi mới 100 ngày”, giống như trường đại học Bắc Kinh, cũng đánh dấu 110 năm thành lập trong năm nay.
Kang đã đề xuất đến một thế giới( có lẽ là) không tưởng không có những biên giới chính trị. Trung Quốc đã xác quyết rõ ràng bằng nhiều cách về bước tiến của họ tới sự phát triển như một sự vươn lên trong hoà bình, sự phát triển trong hoà bình hay mới đây nhất: một thế giới hoà đồng.
Vào năm 2005, Ông Bob Zoellick, phó ngoại trưởng Hoa Kỳ thời đó đã từng nói về khái niệm của ông cho rằng Trung Quốc có thể và có lẽ sẽ trở nên một nhà “cái” toàn cầu có trách nhiệm.
Như tôi đã nói trong bài nói chuyện tuần qua tại học viện Brookings, Washington, thật là một ý tưởng có giá trị về việc làm sao để khuyến khích những khái niệm về một “thế giới hoà đồng” và một”nhà cái có trách nhiệm”
Ý tưởng về một”thế giới hoà đồng” phụ thuộc vào Trung Quốc có là một tham dự viên vào cái trật tự thế giới và, cùng với các thành viên khác, có chịu hành động theo luật lệ của cái trật tự đó hay không?
Thiếu điều này, “sự hoà đồng” không thể thành tựu.. “ Nhà cái có trách nhiệm” chứa đựng cùng ý nghĩa ở trong cốt lõi của nó: Trung Quốc làm việc để gìn giữ và phát triển cái trật tự toàn cầu và khu vực theo lề luật căn bản.. Trong năm nay, Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội, ánh mắt của toàn thế giới đang hướng vế các bạn và thành phố Bắc Kinh.
Đó sẽ là cơ hội cho Trung Quốc hứa hẹn trực tiếp với thế giới cả trên lãnh vực thể thao và trên đường phố Bắc Kinh.
Một số người đang kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội về những vấn đề vừa qua tại Tây Tạng.. Như tôi đã nói tại London hôm Chúa Nhật là tôi không đồng ý về chuyện này.
Tôi tin rằng Thế Vận Hội vẫn quan trọng để cho Trung Quốc có cơ hội tiếp tục hứa hẹn với thế giới.
Nước Úc, như hầu hết quốc gia khác, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng.
Nhưng chúng tôi cũng tin có một sự cần thiết để thừa nhận ở đó đang có những vấn đề nhân quyền đáng chú ý . TÌNH TRẠNG HIỆN NAY TẠI TÂY TẠNG LÀ MỐI QUAN TÂM CỦA NHÂN DÂN ÚC.
Chúng tôi thừa nhận sự cần thiết cho mọi thành phần tránh bạo động và tìm ra một giải quyết qua đối thoại. Như một người bạn lâu dài của Trung Quốc, tôi có ý định tham luận thẳng thắn với các nhá lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề này
Chúng tôi mong ước được thấy năm 2008 này như một năm của sự hài hoà và ăn mừng, không phải năm của xung đột, tranh chấp.

Hoà đồng trong môi trường thiên nhiên.

Hoà đồng với thiên nhiên, “ Nhân Thiên kết hợp”, . một quan niệm có nguồn gốc cổ từ một tư tưởng Trung Quốc.

Tất cả chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm cho tương lai. Một trong những thách đố lớn trong tương lai cho Úc và Trung Quốc là sự thay đổi khí hậu.

Nước Úc cam kết có hành động mạnh mẽ cả từ nội xứ đến toàn cầu về việc thay đổi khí hậu. Bởi vì chúng tôi biết rằng, thay đổi khí hậu là một thách đố to lớn về luân lý, kinh tế và môi trường trong thời đại chúng ta, một thách đố mà tất cả mọi quốc gia phải cùng làm để vượt qua.
Đó là lý do sự thay đổi khí hậu sẽ là một phần quan trọng trong sự bàn cãi của tôi với lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này.
Điều cần yếu là Trung Quốc cần phải đóng một vai trò ngày càng nổi bật hơn trong việc thay đổi khí hậu.. Một sự đáp ứng toàn cầu hữu hiệu cho sự thay đổi khí hậu cần đòi hỏi sự tham dự hăng hái của tất cả các nguồn thải khí chính.
Tôi cũng tin là điều này cũng quan trọng cho chính tương lai của Trung Quốc. Trừ phi chúng ta thành tựu,Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng về các nguồn tiếp tế nước ngọt, về sự thay đổi chu kỳ lượng nước mưa và về mực nước biển dâng cao.
Một mối quan hệ mạnh mẽ, một tình thân hữu thực sự phải được gây dựng trên khả năng có một hứa hẹn của một đối thoại trực tiếp, thành tâm và hiện thực về những lợi ích cơ bản và một viễn ảnh tương lai.
Trong thế giới tiến bộ và toàn cầu hóa, tất cả chúng ta cùng nối kết; nối kết không chỉ trong chính trị, kinh tế mà cả trong bầu không khí ta thở. Một người bạn thật sự là người có thể là một “Zhengyou(Trưng Hữu=bạn chân thật?)”, đó là một cộng tác viên biết nhìn quá khỏi những lợi ích trước mắt, đến những nền tảng chắc chắn và rộng lớn hơn cho một tình thân hữu liên tục, sâu sa và thành khẩn.
Nói cách khác, tình bạn thực sự sẵn sàng đưa ra những lời khuyên không ngần ngại cùng những lời cố vấn có chừng mực để dẫn tới sự đối thoại theo đúng nguyên tắc trên các vấn đề có tính cách tranh chấp bất đồng..
Đó là loại tình bạn mà tôi biết được dự trữ trong kho báu của truyền thống chính trị Trung Hoa. Đó là loại tình bạn mà hôm nay tôi cũng muốn biếu tặng Trung Quốc.

Phương Duy

07/04/2008

(Chuyển ngữ từ ( Kevin Rudd”s Speech at Peking Uni)

chuyện Trung Quốc

Trong vòng kiềm toả.

Chuyển ngữ từ State of Control của Tom Hyland đăng trên nhật báo The Age 23/03/2008).

Người vợ trẻ của Hu Jia còn đang tắm cho đứa con gái mới sanh được 6 tuần lễ trong căn hộ nhỏ của họ tại một chung cư hỗn hợp tại Bắc Kinh có tên là Thị Trấn Tự Do (Freedom city) thì có đến 20 tên công an ập vào. Bọn họ cắt đứt các đường dây điện thoại và đường truyền Internet của Hu rồi lôi anh ra khỏi khu cư xá bốn tầng lầu, nơi anh và người vợ, cô Zeng Jinyan đang bị quản thúc tại gia suốt gần hai năm qua, một quy chế pháp luật làm cho Qianci. đứa con gái 6 tuần tuổi của họ có lẽ thành một người tù trẻ tuổi nhất Trung Quốc.

Hu bi bắt đem đi từ hôm 27 tháng Mưới Hai năm ngoái (2007), nhưng chỉ chính thức có lệnh giam giữ vào tháng Giêng năm nay khi bị buộc tội” âm mưu lật đổ chính quyền ”. Trong tuần qua, anh đã phải đối diện trước một phiên toà kéo dài tới ba giờ, trong đó viên luật sư của anh chỉ có được 20 phút cho những lời biện hộ. Anh đang chờ đợi một phán quyết trong tuần này. Nếu bị kết tội, bản án có thể lên tới năm năm tù ở.

Để có chứng cớ buộc tội, các công tố viên đã trưng ra sáu bài tham luận cùng hai buổi phỏng vấn từ các ký giả truyền thanh ngoại quốc với Hu, người viết blog trên mạng thật kiên trì, đồng thời cũng là một nhà hoạt động cho nhân quyền nổi bật nhất hiện nay tại Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, anh đã so sánh đảng Cộng Sãn Trung Quốc giống như tổ chức tội phạm Mafia. Anh đòi hỏi cấp thiết một bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân bịnh Aids (Sida), đòi hỏi thêm về tự do tôn giáo và quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng.

Một tháng trước khi bị bắt, anh đã làm một nhân chứng qua màn hình trên mạng viễn liên (webcam) cho một buổi điều trần tại Quốc Hội Âu Châu về vấn nạn nhân quyền tại Trung Quốc. Ba tháng trước đó, anh đồng cộng tác viết một lá thư ngỏ tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc đã không giữ lời hứa về việc cải thiện nhân quyền trước khi khai mạc thế vận hội Bắc Kinh vào giữa năm nay. Lá thư viết:” Những người tham dự các cuộc tranh tài có thể không biết rằng những bông hoa, những nụ cười, sự hài hoà, sự phát đạt thịnh vượng trên bề mặt đang được xây dựng lên từ những bất công thối nát, những giọt nước mắt, từ sự bắt bớ giam cầm, sự tra tấn đàn áp và bằng máu đỏ.

