Góp ý với ông Nguyễn Trung


Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung



Thưa ông Nguyễn Trung,
Nguyễn Trung
Ngay trong tiêu đề, dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội X của ĐCSVN đã khẳng định: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng. Điều này cho thấy việc mang ra cho toàn thể nhân dân bàn thảo và đóng góp ý kiến rộng rãi chỉ là màn trình diễn cho có vẻ dân chủ. Ý kiến đóng góp không được phép đi ra khỏi phạm vi đưa quyền lãnh đạo toàn trị của đảng lên một tầm cao hơn, để đảng có sức chiến đấu mạnh hơn.

Lợi dụng để phê bình chỉ trích cái sai cái yếu của đảng là bọn xấu, là thù địch, đảng không thèm lưu tâm. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thì được nhắc lại nhiều lần, nhưng cũng chỉ là khái niệm, ngoài việc hợp thức hoá cho việc kinh doanh của đảng viên, không thấy có những đề nghị cho những biện pháp cụ thể. Ông Lê Hồng Hà, một cựu cán bộ công an cao cấp và là nhà bất đồng chính kiến nói rằng ông đã được đọc nó đến 2 lần, từ đầu năm 2005, và đây là lần thứ ba, nhưng chẳng có gì thay đổi quan trọng, vẫn là sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng HCM, về định hướng XHCN, những đóng góp xây dựng của các ông Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Hà, Nguyễn Đăng Doanh…không hề được nhắc tới. Vì thế, đảng viên thường hay nhân dân có góp ý chỉ là chuyện làm vô bổ. Tuy nhiên, một số người cũng nhân cơ hội hiếm hoi để nói lên những suy tư trăn trở của riêng họ, trong số , có 2 ý kiến mới nổi bật: bài kiến nghị 5 điểm của nhà báo kiêm chuyên viên về kinh tế Phan Thế Hải và ông cựu đại sứ tại Thái Lan và Úc Châu Nguyễn Trung.

Có người cho rằng 2 ông cũng chỉ là những con cờ, tô vẽ cho đảng có cái dáng dễ nhìn đối với thế giới, rằng ta cũng biết lắng nghe, biết nhìn nhận những yếu kém để cố đổi mới, hoặc để che cho đảng cái bộ mặt lem luốc, đang bí mật đấu đá nhân sự, tranh ăn ở trong hậu trường chính trị của đảng. Nhiều người khác, đặc biệt các người trẻ trong nước, cho 2 ông là những người có tâm huyết, đã đang sẵn sàng nhập cuộc với ước muốn tiếp nối để làm một hai điều có ích cho đất nước, cho dân tộc trước khi quá muộn. Tôi cũng muốn theo gương các bạn trẻ, vì dù trong ý hướng nào, 2 ông cũng đã nói lên được một số suy nghĩ. Những suy nghĩ này, ở hải ngoại đã nói tới từ lâu, trong nước hiện nay vẫn còn đang là điều cấm kỵ.

Nói chung, tôi có thể đồng thuận hầu hết cái ý kiến của tác giả Phan Thế Hải, trừ một số nhận định về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông Phan Thế Hải có nói đến tự do dân chủ, đến yêu cầu định nghĩa rõ về nhà nước pháp trị hay đảng trị, về những sai lầm của Marx và sự vận dụng máy móc chủ nghĩa Marx vào VN, về các định hướng XHCN, nhưng không thấy ông nhắc đến đa nguyên đa đảng. Ông chú trọng nhiều hơn đến khu vực phát triển kinh tế đất nước. “Gõ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc cất cánh”, cái tiêu đề ông viết đã nói rõ. Đây là lãnh vực chuyên môn cần sự nghiên cứu khoa học và tỉ mỉ mà tôi không rành rẽ nên xin bỏ ngỏ.