Hu, 35 tuổi, đang là biểu trưng làm cho đám lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất. Anh được diễn tả như một tổ chức về nhân quyền đơn lẻ (chỉ có một thành viên). Anh hoạt động độc lập, ngoài vòng nhà nước kiềm toả. Việc chỉ trích của anh nhắm thẳng đến những lãnh vực đặc biệt nhạy cảm.

Việc chú tâm của anh đến biến cố Thế Vận tháng Tám đụng chạm vào một khu vực mà nhà cầm quyền TQ đang ám ảnh với quyết tâm bảo đảm bằng mọi giá không để cho bất cứ gì làm hoen ố hư hại hình ảnh của đảng. (Trong khi) anh lại đàm thoại với phương Tây, xử dụng Internet loan truyền thông điệp của anh đi khắp nơi. Và anh KHÔNG SỢ HÃI.

Phiên toà tuần qua ,trùng hợp với sự trấn áp các cuộc biểu tình đối kháng tại thủ phủ Tây Tạng và những vùng phụ cận, là những chứng cớ mới nhất cho mọi người thấy rằng: THAY VÌ CẢI THIỆN HỒ SƠ NHÂN QUYỀN CỦA TQ, CUÔC TRANH TÀI THẾ VẬN CHỈ LÀM SỰ VIỆC TỒI TỆ HƠN.

Những thống kê chính thức mới nhất đưa ra cho biết những vụ việc bị bắt vì lý do”nguy hại cho nền an ninh quôc gia” đã gia tăng trong năm 2007 đến mức cao nhất trong vòng tám năm qua.. Những số liệu này, được một nhân viên cưỡng hành pháp luật Trung Quốc cao cấp loan báo hôm 10 tháng Ba 2008 cho thấy việc gia tăng những vụ bắt bớ chính trị do số lượng những vụ việc bị bắt giữ trong năm 2006 đã tăng gấp đôi, chiếu theo nhóm Dui Hua (Dui Hua Foudation), một tổ chức US phi lợi nhuận chuyên theo dõi những vấn đề về luật pháp Trung Quốc.

Số lượng bị bắt giữ như vậy trong năm 2007 đã đạt tới con số 742, cao nhất kể từ năm 1999. Tổ chức Dui Hua nói rằng những cáo buộc chủ yếu nhắm vào việc trấn áp những bất đồng quan điểm.

KHÔNG (Chấp nhận) BẤT ĐỒNG QUAN ĐIỂM.

Vì sao đám người cai trị Trung Quốc lại bị ám ảnh vì những lời phê bình gay gắt? Tiến sĩ Ann Kent, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu pháp luật quốc tế và công cộng của trường đại học luật ANU phát biểu:

” Dựa theo căn bản, lãnh đạo Trung Quốc lo sợ điều mà họ gọi là “luan” (loạn?), sự hỗn loạn và chia rẽ trong xã hội. Đó là mối lo sợ mà nó thúc đẩy đám lãnh đạo một hệ thống chính trị theo chủ nghĩa Lenin phải quay trở lại với sự đàn áp ngay cả khi họ đã thừa nhận chủ nghĩa tư bản, , đang có trách nhiệm tối tân hoá nền kinh tế tăng trưởng đầy ấn tượng và đang dần tăng thêm sự chấp nhận những quy tắc quốc tế. Nó vẫn còn là một hệ thống độc đoán làm cho nó luôn luôn bị quyến rũ với việc xử dụng uy quyền và bạo lực mỗi khi có cảm giác bị thất bại”.

Tiến sĩ Anita Chan, một chuyên gia khác của ANU vể những vấn đề lao động tại Trung Quốc nói rằng, đã có những bằng chứng rõ ràng về sự đàn áp trước biến cố Thế Vận Hội, ngay cả trước cuộc hỗn loạn Tây Tạng.

“ Nhà cầm quyền Trung Quốc lo ngại mọi việc sẽ thoát khỏi tầm tay. Họ tin chắc thế. Bạn cần phải hiểu người Trung Quốc: họ luôn luôn nắm giữ một sự kiểm soát chặt chẽ, nhất là dưới thời Mao (Trạch Đông). Họ không thể nào tưởng tượng được có bất cứ hình thức hoạt động độc lậpnào đâm chồi mọc rễ bên ngoài sự kiểm soát của họ. Từ “quản lý” đối với họ không chỉ có nghĩa quản lý, nó còn có nghĩa” kiểm soát” - Tiến sĩ Chan nhắc lại một câu ngạn ngữ cổ Trung Hoa để cắt nghĩa cái chiến thuật của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện tại: “ giết gà nhát khỉ” . Câu này có ý: chỉ cần trấn áp một số nhỏ , bạn sẽ cảnh cáo được. đám đông.

VỤ TÂY TẠNG

Theo ý nghĩa của câu nói trên, với việc trấn áp Tây Tạng bằng bạo lực , lãnh đạo Trung Quốc muốn gửi lời cảnh báo , không những chỉ đến nhân dân Tây Tạng mà đến toàn thể các nhóm thiểu số khác. Trung Quốc coi Đức Dalai Lama, vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng lưu vong đáng kính là một đe doạ cho sự cai trị của họ tại vùng Hy Mã Lạp Sơn, một tay “ chia rẽ phá hoại” dân tộc, người đầu não kiến tạo ra các vụ việc quấy phá từ trước tới nay. Họ cũng nhìn khối Phật Giáo Tây Tạng như một việc đe doạ lớn lao, nên đòi kiểm soát qua việc hạn chế số lượng tu viện mở cửa , tu sĩ xuất gia trong khu vực và đòi quyền can thiệp vào việc lựa chọn các vị lãnh đạo tôn giáo.. Họ giành quyền chọn lựa vị Dalai Lama kế nhiệm, dẫn tới việc một đám lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vô thần tuyên bố một cách phi lý rằng: bất cứ : vị Phật sống tái sinh” được đề cử nào chống lại luật lệ chính phủ là “bất hợp pháp và vô giá trị”.

Những nhóm NGO như Ân Xá Quốc Tế ( AI), Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) báo cáo rằng những người bị tình nghi hoạt động phân lập bị giam giữ thường xuyên, bao gồm những nhà sư bị kết án tới 11 năm tù vì tội kéo cờ Tây Tạng. Giới lãnh đạo thẩm quyền cũng bị tố cáo về sự đàn áp sắc tộc thiểu số Uighur , một sắc tộc theo Hồi Giáo đang sinh sống tại vùng tự trị Tứ Xuyên. Những người hoạt động phân lập bày tỏ công khai đã chịu đựng những phiên toà xử vội vã bí mật, đôi khi dẫn đến bản án tử hình. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã dùng cái mà họ tuyên bố là “cuộc chiến chống khủng bố” để bào chữa cho việc gia tăng đàn áp kể từ sau ngày 11/9/2001.

MẠNG LƯỚI INTERNET

Như việc đối xử với trường hợp của Hu đã phô bày, Lãnh đạo Trung Quốc bị ám ảnh với việc kiểm soát mạng lưới Internet bằng một hệ thống nguỵ tạo mà các nhà chỉ trích gọi châm biếm là « bức đại tường lửa của Trung Quốc « . Năm rồi, Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi phải làm cho Internet được trong sạch, ông ta nói rằng nó ảnh hưởng tới sự ổn định quốc gia.

Tổ chức HRW nói : « Sự kiểm duyệt và theo dõi hệ thống Internet của Trung Quốc hiện tối tân nhất thế giới. Những kỹ thuật gạn lọc, ngăn chận, giám sát được trang bị tới mọi tầng lớp của hạ tầng cơ sở Internet Trung Quốc. Hàng chục ngàn công an mạng được bố trí để theo dõi việc người dân xử dụng Internet từ xa ,suốt 24 giờ trong ngày.

Năm ngoái, một người viết blog bị đem vào một viện tâm thần vì những bài viết chống đối chính quyền của ông.. Trong khi đó, mọi phương tiện truyền thông theo truyền thống đều phải chịu sự kiểm duyệt, hầu hết do nhà nước làm chủ hoặc phải gia nhập cộng tác với các đại lý của chính quyền.

CÔNG NHÂN

Giới công nhân Trung Quốc bị từ chối quyền thành lập những công đoàn độc lập riêng lẻ của họ. Chỉ một tổ chức công đoàn duy nhất do nhà nước điều hành được phép hoạt động. Điều này có nghĩa giới lao động không thể có một sự điều chỉnh quân bình hữu hiệu nào khi họ bị buộc phải làm việc dưới những điều kiện không an toàn lao động, bị trả lương thấp hay có khi không được trả lương. Các cuộc đình công biểu tình « bất hợp pháp » xảy ra thường xuyên với rủi ro các người tổ chức khi bị bắt phải chịu những bản án nặng nề.. Nhiều môi trường lao động có tỷ lệ bị tai nạn thật tồi tệ : Trong chín tháng đầu năm 2006, có đến 4226 công nhân mất mạng vì tai nạn tại các mỏ than.