Không có những bất đồng lớn với ông Hải, nên tôi chỉ xin góp vài ý với tác giả Nguyễn Trung và tất cả các bạn trẻ đã góp ý về vài lập luận chưa đủ mạnh của ông Trung. Cần thưa trước là, nếu ông chấp nhận mọi người VN có quyền yêu nước theo cách của họ, như ông đã viết ở cuối bài tham luận của ông, chúng ta mới có thể đối thoại, tranh luận đến tận cùng lý lẽ, nhưng vẫn trong tinh thần cởi mở, tương kính nhau và không coi nhau như những kẻ thù. Ông Nguyễn Trung đã viết ra những suy tư và ước vọng về Thời cơ vàng cho đất nước và lời tâm huyết Từ trái tim đến với trái tim cho các bạn trẻ. Có người cho rằng ông nói vậy là còn yếu lắm, một lời nói trung vẫn còn đi theo một lời nói nịnh, một câu vuốt đuôi. Như thế chưa nói được hết những tâm tư và nguyện vọng của người dân thấp cổ bé miệng. Người khác cho rằng, trong nước chỉ nói được đến thế thôi, còn phải lách để mà sống chứ. Tôi nghĩ ông đã từng là đại sứ ở trong một quốc gia có nền dân chủ đa nguyên rất cao như nước Úc thì ông đã biết rõ như thế nào là dân chủ thực sự, đa nguyên đa đảng, ông nên nói rõ, nói thật, nói hết,vậy mới gọi là trải lòng mình ra cho Tổ Quốc, dân tộc và cho các bạn trẻ. Dù sao, 2 bài viết của ông đã có hàng ngàn góp ý, nghĩa là đã có sức thu hút tích cực Điều đáng mừng là các bạn trẻ đã mạnh dạn lên tiếng, như tôi ghi nhận sau đây:

Tôi không im lặng nữa, doanh nhân thạc sĩ luật Lê Quốc Quân viết, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sĩ phu Bắc Hà, nhưng nếu cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn” trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm Tổ Quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im lặng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên VN sẽ nói. Tất nhiên, hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ và chiến thắng sự ươn hèn, bạc nhược của chính mình là cuộc chiến khó khăn nhất..Tôi hoàn toàn đồng ý với anh bạn trẻ luật sư này chúng ta không thể che giấu mãi sự ươn hèn bằng vỏ bọc nhẫn nhục, chưa kể tới hành động, cả triệu người cùng cất lên tiếng nói cùng lúc sẽ đánh tan sợ hãi và thành một sức mạnh vô song.

Chúng ta có nhu cầu được lớn lên, Nguyễn Huỳnh, Hà Nội viết, Xét cho cùng thì nhu cầu được nói và dám nói ra những bức xúc của mình là nhu cấu tự nhiên của con người.. Người VN có nhu cầu được lớn lên trong chính bản thân mình như một công dân của thế giới trong xu thế hình thành cộng đồng thế giới phẳng này. Và, nhu cầu nói lên những suy nghĩ của mình cũng là yêu cầu để phát triển cá nhân, đó cũng chính là tiền đề để phát triển của cả xã hội văn minh.

Cũng có những lời lẽ rất gay gắt: Đảng hãy trả lời tôi, một du học sinh, gia đình hoàn toàn “đỏ”, ông nội ông ngoại là cán bộ tiền khởi nghĩa trên dưới 60 năm tuổi đảng, cha mẹ và anh chị em đều là đảng viên, đã viết phản hồi, Tôi muốn xé toang lồng ngực mình để cho mọi người chứng kiến rằng trong trái tim tôi vẫn hừng hực dòng máu Lạc Hồng, trong lồng ngực tôi còn âm vang tiếng trống oai hùng vang vọng từ lịch sử dân tộc…Chúng ta đang đứng trước một cuộc chiến, cuộc chiến không có đạn bom, không có chiến trường rõ rệt. Nhưng cuộc chiến này không kém phần gay go và ác liệt so với những cuộc chiến tranh trước đây. Kẻ thù nằm ngay trong chính bản thân đảng lãnh đạo, kẻ thù nằm ngay trong chính tư duy của tầng lớp lãnh đạo. Kẻ thù nằm trong sự lặng yên chấp nhận của nhân dân, trong đó có tôi... Nếu ĐCSVN cứ tiếp tục mãi con đường phát triển đảng như thế này thì chắc chắn đảng sẽ nhận về mình nhiều con người bon chen, nịnh bợ, những con người dẫm đạp lên mọi thứ để tiến thân. Trong nội bộ đảng sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những kẻ phá đảng…Đảng từ nhân dân mà ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhân dân không đủ bao dung. Và cũng đừng bao giờ cho rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn. Sức công phá của một lò xo bị dồn nén đên tận cùng là không thể lường trước được.

Thật là những lời đanh thép của một người trẻ đầy nhiệt huyết mà chúng ta, ông Trung và tôi, cảm nhận ngay được. Điều này cho thấy bản kiến nghị của ông đã có nhiều tác dụng. Bài trả lời những góp ý ấy của ông quả cũng rất dài và cũng chứa đựng nhiều yếu tố đáng trăn trở. Tôi chỉ xin bàn thêm về 2 ý nhỏ:

Thời cơ vàng gắn liền với hiểm hoạ đen. Một bạn đọc viết trả lời : Bọn tham nhũng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Có người nhắc nhở, khi nói đến thời cơ vàng của đất nước, phải nói liền đến hiểm hoạ đen. Có người còn nói hiểm hoạ đen hay thời cơ đất sét cùng với thời cơ vàng ở trong nước ta hiện nay chỉ là một thôi, vì từ khi giành được độc lập đến nay, đã bao lần thời cơ lớn bị bỏ lỡ và bao phen đẩy đất nước vào cảnh lâm nguy. Ông Trung cho rằng: sự thật, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau như hình với bóng. Theo tôi, đất nước đã có nhiều thời cơ để thăng tiến, nhưng thách thức lại do chính ĐCSVN tự tạo ra làm cản bước tiến của dân tộc. Nói cho thật đúng, phải nói là: đảng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Xin đừng vội giận dữ mà hãy nhìn lại lịch sử: Các thời cơ của toàn dân kháng chiến, giành độc lập 1945, thời cơ sau các hội nghị Geneve 1954, hiệp định Paris 1973, nếu không vì đặt sự nghiệp XHCN lên trên quyền lợi Tổ Quốc, đất nước giờ này đã bay bổng. Thời cơ 1975 đất nước thống nhất, 2 miền Nam Bắc có cơ hội hoà hợp hoà giải để cùng xây dựng đất nước, thời cơ 1986 khởi đầu của cuộc đổi mới, 1999 cơ hội vào WTO để bắt kịp đà phát triển của thế giới… Tất cả những cơ hội vàng này đã vuột mất chỉ vì tư duy sơ cứng của ĐCSVN, sự hận thù giai cấp, sự phân biệt bạn thù đã làm cho đất nước tan hoang chỉ vì một chủ nghĩa Marx Lenin không tưởng.

Tôi cho rằng, ĐCSVN đã đánh vuột mất những thời cơ vàng, lại còn đưa đất nước đến hiểm hoạ đen, nó đen vì nó…quá đỏ, có lẽ còn đỏ hơn cả cha đẻ của nó là Marx, Anghen nữa.Khi màu đỏ đi quá xa, nó biến chất trở nên đen xạm. Điều này đã trở thành đại bi kịch cho đất nước và dân tộc VN: Những người lãnh đạo CSVN ép buộc dân tộc VN đi theo con đường XHCN, một Chủ nghĩa mà họ (cả lãnh đạo và nhân dân) chưa chắc đã hiểu hay chỉ hiểu mập mờ, đem áp dụng mù quáng không cần biết đến những cái hại tầy đình, hoặc là hiểu sai lạc về Marx, lười tư duy để tiên liệu đến những sai lầm của Marx, đem vận mạng của cả dân tộc ra làm thí nghiệm cho chủ thuyết chưa được kiểm chứng, hay vì lòng tự hào, kiêu hãnh quá đáng, biết mình sai nhưng không thể quay đầu lại nhìn quá khứ vì sự thật nó đau xót quá. Hay tệ hơn nữa, biết là cứ theo sự dẫn đắt này, đất nước sẽ rơi vào vực thẳm, dân tộc sẽ đến chỗ bị diệt vong, nhưng vì tham vọng cá nhân, vì sự ích kỷ chỉ biết ”chăm sóc cho bộ lông của mình”, cố bám lấy quyền lực để vơ vét cho thật nhiều trước khi cao bay xa chạy, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, coi nhẹ sự đau khổ khốn cùng của đồng loại, không đếm xỉa tới sự tồn vong của Tổ Quốc.