TÔN GIÁO

Nỗi ám ảnh của Bắc Kinh về việc kiểm soát tôn giáo là việc không nắm được hai khối Phật Giáo Tây Tạng và khối Hồi Giáo Uighar. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ban hành luật mọi tôn giáo, bang hội giáo phái, đền đài, chùa chiền, thánh đường và mọi tu viện phải đăng ký với nhà nước. Bất cứ nhóm hội nào không đăng ký, kể cả Công Giáo La mã thừa nhận thẩm quyền của Vatican, không nằm trong hội Công Giáo yêu nước dưới sự điều hành của chính quyền đều bị coi là bất hợp pháp và trước đây đã bị trù dập dã man, theo bản báo cáo về nhân quyền toàn cầu mới nhất của Bộ Ngoại Giao US.

PHÁP LUÂN CÔNG

Cũng theo Bộ Ngoại Giao US,những người thực hành Pháp Luân Công trong vài năm qua đã bị đối xử cực kỳ thô bạo , do đó hoạt động công khai của tổ chức hiện nay coi như không đáng kể. Hàng chục ngàn hội viên của phong trào tâm linh này đã bị bắt giam , nhiều người bị tra tấn tàn bạo từ lúc bị cấm hoạt động vào năm 1999, sau thời điểm họ làm chấn động đám lãnh đạo nhà nước TQ qua việc bí mật tổ chức được một cuộc biểu tình phản đối bằng việc ngồi thiền( im lặng )với số lượng lớn thành viên ngay tại trước trụ sở tổng hành dinh đảng CSTQ.. Những thành phần bị đối xử thô bạo khác bao gồm các nhà hoạt động tranh đấu cho nạn nhân của bịnh Aids, thành phần luật gia và, dĩ nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền. Họ phải chịu sách nhiễu, quản chế bất chấp pháp luật, ép buộc phải lánh mặt, với những bản án khắt khe, thường với những tội trạng biạ đặt.. HRW tuyên bố trong bản báo cáo gần đây nhất về Trung Quốc : « Quốc gia còn tồn tại tình trạng một đẳng độc quyền không có bầu cử, không có nền tư pháp độc lập, tiếp tục dẫn đầu thế giới về các vụ hành quyết,kiểm soát thô bạo vào Internet, cấm đoán các công đoàn nghiệp vụ độc lập, trù dập các sắc tộc thiểu số như Tây Tạng, Uighur, Mông Cổ… »

] John Lee, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Độc Lập tại Sydney cho rằng sự không dung thứ cho những phê bình chỉ trích của Bắc Kinh phơi bày ra một sự mâu thuẫn cơ bản mà giới thẩm quyền Cộng Sản phải đối mặt : Nhà nước muốn có một nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do, trong khi đảng CS nhất định đòi giữ độc quyền.

Sự mâu thuẫn trên và áp lực đòi đổi mới dẫn tới một cuộc tranh luận ngay trong nội bộ Đảng CS ,giữa những đảng viên đòi trấn áp đối kháng và những đảng viên muốn tìm giải pháp và làm cho đảng trở nên một « giáo hội thông thoáng hơn ».

Điều khó khăn là, theo John Lee, theo luận lý học (về diễn tiến) của sự đổi mới thì người ta sẽ bị giảm bớt quyền hành và mất đi nhiều đặc ân một khi cho phép nhiều người tiến vào. Vì vậy, dấu hiệu rất là không đáng phấn khởi. Bất cứ khi nào có thách đố, dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng dập tắt hơn là nhượng bộ và điều đình.

Phương Duy

24/03/2008

Suy tư mùa Phục Sinh.

Đồng hành với Chúa trên đường khổ nạn.

Niên lịch phụng vụ của giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng chia ra nhiều mùa như các lịch khác nhưng không theo thời tiết Xuân Hạ Thu Đông, mà thể hiện xúc cảm tâm linh của giáo hội theo từng thời kỳ của hành trình cứu thế của Đức Kitô: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh.

Mùa Vọng, truớc lễ Giáng Sinh, diễn tả thời gian mong đợi một đấng cứu thế đến cứu con người trong một thế gian tội lỗi.

Mùa Giáng Sinh, niềm vui nhân loại chào mừng đấng cứu thế giáng trần, một nối kết giữa Thiên Chúa và con người, khởi đầu cho một công trình cứu chuộc thế giới khỏi hoạ diệt vong.

Mùa Chay, sự ăn năn sám hối chuẩn bị cho biến cố quan trọng nhất của giáo hội: tưởng niệm sự khổ nạn của Chúa, chuẩn bị tâm hồn trước khi đón mừng lễ phục Sinh.

Mùa Phục Sinh: Hoàn tất công trình cứu chuộc qua cái chết đau thương và chiến thắng huy hoàng với sự sống lại trong vinh quang của Chúa Kitô.

Chúng ta đang ở trong mùa Chay, nên bài viết chỉ xin đề cập đến mùa này. Mùa Chay bắt đầu từ ngày thứ Tư lễ tro ngay sau khi mùa Giáng Sinh chấm dứt và kéo dàì trong khoảng 40 ngày, kết thúc bằng lễ vọng Phục Sinh để mở đầu cho mùa Phục Sinh mới. Trọng tâm của mùa Chay là tuần cuối cùng trước lễ Phục Sinh, chặng chót của con đường khổ nạn, thường được gọi là tuần Thánh hay tuần Thương Khó.

Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật lễ lá (Palm Sunday, nghi tbức thánh lễ kỷ niệm sự việc vào thành Jerusalem trong vinh quang. Đức Kitô ngồi trên lưng lừa đi vào thành, đám đông tay cầm cành lá ô liu, cởi áo ngoài lót đường cho Chúa đi và đón tiếp tung hô Ngài như một vị vua. Để rồi chỉ ít lâu sau, cũng chính đám đông kết án tử hình Ngài nhục nhã như một tên tội phạm.

Tuần thánh lên cao điểm vào ngày thứ Năm. Trong ngày này có lễ Thánh Thể, thánh lễ kỷ niệm bữa tiệc ăn mừng lễ Vượt Qua (Passover, một lễ trọng của dân Do Thái kỷ niệm biến cố vượt thoát qua Biển Đỏ từ Ai Cập để trở về Đất Hứa) cuối cùng Chúa Jesus tham dự cùng các tông đồ, được gọi là bữa tiệc ly, theo truyền thống, thường ăn bánh không men và rau đắng. Giữa buổi tiệc, Chúa cầm lấy bánh và rượu, bẻ ra trao cho các môn đệ với lời tuyên bố đó là chính máu thịt của Ngài, là của ăn cho sự sống đời đời, được coi là sự thiết lập mầu nhiệm Thánh Thể. Sau đó là lời tiên đoán Ngài sẽ bị một trong các tông đồ phản bội,bị bắt bớ gia hình và máu sẽ đổ ra cho công cuộc cứu chuộc. Buổi tiệc còn nổi tiếng với hành động Chúa quỳ xuống rửa chân cho từng môn đệ truớc khi vào bàn tiệc, dạy họ phải biết khiêm tốn làm những điều hèn mọn cho nhau. Nghi thức này vẫn được tiếp tục lập lại trong ngày này hàng năm. Nhiều nơi vẫn gọi ngày lễ thứ Năm này là lễ Rửa Chân.

Ngoài ra, còn một số biến cố phụ thuộc khác, sự phản bội, ghen ghét, bán Chúa và giả hình. Hoạ sĩ tài danh Leonardo Da Vinci vào thế kỷ XV đã diễn tả bữa tiệc ly qua tác phẩm nổi tiếng "The Last Supper" mà mới cách đây vài năm, nhà văn Dan Brown đã tạo nên những tranh luận sôi nổi qua tác phẫm gây sốc "Da Vinci Code" của ông xuất bản năm 2003 và đạo diễn Ron Howard quay thành phim còn chấn động hơn với các tài tử Tom Hanks, Audrey Tautou.

Đó là chuyện bên lề. Trở lại với Thứ Sáu tuần thánh (Good Friday), ngày Chúa chịu nạn. Tột cùng của sự thống khổ. Chúa bị quân lính mang gươm giáo đến bắt bớ khi đang cấu nguyện trong vườn Gethsemane, bị lôi ra toà, sỉ nhục, kết án tử. vác thánh giá lên đồi, chịu đóng đinh vào thập giá và trút hơi thở cuối cùng,xác được tang trong mồ đá. Ba ngày sau ,mặc cho lính canh giữ trước mồ, Ngài sống lại và lên trời, chiến thắng sự chết trong vinh quang.

Ở quê nhà, vào ngày thứ Sáu tuần Thánh, giáo dân suốt ngày đi chặng đường thánh giá, chầu lượt và ngắm mười lăm sự thương khó. Ở nơi đây, một giáo xứ Úc nơi người viết sinh sống trên hai mươi năm, chặng đường thánh giá đồng hành với Chúa cũng được tổ chức mỗi năm, hình thức có khác đi một chút.