Đó là nói đến quá trình chung của cả nước trong 30 năm, và miền Bắc nói riêng trong hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Đảng không chia sẻ quyền hành cho ai, những thời cơ vàng cho dân tộc đã bị vuột mất, đảng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai. Khi chỉ nhìn lại 20 năm đổi mới vừa qua thôi, tôi cũng thấy các hiểm hoạ đỏ đen lẫn lộn đó đang là mối nguy hại lớn lao tiềm ẩn: sự nô lệ và sự diệt vong. Vì đâu mà có quôc nạn tham nhũng? Tại sao các cán bộ có chức có quyền hư hỏng? Dư luận càng cảnh báo thì hư hỏng lại càng nhiều thêm? Các hiểm hoạ về kinh tế vói những chính sách vá víu bất cập, đầu voi đuôi chuột, buôn bán và bóc lột thân xác và sức lao động của nhân dân trong và ngoài nước, các hiểm hoạ về môi trường sinh sống, về sông ngòi đất đai bị ô nhiễm ,huỷ hoại, hiểm hoạ về những vùng đất vùng biển của quốc gia bị lấn chiếm hay đem bán cho ngoại bang. Hiểm hoạ của nền giáo dục bị thui chột và nền tảng luân lý gia đình bị lung lay.

Cái hiểm hoạ lớn nhất mà đảng gây ra là một xã hội dối trá, mọi người sợ hãi nhau không còn ai tin tưởng ai, chỉ biết thủ thế mà sống và chỉ sống riêng cho mình. Một bạn trẻ đã viết: Cái gốc rễ của sự phát triển là phải cải cách giáo dục, trước tiên là cải cách đạo đức, cần phải dạy cho học sinh biết thật thà là điều quan trọng nhất. Bạn ấy nói đúng. Nhưng làm sao để dạy cho các em sự thật thà trong khi xã hội người lớn là một xã hội xảo trá lừa bịp? Lịch sử của đất nước bị sửa đổi, làm sai lạc đi để tuyên truyền, để đúng với ý muốn của nhà cầm quyền, hợp với cương lĩnh của đảng, để cho đảng giữ được quyền thống trị mãi mãi? ĐCSVN có xấu hổ không khi phủ nhận công lao của các thành phần khác ngoài đảng, giành hết nó về phần mình? Nhân dân hàng triệu người đã hy sinh xương máu, chịu thiệt thòi gian khổ, vinh quang chỉ có đảng hưởng, thậm chí chỉ có một số nhỏ trong đảng kết bè kéo cánh nhau để ăn trên ngồi trốc, hý hửng xưng tụng nhau là những công thần của chế độ, đưa nhau lên chiếm những vị trí cao nhất. Và cứ nhất quyết rằng không chịu theo họ, theo đường lối của đảng là phản động, là thế lực thù địch, không có chỗ đứng trong lòng dân tộc? Dường như không phải vậy, dường như người dân không nghĩ thế? Sự đóng góp ý kiến của hàng ngàn người trong thời gian rất ngắn, chỉ 2 tuần vừa qua, dù các cơ quan truyền thông báo chí trong nước do đảng chỉ đạo đã chứng tỏ cụ thể một điều là dân hiểu hềt, biết hết. Họ im lặng, chưa nói là vì đảng đã nắm hết thời cơ, mọi ngôn từ, nên đất nước, dân tộc chưa lên tiếng đó thôi. Có ngày dân sẽ nói, họ đang bắt đầu rồi đấy. Một đảng cầm quyền nắm hết mọi tài sản, mọi sinh hoạt của người dân nhưng chỉ mang lại những hiểm hoạ cho dân tộc, cho đầt nước thì có phải là đảng vì dân, cho dân và phục vụ dân không? Như vậy có phải là dân chủ? Mong đảng hãy tỉnh ngộ. Mong đảng hãy để cho dân tộc có được thời cơ gầy dựng lại đất nước.

Dân chủ tất yếu dẫn đến đa nguyên.Là một cựu đại sứ đã từng làm việc tại Australia, một đất nước từng là thuộc địa của Anh, ông N. Trung chắc hiểu rõ về quốc gia đa nguyên, đa văn hoá, với một nền dân chủ pháp trị đa đảng có nền tảng chính trị ổn định vào bậc nhất nhì trên toàn cầu này. Australia đã là một quôc gia độc lập có đầy đủ quyền tự chủ tự quyết( mặc dù vẫn công nhận Nữ Hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia chỉ trên danh nghĩa). Australia không tạo ra một cuộc chiến hay đấu tranh bạo động nào để giành lấy nền độc lập ấy. Người dân sống trên xứ sở này là tập hợp của hàng trăm sắc dân thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc chính trị khác nhau, thậm chí từng là kẻ thù của nhau trên quê hương của họ, nhưng cuộc sống ở đây vẫn hài hoà, không có chỗ cho những hận thù nhỏ nhen mang đến xáo trộn.