Con đường đồng hành với Chúa không diễn ra ở bên trong hay chung quanh xứ đạo mà là một đoạn đường ngoài phố khoảng trên dưới một dặm Anh, khởi đi từ ngôi nhà thờ của hội thánh Tin Lành Hiệp Nhất (Uniting Church) và kết thúc ở tại trước sân nhà thờ giáo hội Công giáo La Mã (Roman Catholic). Đặc biệt, cả hai giáo hội kể trên cùng với giáo hội Anh Giáo tại khu vực địa phương cùng hợp lực tổ chức bước đi chung dưới một cây Thánh Giá, cùng đọc và hát những lời suy niệm chung trong tinh thần hiệp nhất với Chúa và cùng với nhau. Mười bốn chặng đường thương khó nhắc lại đầy đủ những giờ phút nghiệt ngã cuối cùng của Chúa: sự lo lắng, bị phản bội, chối bỏ, bắt bớ giam cầm, đánh đập sỉ nhục, bị lên án, bị vác cây thập giá nặng nề, dập vùi ngã gục, niềm sót thương, sự tha thứ, và cái chết nhục nhã trước khi sống lại trong vinh quang.

Nhìn sự khổ hình qua khía cạnh xã hội, xa thật xa, bên kia bờ biển rộng cũng có một nhóm người đang tuần hành với con đường khổ nạn của Chúa. Không như ở đây với một đám đông chỉ chừng dăm bẩy trăm người tập trung bước theo thánh giá trên một đoạn đường ngắn, đám đông bên đó thật đông và con đường khổ nạn thì thật dài, lâu lắm rồi chưa thấy chặng cuối. Đám đông đó là cả dân tộc Việt Nam đang đồng hành với Chúa trên con đường khổ nạn của Ngài, dù có đến trên 90 phần trăm chưa nhận biết Ngài là Chúa. Họ đã cùng bước theo Ngài với cây thập giá đè nặng trên vai, không phải chỉ trong ngày thứ Sáu thánh này, không chỉ trong từng mỗi mùa Chay 40 ngày mà đã trên 60 năm. Vâng, thưa Chuá, hơn sáu mươi năm.

Giống như Ngài cúi mình rửa chân cho các môn đệ,,nhân dân VN đã được vinh danh một cách giả dối rằng chính họ là những chủ nhân thực sự của đất nước. Và cứ ngày ngày, những chủ nhân vẫn đều đều phải rửa ráy và hôn lên những bàn chân dơ bẩn của những tên vỗ ngực xưng là đầy tớ và miệng lưỡi lại nhân danh nhân dân ép buộc chủ nhân phục vụ mình.

Giống như Ngài bị bắt giải ra toà án, nhiều người Việt Nam đang bị bắt bớ giam cầm, lăng mạ sỉ nhục, đánh đập tra khảo hàng ngày, bị khép tội và xét xử với những tội danh bịa đặt vu vơ không hề có trong một xã hội văn minh, để rồi bị kết những bản án vô lý bất công.

Giống như Ngài bị phản bội, họ đã bị phản bội vì những lời đường mật lừa dối về lòng yêu nước, về tính ưu việt của chế độ, những chiếc bánh vẽ, những thiên đường ảo. Thực tế là những trò bán nước giấu mặt, sự áp đặt một thể chế độc tài toàn trị, bánh vẽ trở thành độc dược, thiên đường ảo biến thành một thứ địa ngục thật: địa ngục trần gian.

Giống như Ngài bị chối bỏ, dân tộc VN bị chối bỏ những quyền căn bản nhất mà hầu hết các dân tộc đang được hưởng, quyền được làm người theo đúng nghĩa tự do, bình đẳng và công lý. Đã thế, còn bị thế giới cố tình quay lưng ngoảnh mặt.

Giống như Ngài bị tra tấn bóc lột trần truồng, nhân dân VN cũng đang bị trấn áp bóc lột mọi nơi mọi chỗ. Họ không những bị cướp bóc hết mọi của cải vật chất mà còn bị bóc lột hết mọi giá trị tinh thần từ đời sống tâm linh đến luân lý đạo đức, tư tưởng đến văn hoá, từ suy nghĩ đến hành động đều phài đi trên chỉ một con đường, chỉ hướng về một chiều duy nhất. Không những thế, họ còn bị bóc lột cả lương tâm và giá trị con người trở thành những món hàng trần truồng đúng theo nghĩa đen trước mắt bọn đàn ông dã thú dâm dật nước ngoài, những con vật bị bóc lột sức lao động đến những giọt mồ hôi cuối cùng.

Giống như Ngài phải đội mũ gai, phải vác thập giá, nhân dân VN cũng đang phải đội những vòng gai “phản động” trên đầu với hàng trăm ,ngàn cánh gai ác độc đâm thấu buốt tim. Họ đang bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng để không thấy mình đang phải vác cây thập giá nặng nề, cây thập giá đỏ loét đã từng thấm máu hàng triệu người vô tội. Cây thập giá đỏ ấy, dù nay đã được che đậy bằng một lớp màu xanh tư bản để giấu bớt sự ghê rợn khủng khiếp, vẫn còn cố móc thêm vào cái đuôi XHCN như sợi dây thòng lọng luôn móc vào cổ người dân ngõ hầu họ không thể xa rời thập giá, không thể nào thoát ra khỏi ách thống trị bạo tàn của một nhóm người tham quyền cố vị.

Giống như Ngài nhiều lần ngã xuống trên con đường khổ nạn, dân tộc VN đã biết bao lần ngã gục. Những lần ngã gục chan hoà máu và nước mắt dưới chân bởi những chiến dịch toàn mang những mỹ từ, thực chất là những biến động kinh hoành: cải cách ruộng đất 1954- 1955, tổng công kích Mậu Thân 1968, tổng nổi dậy mùa Xuân 1975, tập trung cải tạo “nguỵ quân nguỵ quyền” VNCH, tiêu diệt tư sản, cải tạo công thương miền Nam, vùng kinh tế mới… Khi giật mình quay lại nhìn thì đó là những chính sách diệt chủng đã tiêu hao nhiều sinh mạng, đất nước lâm vào cảnh tang tóc đau thương. Sự sai lầm lớn lao của thời bao cấp đã đẩy đất nước xuống vực thẳm. Tiếp theo là chính sách đổi mới giả hiệu nửa vời để cho đám đấy tớ của nhân dân giữ chặt quyền lực, tạo cơ hội cho bè đảng của chúng tha hồ tham nhũng vơ vét tài sản, công sức của đất nước và người dân cho đầy túi tham của bọn họ. Những sai lầm nghiêm trọng cũa đám lãnh đạo đang làm nghiêng ngả sức lực VN. Sự suy thoái nền kinh tế, lạm phát cao... làm cho đất nước có nguy cơ sụp đổ trong tương lai.

Giống như Ngài chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá, dân tộc VN đã đang chịu đóng đinh dưới đủ mọi hình thức. Từ mớ luật rừng mù mờ khó hiểu tha hồ cho giới thống trị lợi dụng, giải thích và áp dụng tuỳ tiện đến các nghị định nghị quyết quái đản kiểu đảng cử dân bầu, đi lề bên phải, quy hoạch, giải toả, xung công, tự hiến. Từ phương cách cho quân đội công an chính qui sử dụng vũ khí đàn áp thẳng tay đến các phương pháp cô lập cách ly, thẩm vấn hăm doạ , bắt nguội đến những trò hèn hạ đểu giả hơn: giả dạng lưu manh, thuê mướn côn đồ để gây hấn, hành hung, thậm chí tiêu diệt người vô tội để buộc họ phải chịu hoàn toàn khuất phục.

Tất cả chúng đều là những mũi đinh nhọn đâm xoáy nhức nhối vào cơ thể tan nát rã rời của dân tộc ta. Cùng với những mũi đinh đau đớn này, quyền làm người của dân tộc VN đang cùng hấp hối với Chúa trên thập giá. Ngài xuống thế để làm người và chết đi để cứu chuộc loài người, thế mà người dân VN cho đến nay vẫn chưa được làm một con người đích thực. Tự do, công lý, bình đẳng tạo ra hạnh phúc, là lẽ sống của con người. Khi lẽ sống bị cướp đoạt, đời người có thể coi như đã chết.

Giống như Ngài, dù bị hành hình vẫn tha thứ cho kẻ đã gia hại mình vì chúng không biết tội ác chúng làm, dân tộc VN sẵn sàng thứ tha cho những kẻ đã đày đoạ trấn áp họ trong nhiều thập niên, nếu họ biết ăn năn hối cải, quay lưng với những tội ác họ đã gây ra. Thứ tha nhưng không quên lãng. Dân tôc VN đòi công lý phải được thực thi, đòi sự thật phải được phơi bày. Nhân dân VN mong muốm một cuộc sống bình thường, không cần sự xót thương. Hãy xót thương cho chính các ngươi và than khóc trên đầu con cháu các ngươi (khi lịch sử phê phán) như lời Chúa nói.

Bằng cái chết trên thập giá, Đức Kitô đã chấm dứt hành trình làm người, kết thúc con đường khổ nạn, hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại. Rồi Ngài đã sống lại trong vinh quang, sự sống lại là một bằng chứng hiển nhiên về nước Trời và sự sống đời sau cho những ai tin vào Chúa. Con người đã đồng hành với Chuá trên đoạn đường ngắn nhân ngày kỷ niệm Chúa tử nạn. Họ ra về trong thương cảm ngậm ngùi, nhưng họ sẽ hân hoan lớn tiếng hát mừng ca khúc khải hoàn Allelluia trong đêm Phục Sinh.

Riêng dân tộc VN cùng vác thập giá, cùng đồng hành với Chúa trên con đường khổ nạn, nhưng con đường đau thương, sự khổ nhục ấy đã kéo dài qua nhiều năm tháng vẫn còn như bất tận. Tư do, hạnh phúc, công lý và bình an của người dân VN vẫn lặng im trong mồ chưa sống lại. Bóng tối vẫn bao phủ mịt mùng, chưa có một tia hy vọng chiếu rọi lên đất nước khốn khổ này.

Lời nguyện cuối mùa chay: Lạy Chúa là đấng toàn năng hằng hữu, từ bi nhân ái, công minh và chính trực, hẳn khi mặc xác thế trần cứu chuộc muôn dân,Ngài đã ước muốn giải thoát cái thế giới sa đoạ tội lỗi này, hoán cải thành một thế giới bình an, hạnh phúc, thánh thiện. Xin vì công nghiệp Chúa, hãy cứu giúp dân tộc VN, một dân tộc đã cùng vác thập giá bước theo Ngài, qua khỏi hành trình đau thương nguy khốn , quá dài này. Xin cho cuộc tử nạn trong công trình cứu chuộc của Ngài mang theo những lăng mạ nhục hình, oan trái bất công, những mưu toan lừa đảo mà họ đang phải gánh chịu để dân tộc VN được chia sẻ sự sống lại với Ngài, một sự sống có đủ chất “người”, để họ thấy được tương lai, được hoà nhập với mọi dân tôc trên thế giới đồng hành trên con đường Phục Sinh: con đường của sự toàn thiện, chân lý, hoà bình, tự do, ấm no và hạnh phúc. Amen!

Australia, mùa Phục Sinh 2008
Phương Duy

Về hoạt động của Phong Trào Dân chủ

Góp ý cùng anh Nguyễn Vũ Bình

Bài tham luận Tương lai nào cho phong trào dân chủ Việt Nam (PTDCVN)của anh Nguyễn Vũ Bình là một bài nhận định công phu và đầy tâm huyết. Thể theo lời đề nghị của anh ở phần kết luận cuối bài, người viết xin bàn thêm về một vài ý kiến cá nhân như một góp gió thành bão, đi vào chi tiết một hai khía cạnh mà tác giả đã nêu lên trong bài viết trên. Xin được đóng góp theo khả năng hiểu biết trong ba vấn đề: đường hướng rõ rệt cho tương lai của phong trào, sự đoàn kết tập hợp các lực lượng dân chủ và dự án giám sát sử dụng viện trợ nước ngoài.

Những đường hướng rõ rệt cho tương lai của PTDCVN.

1.- Ảnh hưởng lên giới bị trị

Như nhận định của bài trên, giới bị trị tại VN hiện nay dù bị đàn áp, bóc lột nhưng vẫn thờ ơ trong việc tham gia đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho chính mình vì họ không hiểu được tại sao cuộc sống của mình lại cực khổ như vậy. Khi chia xã hội VN hiện tại ra thành hai giai cấp: thống trị và bị trị, ta thấy rõ giới thống trị chính là đám lãnh đạo độc tài chuyên chính nắm giữ hết mọi uy quyền, tài sản và tiền bạc của dân tộc. Thành phần còn lại là giới bị trị bao gồm giới trí thức, còn gọi là lao động trí óc và lao động tay chân. Vì vậy, những tổ chức, phong trào và cả cá nhân đang đấu tranh cho dân chủ cũng cần nhớ rằng mình nằm trong giới bị trị, và sự dân thân đấu tranh, trước hết là cho chính bản thân, do đó cần có sự thông cảm và hoà đồng với các thành phần lao động tay chân để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng thực tế của họ, cũng như thâu nhập thêm những dữ kiện và kinh nghiệm quý báu và thực tiễnđể hoạch định, biến hoá các phương pháp đấu tranh theo từng giai đoạn sao cho có hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra là việc gây ảnh hưởng như thế nào để lôi cuốn được đa số quần chúng cho có phần hiệu quả?

Trở ngại lớn nhất cho một phong trào đấu tranh hoà bình bất bạo động là việc truyền thông bị bưng bít, tin tức không được phổ biến hay bị cắt xén, xuyên tạc. Trình độ kiến thức khái quát về quyền lợi và nghĩa vụ chân chính trong một đất nước có tự do dân chủ nhân quyền bị vo tròn bóp méo, giải thích vòng vo sai lạc cho hợp với các chính sách có lợi cho giới cầm quyền. Sư thật về việc điều hành đất nước một cách tồi tệ của lãnh đạo CSVN không đến được mọi tầng lớp nhân dân. Không biết thì không hiểu, không có đấu tranh đòi hỏi. Người dân bị bóc lột trấn áp, sống trong quằn quại mà chẳng biết nguyên do nên vẫn thờ ơ là lẽ đương nhiên.

Ngày nay, với thời đại tin học, thông tin truyền đi tận cùng thế giới chỉ bằng một cái nhấo chuột, sự bưng bít không còn hiệu nghiệm như xưa, nhưng người dân lao động với những khó khăn về trình độ học vấn, về sự thiếu ăn thiếu mặc,vẫn còn nhiều khó khăn trong việv tiếp cận và tận dụng các lợi ích của kỹ thuật truyền thông nhanh nhạy này. Ngay cả những người có trình độ học vấn cao với trở ngại tường lửa, việc kiểm soát hệ thống internet, gây khó khăn cấm đoán, phá hoại của giới cầm quyền thống trị bằng đủ mọi sách lược, thì việc tạo ảnh hưởng và bành trướng phong trào dân chủ đến quần chúng gặp muôn vàn khó khăn là lẽ dĩ nhiên. Để vượt qua trở ngại này,ngoài việc phổ biến rộng rãi các cách vượt tường lửa, người trong nước có thể sử dụng những phương tiện in ấn rất tiện lợi, rẻ tiền hiện nay, chúng ta in ra những mảnh thông tin nhỏ vắn tắt, đơn giản về quyền hạn của công nhân, công đoàn theo công ước quốc tế, quyền làm chủ tài sản của nhân dân,sự cần thiết về một xã hội bình đẳng và một ngành truyền thông độc lập là phương pháp chống tham nhũng kiến hiệu nhất, làm sao để đương đầu với những trấn áp bóc lột của quan chưc cầm quyền mà không bị quy kết vi phạm pháp luật. Nội dung bước đầu tiến đến quần chúng nói chung,nên thiên về xã hội và đời sống, tránh phần chính trị nhạy cảm làm lý do cho nhà cầm quyền CSVN chụp mũ quy tội để có cớ bắt bớ giam cầm.

Tìm ra đường lối tiếp cận trực tiếp an toàn với giới công nhân, nông dân, các dân oan và các phong trào các tín đồ tôn giáo hiện nay, gơị ý cho họ biết về những chính sách mâu thuẫn và đầy bất công của nhà cầm quyền, chẳng hạn nhân viên công chức nhà nước đảng viên nghỉ hưu không làm việc lãnh lương hưu 2,3 triệu mỗi tháng, trong khi công nhân làm việc đầu tắt mặt tối chỉ kiếm được 7 hay 8 trăm ngàn đến một triệu, một bất công thật vô lý: người đi làm đóng thuế nuôi người không làm việc, trong khi những người này lại lãnh lương cao hơn; những khoảng cách quá lớn về sự giàu nghèo trong xã hội VN, người chơi xe hàng triệu đô la, còn người nông dân cơm không đủ ăn: tiền của đó ở đâu mà có? Sự vô lý của việc tài sản chung của đất nước, ngân quỹ quốc gia vốn là sự đóng góp công sức, thuế má của toàn dân để chi trả cho một bộ máy cầm quyền có tới hai đầu não điều hành song song: đảng và nhà nước, vừa làm tiêu tốn gấp đôi kinh phí của đất nước, vừa làm chồng chéo, phức tạp gây khó khăn tốn kém công lao, tiền bạc, thời gian của nhân dân để cố đi qua nhiều cửa quyền của hai hệ thống, tạo ra quốc nạn tham nhũng hối lộ, làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia. Những lý lẽ đơn giản, đi thẳng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày, những cấp thiết của người dân sẽ làm cho họ chú ý và tham gia nhiệt tâm vào phong trào dân chủ.

Việc cụ thể trước mắt là nghiên cứu những điều kiện khó khăn hạn chế trong nước để cứu giúp các anh chị em lãnh đạo thành lập Công Đoàn độc lập đang bị kết án, giam cầm một cách vô lý. Nếu có thể qua các luật sư đoàn trong và ngoài nước để tháo gỡ hay ít ra án tù được giảm bớt,các chi phí liên quan, người viết tin chắc chắn người Việt hải ngoại sẽ có những hỗ trợ cần thiết . Đây cũng là một vận động tốt vừa thúc đẩy cho sự phát triển của tổ chức Công Đoàn Độc Lập đến giới công nhân, vừa mang tiếng nói dân chủ đến với họ, cho họ biết rằng đòi hỏi những quyền lợi tối thiểu cho con người, , sự tự do ngôn luận, tự do thông tin và nhận thông tin, quyền bình đẳng, công lý là một trong những mục tiêu chính của dân chủ. Quảng bá cái tư tưởng: mình vì mọi người, mọi người vì mình. Mọi người, mỗi người đều phải góp phần tham gia nếu mong muốn cho tương lai của cá nhân, gia đình mình được vươn lên khá hơn. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, sự khủng hoảng kinh tế tại VN đang trở nên hiện thực với sự lạm phát phi mã đang làm giới công nhân với đồng lương cố định điêu đứng. Đối với những hiện tượng xã hội khác, phong trào dân oan khiếu kiện, các tôn giáo cầu nguyện đòi tự do tôn giáo, đòi lại tài sản nhà đất bị tịch thu hay mua bán trái pháp luật, thì việc vận động cho dân chủ cũng rất quan trọng, mặc dù ở trong trạng thái tế nhị hơn.

Phong trào dân chủ có thể giúp đỡ quần chúng trong các cách thức thảo đơn và cách tiếp xúc với những nhân vật, cơ quan của nhà cầm quyền có trách nhiệm trực tiếp đến vấn đề của họ, giúp người có cùng nỗi khổ đoàn kết thành nhóm để tạo áp lực mạnh hơn đến những kẻ có trách nhiệm, bắt họ phải phải giải quyết không né tránh, đổ thừa hoặc trì hoãn để vô hiệu hoá; giúp cơ hội gặp gỡ trao đổi để tạo thành những nhóm đấu tranh đòi hỏi lớn để việc bị đàn áp khó xảy ra hơn. Đồng thời, hướng dẫn tập thể từ từ đi đến một hướng đòi hỏi giải quyết sâu xa hơn, đến tận gốc rễ của vấn đề là do chính sách độc tài toàn trị của nhà cầm quyền nên mới nảy sinh những bất công xã hội ảnh hưởng đến người dân, chứ không chỉ tập trung trong việc đòi hỏi một ít quyền lợi cá nhân hay của một tập thể, một tôn giáo, chẳng hạn một khu đất, một mảnh ruộng hay một bất động sản.

2.- Ảnh hưởng lên giới học thức sinh viên.

Giới sinh viên trí thức là rường cột của quốc gia và là những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Họ càng tham gia đông đảo vào những vấn đề của dân tộc thì đất nước càng tiến triển mạnh. Rất tiếc, hiện nay, số người trẻ thực sự có suy tư về hiện tình đất nước còn ít. Sự việc biểu tình tự phát của sinh viên tại 2 thành phố lớn và hội nghị các luật gia tại Sài Gòn biểu quyết chống Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Hoàng Sa Trường Sa của VN là những minh chứng rõ rết về nhiệt tâm yêu nước của sinh viên trí thức. Tuy nhiên vẫn còn lưa thưa đơn lẻ, tự phát, chỉ đánh động được tâm huyết của họ vì có sự đụng chạm đến yếu tố chủ quyền quốc gia và lòng tự ái dân tộc.

PTDCVN cần thúc đẩy giới trí thức trẻ hăng hái tham dự vào những mục tiêu đi xa hơn, mang tính đại đồng , vượt khỏi biên giới dân tộc để chú tâm đến tính xã hội của nhân loại, không thờ ơ trước những đau khổ của người khác. Thuộc thành phần học thức, có trình độ lý luận, chắc chắn họ sẽ dễ dàng phân biệt bề mặt bề trái, đâu là chân lý ,đâu là lừa bịp mị dân. Hãy hình dung,nếu chỉ cần 5% trong số hàng chục ngàn người trong ngành truyền thông báo chí đang phục vụ cho trên 600 tờ báo và hàng trăm các hệ thống truyền thanh truyền hình của VN sẵn sàng nói lên tiếng nói trung thực, phản ảnh những uất nghẹn của nhân dân, đừng về phía những người bị trị, thì bức tường bưng bít thông tin sẽ sụp đổ từng mảng ra sao và tiếng nói dân chủ sẽ bay cao và vang xa biết chừng nào?

3.- Ảnh hưởng lên cả giới thống trị.

Lực lượng thống trị tại VN hiện nay bao gồm giới cầm quyền lãnh đạo chính trị các cấp, lực lượng quân đội, bộ máy công an vũ trang và các đảng viên CSVN. Chắc chắn trong hàng ngũ đông đảo của họ không thể không có những người còn lương tâm, có suy tư trăn trở với những vấn nạn hiện nay của đất nước , biết đau nỗi đau của người dân thấp cổ bé miệng. Trở lực là họ đang nằm trong một hệ thống vận hành một chiều quá khắc nghiệt, dưới sự kiểm soát chặt chẽ khó lòng thoát ra. Đồng thời những bổng lộc có được nhờ lòng trung thành với đảng, với chế độ quá hậu hĩ, chưa kể đến khả năng bị nghiền nát khi đơn độc quay đầu chống lại chế độ toàn trị,vì sự tiếc nuối một ảo tưởng hào quang của một quá khứ đối với họ còn quá oai hùng,trong khi sự thật cứ đang từ từ phơi bày thì lại đảo ngược rất ê chề cay đắng.Tuy thế với sự nhạy bén của thời đại tin học và sự hội nhập toàn cầu của VN, việc thoát ra khỏi cỗ máy ghê gớm đó đã trở thành khả thi, miễn là con người chịu chấp nhận quay về với lẽ phải.

Bản thân anh Nguyễn Vũ Bình, anh Phạm Hồng Sơn cùng những nhà dân chủ miền Bắc khác đang xuất hiện ngày càng nhiều là những minh chứng hiển nhiên, gồm có đủ thành phần từ nhà văn, nhà báo, trí thức luật gia đến các cựu lãnh đạo, tướng tá trong quân đội và cả trong ngành công an cảnh sát. Khi PT DCVN nối kết được thêm nhiều hơn nữa, giả thiết có trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN đương nhiệm, việc xuất hiện một nhân vật tầm cỡ như ông Gorbarchev làm đòn xoay chế độ là điều có thể xảy ra. Vả lại, ngay cả khi không có chuyện đó, PT DCVN cũng có thể vạch ra cho nhân dân và chính giới thống trị nhìn thấy những sai trái trong việc độc tài toàn trị đất nước của họ, phân tích cho họ về những ảnh hưởng nguy hại cho dân tộc từ tầm gần đến tầm xa do các phương pháp quản lý điều hành tồi tệ của họ, với một chút lương tâm con người, hoặc một sự lo sợ khi nghĩ đến những hậu quả sau này xảy đến cho chính bản thân, họ sẽ ngưng lại hoặc bàn tay bớt đi sự tàn bạo trong việc trấn áp bóc lột nhân dân. Nhờ thế, PT DCVN có cơ hội dễ dàng hoạt động và phát triển mau chóng.

Nói tóm tắt, khi nhà cầm quyền CSVN nhất quyết nắm chặt ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp lại muốn khống chế luôn cả đệ tứ quyền (báo chí độc lập với nhà nước) thì hướng đi cần thiết của PT DCVN là từng bước phải lấy lại quyền này bằng việc cố gây ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần giai cấp, kể cả những người trong giai cấo thống trị. Đó là phương cách hoà bình hiệu quả nhất để đấu tranh cho dân chủ, tự do và công lý, phương tiện hữu hiệu nhất đễ người dân tiếp cận và thấu hiểu về dân chủ. Hiện nay, tại Sài Gòn đã có một Câu lạc bộ các nhà báo độc lập đã thành hình, với phương tiện chính yếu là trao đổi giao lưu trên các blog cá nhân, nơi nhà nước CSVN chưa kiểm soát được. Hy vọng chúng ta sẽ hỗ trợ mạnh mẽ để nhóm CLB này phát triển mạnh mẽ đến nhiều nhóm khác và có thể ảnh hưởng tới những phương tiện truyền thông khác, sẽ chọc thủng bức tường bưng bít thông tin của nhà cầm quyền. Từ đó, thông tin sẽ là nguồn mang sự thật ra ánh sáng. Không ai chối bỏ được sự thật. Sự thật sẽ quét đi bóng tối của dối trá lừa bịp. Sự thật sẽ mang đến các quyền tự do, dân chủ ,bình đẳng và công lý đến người dân.

Sự đoàn kết các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước.

Làm sao để có sự đoàn kết tạo sức mạnh? Đây là một nan đề không dễ gì giải quyết. Trước hết , phải nói rõ sự phân tán lực lượng này đến từ những khác biệt về tư tưởng, lối suy luận, hành động và cũng từ những khoảng cách địa lý chứ không hẳn là do những chia rẽ sâu sắc về mục tiêu đưa đến hậu quả đối đầu hay thù nghịch. Dân chủ cho VN là mục tiêu chung.

Không như một thể chế độc tài toàn trị, khái niệm dân chủ tự nó đã bao gồm một sự kết hợp lỏng lẻo. Nếu chặt chẽ quá thì dân chủ sẽ mất đi ý nghĩa. Do vậy, sự lỏng lẻo trong kết hợp của PT DCVN có những ưu khuyết điểm của nó. Những điểm yếu, anh Nguyễn Vũ Bình đã nói đến trong bài viết, mà điểu đáng nói là sự làm trì trệ tiến trình dân chủ hoá đất nước. Ở đây sẽ không nhắc lại nữa.

Nói về ưu điểm, sự thiếu thống nhất các lực lượng dân chủ thành một tổng hợp lại là một trong những nét đẹp của dân chủ, một trong các yếu tố then chốt tạo nên dân chủ, như một vườn hoa có đủ loại sắc màu. Tự do trong tư tưởng không thể bắt buộc mọi người có cùng lối suy nghĩ cho cùng một sự việc. Nó không tạo được sức mạnh nhất thời, nhưng tránh được hiểm hoạ quay trở lại sự độc tài như ta đang chứng kiến tại Nga và một số nước Đông Âu cũ . Nhìn vào các nền dân chủ ổn định trên thế giới, ta thấy họ có hàng trăm hệ phái lực lượng chính trị khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau nhưng xã hội vẫn hài hoà, kinh tế vẫn phát triển và dân chủ vẫn thăng hoa. Sự việc trăm hoa đua nở khác nhau, có khi đi ra ngoài hệ chính thống, trong tất cả mọi lãnh vực, đặc biệt trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật còn dẫn đến những ý tuởng mới lạ, những phát minh thần kỳ. Lãnh vực chính trị cũng không ở ngoài quy luật.Người Việt hiện đang cư ngụ tại hầu hết những quốc gia có nền dân chủ tốt đẹp nhất, tuy vậy lại rất đa dạng. Như thế, hãy để cho mọi người cùng có cơ hội đóng góp kinh nghiệm của họ vào PT DCVN. Tự do là nền tảng của dân chủ, đặc biệt, tự do tư tưởng và phát biểu. Có được nền tảng vững chắc, căn nhà dân chủ mới bền vững.

Mặt khác, việc kết hợp dân chủ ở trong nước, ngoài nước và giữa trong và ngoài cũng rất khó khăn. Trong nước thì bị giới thống trị cấm cản, ngoài nước với tình hình trải mỏng toàn cầu quá rộng lớn, cộng thêm những chi phối bị gò bó trong các hệ thống chính trị, văn hoá, xã hội, truyền thống địa phương khác biệt gây trở ngại trên hình thức cho việc kết hợp. Rồi, cả trong và ngoài nước đều có dị biệt giữa những cá nhân, những tổ chức. Tập thể người Việt hải ngoại có rất nhiều hội đoàn, đoàn thể, tổ chức, tuy cùng chung một danh nghĩa người Việt tự do hoặc tỵ nạn CS, nhưng đa số thiên về các hoạt động xã hội mang tính chất phục vụ địa phương, hoặc hướng về VN với tính cách chuyên ngành, nhân đạo, tương trợ. Họ vẫn tham dự vào các hoạt động chính trị như biểu tình, hội họp, ủng hộ dân chủ… nhưng thường chỉ nhất thời, đột xuất. theo từng vụ. Những tổ chức còn lại chuyên chú tâm vào việc đấu tranh dân chủ cho VN lại đủ mọi khuynh hướng. Có thể nêu ra một vài khuynh hướng chính:

- Khuynh hướng triệt để không khoan nhượng với chủ trương CS chỉ có thể thay thế, không thể thay đổi. Do đó muốn có dân chủ phải giải thể chế độ CS (bằng phương pháp bất bạo động).

- Khuynh hướng ôn hoà: chấp nhận đảng CS là một thực thể chính trị trong sinh hoat chính trị đa đảng. Đòi hỏi dân chủ theo tiến trình bước đi từng bước.

- Khuynh hướng dưạ vào quốc tế, đặc biệt Hoa Kỳ và Tây Âu làm áp lực với CSVN để đòi thực thi dân chủ.

- Khuynh hướng coi lực lượng người Việt (cả trong và ngoài) là yếu tố áp lực chính, vận động quốc tế chỉ phụ lực.

- Khuynh hướng kiến tạo một cơ quan đầu não mà người dân trong nước và quốc tế nể trọng và uy tín để làm áp lực đối thoại về dân chủ với nhà cầm quyền CSVN.

- Khuynh hướng lấy quần chúng trong nước là sức mạnh chính, hài ngoại chỉ nên giữ vai trò hỗ trơ…

Như vậy, ta thấy một sự đoàn kết tập họp lực lượng rất khó thực hiện. Nhưng điều này
không nên là một thất vọng. PT DCVN vẫn có thể phối hợp cùng nhau hoạt động cho mục tiêu chung, sát cánh nhau trong những phương cách cùng chia sẻ, chấp nhận những đối sách khác biệt là nhiều mặt trận, nhiều con đường, ít nhiều đều có hiệu quả.

Đến đây, người viết không thể không nhắc đến khối 8406, một phong trào liên hiệp các tổ chức trong và ngoài nước dã được thành lập và có tiếng vang rất xa trong cộng đồng quốc tế. Người viết tin rằng dù trong năm qua, đã bị đánh phá trù dập khá nặng, tiếng nói của khối có trầmxuống, nhưng lực lượng vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta chỉ cần tiếp tục tham gia,hỗ trợ và gầy dựng cho nó chỗi dậy mạnh mẽ , thế lực và nổi bật hơn.

Về dự án giám sát sử dụng viện trợ nước ngoài.

Viện trợ nước ngoài cam kết trong năm 2007 đạt trên 5 tỷ đô la, đầu tư ngoai quốc trên 20 tỷ, coi như gấp 4 lần. Trong số trên 5 tỷ viện trợ đó, chỉ một số nhỏ thuộc loại viện trợ không hoàn lại bao gồm các viện trợ về nhân đạo, y tế , các chương trình tu nghiệp học bổng có từ chính phủ các nước cấp viện. Đa số còn lại là nguồn tiền được cho vay với tỷ lệ phân lời thấp từ các tổ chức quồc tế như Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu…với mục đích phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, giúp xoá đói giảm nghèo cho VN. Dự án anh Bình đưa ra với mục đích giám sát nhằm chống thất thoát, trên nguyên tắc, rất hữu lý, vì cả trong và ngòai nước hiện nay, ai ai cũng biết đến vấn nạn tham nhũng trầm trọng, đã đục khoét khổng lồ vào ngân quỹ quốc gia, đặc biệt các nguồn tiền từ viện trợ nước ngoài qua các vụ án động trời ở trong mọi công trình dự án. Các tin tức được đăng tải tràn ngập trên báo chí trong nước, mặc dù đã được nhà nước bưng bít, kiểm duyệt trước khi đăng tải. Thế nhưng làm sao để thực hiện việc giám sát? Thông thường, để được viện trợ, một dự án cần được lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết và khả thi. Các cơ quan viện trợ hẵn đã nghiên cứu nắm được dự án một cách tổng quát và đã phải có kế hoạch giám sát trong giai đoạn thi công, nhưng rồi họ cũng không làm được gì khi nhà nước CSVN , bề ngoài làm ra vẻ chống tham nhũng kiên quyết, mặt trong lại bao che, có khi chủ động để chia chác, hoặc giả không đủ uy quyền để ngăn chặn đám đàn em bất trị theo kiểu”trên bảo dưới không nghe”.

Trong khi đó, với dự án giám sát chống thất thoát này, chúng ta không thể có được những tài liệu, dữ kiện trong tay để thực thi việc kiểm tra, cũng không thể đòi hỏi chính quyền các nước phải công khai thông báo những dự án viện trợ đó cho công chúng trước khi nó được triển khai. Chỉ trừ trường hợp hy hữu, khi có được người Việt nằm trong ủy ban xét duyệt viện trợ, chúng ta mới có chút hy vọng áp đặt được sự giám sát. Ngoài ra, các đề nghị công khai để công luận giám sát sẽ bị các nước cấp viện từ chối với nhiều lý do. Chắc chắn nhà nước CSVN cũng không chấp nhận chuyện bị giám sát bởi một hệ thống ngoài đảng, ngoài chính phủ.. Có bị áp chế phải chấp nhận thì với kinh nghiệm lừa lọc bao nhiêu năm, đám lãnh đạo dư sức vẽ bùa,làm trò ảo thuật để qua mặt dễ dàng. Xem như vụ án PMU18 là một bằng chứng, Bùi Tiến Dũng và đồng bọn đã làm ăn vi phạm trắng trợn đến nỗi nhà nước không che chở nổi phải đưa vào tù, vụ việc tham nhũng trắng trợn, rành rành trước mắt nhưng Ngân Hàng Thế Giới, tổ chức viện trợ đi điều tra trên giấy tờ lại không tìm thấy dấu hiệu sai sót nào?

Dù sao, cũng phải công nhận giải pháp của anh Nguyễn Vũ Bình cũng môt phần khả thi, với điều kiện quý vị quan tâm đến dân chủ VN tại hải ngoại đang có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức các quốc gia viện trợ cho VN lên tiếng đòi hỏi quyền giám sát đúng đắn này, vận động hành lang và phản ảnh lên những giới chức có thẩm quyền quốc tế để áp lực họ thẩm định lại và đề nghị các cơ quan, tổ chức cấp viện phải có biện pháp.

Đến đây, người viết xin có một đề nghị nhỏ bên ngoài dự án giám sát. Chúng ta thấy luồng đầu tư nước ngoài đổ vào VN trong năm nay là trên 20 tỷ và mỗi năm mỗi cao hơn. Lương vốn đầu tư to tát này gồm từ các công ty tư nhân ngoại bao gồm rất nhiều đại công ty thế giới như Intel, GM… điều hành như một công ty mẹ, thuê mướn và hầu như có ảnh hưởng lên các công ty vừa và nhỏ khác. Mục đích của giới đầu tư là khai thác các nguồn sản xuất có chi phí rẻ để kiếm càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Do đó , khi đi vào thị trường VN,họ biết cách cấu kết mua chuộc các giới cầm quyền VN từ trung ương đến địa phương để tha hồ bóc lột sức lao động rẻ mạt của người dân VN, lợi dụng luật lệ an toàn vệ sinh lỏng lẻo, bất cập của VN để xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất đai sông suối, nguy hiểm đến đời sống, sinh hoạt của dân chúng, ỷ thế tiền bạc sẵn trong tay và lợi dụng việc đất đai rẻ mạt tại VN những năm trước đây, mua bán chiếm đoạt bất động sản gây rối loạn thị trường nhà đất VN. Có lẽ chúng ta phải làm sao ngăn chặn những tệ hại trên, không những nó đang tác hại đến thế hệ chúng ta đang sống, mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến những thế hệ sau.

Chúng ta phải làm gì? Chắc chắn chúng ta không thể đòi giám sát nguồn đầu tư đó. Nhà nước VN thì đã bị mua chuộc, trở thành một công cụ cho đám tư bản. Vậy thì chúng ta sẽ làm những gì trong phạm vi có thể làm được. Với tình hình lạm phát phi mã hiện nay, nhân dân VN hầu như mọi giới, từ công nhân, nông dân đến người dân bình thường đều chịu ảnh hưởng nặng nề, do đó việc vận động mọi người cộng tác trong đề nghị này có thể khả thi: lập một ủy ban lưu trữ, thí dụ Uỷ Ban Thu Thập Dữ Kiện. Công việc chính là loan truyền đến khắp nơi, đặc biệt thành phần công nhân, mỗi cá nhân cố dùng mọi phương tiện sẵn có để thu thập tất cả mọi tài liệu, giấy tờ, công văn, thư từ, phim ảnh của các công ty xí nghiệp, kể cả cơ quan công quyền về những vấn đề liên quan tới sinh hoạt, đàn áp bóc lột, ảnh hưởng tới công việc, sức khoẻ, an toàn cho đời sống cá nhân, gia đình, tập thể mà mỗi người thấy đó là điều bất công , sai trái, vi phạm luật pháp hay việc thi hành trái với khế ước, gây nguy hại cho con người, tài sản và xã hội của dân tộc VN. Từ đó, cố gắng sao chép, in ấn thành nhiều bản, lưu trữ trên hồ sơ, trên những đĩa mềm, đĩa cứng, ổ USB …, gửi ra ngay bên ngoài nhờ lên tiếng công khai khi có điều kiện. Nếu không giải quyết được ngay được vấn đề thì đó vẫn là những dữ liệu bằng chứng quý giá cho chúng ta sau này, đặc biệt trong các vụ tố tụng. Nhiều năm sau, chúng ta vẫn có thể dùng chúng đễ luận tội, đòi hỏi, thương lượng, trả giá cho những hậu quả , mất mát,chuyện đòi bồi thường, những món nợ bất công…mà CSVN hiện tại đang ký kết vay mượn và tiêu xài hoang phí, những thiệt hại về nhân mạng, tài sản, môi trường bị tàn phá vì những đường lối, dự án kinh doanh bừa bãi, vô trách nhiệm. Chúng ta cần làm, mặt khác, để cho họ biết rằng chúng ta hiểu rõ pháp luật quốc tế, và họ không thể trốn chạy trách nhiệm cả hiện tại và trong tương lai, cho dù chế độ CS hiện nay có còn hay sụp đổ, cho dù họ còn hoạt động hay không trên đất VN.

Việc thu thập dữ kiện là những bằng chứng không thể chối cãi cho những hành vi đàn áp bóc lột, hành hạ ngang ngược, huỷ hoại môi sinh bất chấp hậu quả của họ. Họ sẽ phải trả giá đắt nếu như bây giờ không chịu ngưng lại. Những tài liệu, hình ảnh đưa ra được bên ngoài cần được hải ngoại tiếp tay làm áp lực ngay tại trung tâm đầu não của các đại công ty và chính quyền các nước. Những công ty này sẽ phải giải quyết nếu không muốn vì tai tiếng, hàng hoá bị tẩy chay, công ty có nguy cơ bị kiện cáo trước toà thậm chí dẫn đến sự sụp đổ.

Nếu được như vậy thì công việc nhỏ bé này có thể có tác dụng ngay lên đời sống nhân dân. Cái cảnh các viên chức cầm quyền và lực lượng công an ỷ quyền trấn áp nhân dân trong các cuôc đình công, biểu tình khiếu kiện có hy vọng giảm bớt. Khi mọi người cùng làm thỉ họ phải biết sợ. Công việc của uỷ ban cũng chỉ là phổ biến, hướng dẫn người dân cách thức thu thập, sao chép và lưu giữ sao cho có hệ thống và hiệu quả. Tóm lại, hãy cho giới thống trị và thế giới biết rõ ai thực sự là chủ nhân của đất nước này.

Cuối cùng, nhìn qua biến chuyển của các nước lận cận, Thái Lan vừa có một chính quyền dân cử, Miến Điện phải chấp nhận một cuộc bầu cử đa đảng vào năm 2010, mặc dù cánh chính phủ quân phiệt vẫn tìm cách sửa đổi hiến pháp để loại nhà đối lập hàng đầu Aung San Suu Kyi ra khỏi chính trường, người viết vẫn tin rằng con đường dân chủ tại đây đang thắng thế, do đó vẫn bảo lưu ý kiến của mình từ bài viết trước đây Việt Nam nhìn qua biến động Miến Điện rằng PT DCVN đang cần một khuôn mặt tiêu biểu ở ngay trong nước để làm đối trọng với nhà cầm quyền CS, đồng thời đủ uy tín để có sự hỗ trợ mạnh mẽ của dư luận quôc tế , tránh việc bị đàn áp thẳng tay hoặc tệ hơn, bị đám lãnh đạo dùng những thủ đoạn dàn cảnh hèn hạ, bẩn thỉu và tàn độc để thủ tiêu.

Khối 8406 đã là một điểm tựa vững chắc và có tiếng vang. Các nhà dân chủ trong nước có thể đặt các vị tu hành có thành tích đấu tranh dân chủ kiên cường và đang bị giam cầm, quản thúc vào vị trí cố vấn tối cao, nhờ đó, sẽ có sự hậu thuẫn của quần chúng các tôn giáo. Điều cần thiết lúc này là việc lựa chọn một nhân vật uy tín cho biểu tượng chính trị, một nhà chíng trị chuyên nghiệp. Các vị như Nguyễn Đan Quế, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, cá nhân anh Nguyễn Vũ Bình và cả anh bạn trẻ Nguyễn Tiến Trung đều là những nhân vật sáng giá, theo ý người viết, có thể hợp tác làm nên khuôn mặt dân chủ điển hình ấy. Xin có lời thứ lỗi vì còn rất nhiều nhân vật khác mà người viết chưa được biết tới. Cám ơn anh Nguyễn Vũ Bình về bài viết. Cám ơn quý vị đã cố công theo dõi những đóng góp thô thiển nhưng chân thật này. Xin quý vị có quan tâm cùng đóng góp thêm ý kiến.

Australia 14/03/2008
Phương Duy