Nền chính trị của họ là nền chính trị đa đảng, đối lập mà không đối nghịch, chỉ trích quyết liệt nhưng không phá hoại nên xã hội không có sự hỗn loạn, vì đó là một nền dân chủ pháp trị, không phải đảng trị. Ngay trong gia đình cũng có những khuynh hướng chính trị khác nhau. Người ta còn nhớ cách đây vài năm, người con gái (đảng Lao Động đối lập) của ông đương kim Tổng Trưỏng Tư Pháp Úc Philip Rudđock (đảng Tự Do cầm quyền) đã chỉ trích gay gắt cha mình về chính sách di trú cứng rắn của ông. Khi được báo chí hỏi ông có thấy buồn về sự kiện chính đưá con gái ruột chống đối không? Ông vui vẻ trả lời điều đó không có gì đáng nói, tình cha con không hề sứt mẻ vì sự khác biệt chính kiến, mỗi người có lý tưởng riêng thì phải bảo vệ nó . Không vì tình gia đình mà phải hy sinh lý tưởng riêng mình. Trường hợp anh em ông Tim và Peter Costello (Tổng Trưởng Ngân Khố hiện tại) cũng là điển hình khác. Sống trong một đất nước luôn thanh bình như thế, nhưng người dân xứ này hiểu rất rõ thế nào là tự do dân chủ. Một quốc gia với dân số không đông , nhưng họ đã tham dự vào hầu hết những cuộc chiến đấu tranh cho dân chủ và hoà bình thế giới, trong đó phải kể đến Thế Chiến I, Thế Chiến IIchống phát xít, cuôc chiến VN bảo vệ tự do cho miền Nam VN, cuộc chiến giải phóng Đông Timor và gần đây nhất là cuôc chiến chống khủng bố Taliban tại Afganistan và tên độc tài khủng bố Sađam Hussein tại Iraq .

Tự do và dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người ở bất cứ nơi nào. Dân tộc VN cũng không là một ngoại lệ. Ông Nguyễn Trung cho rằng, một trong những thành quả quan trọng của 20 năm đổi mới là đã đạt được một bước tiến lớn trên con đuờng dân chủ hoá toàn bộ đời sống của đất nước. Không thấy ông nói rõ đó là những thành quả nào. Không lẽ chỉ vì người dân có no hơn một chút, cái áo mặc lành lặn hơn so với thời bao cấp, lúc đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm, mà ông cho rằng những suy nghĩ của ông về tự do dân chủ như thế là đã tạm đủ. Trong phạm vi hạn hẹn của bài này, chỉ xin đề cập đến phản ứng của ông về một số ý kiến phản hồi cho rằng chế độ chính trị một đảng đối lập với dân chủ,muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên đa đảng.

Tôi là người ủng hộ lập luận này nên xin có vài lời khi ông viết rằng: Đa nguyên đa đảng để dẫn tới “da cam da quýt” với biết bao nhiêu hỗn loạn làm đổ vỡ nền kinh tế thì ông chống lại . Ông còn nêu thêm câu hỏi là: trong tình thế hiện tại của VN, có gì bảo đảm chắc chắn thực hiện ngay đa nguyên đa đảng sẽ không dẫn tới kịch bản đầy máu và nước mắt như giả định nêu trên. Xin được nói ngay về lối đặt câu hỏi loại này: đây là cách đặt câu hỏi tiêu cực để bàn ngang. Những giả định đặt ra có thể xảy đến, nhưng không vì thế mà ta chối bỏ thực tế. Ta không thể vì lái xe có thể gây tai nạn chết người mà cho rằng mọi người không nên lái xe. Tại sao khi áp đặt chủ nghĩa Marx Lenin lên đất nước VN, quyền lãnh đạo tuyệt đồi của đảng lên nhân dân để tiến tới một thế giới CS không còn giai cấp, nơi đó “không còn cảnh bóc lột”, xã hội đó đến nay chưa ai nhìn thấy, và người ta đã cảnh báo về sự không hiện thực của nó, về sự hình thành một giai cấp thống trị mới chứa đầy cuồng vọng, tham nhũng thối nát, không còn là giả định nữa mà là thực tế, ông vẫn tin rằng chế độ một đảng có thể chấp nhận được? Thử nhìn vào các giai đoạn lịch sử thế giới vừa qua để xem cái giả định đa nguyên đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn của ông có bao nhiêu phần trăm hiện thực?

Đi tìm ý nghĩa của cụm từ “da cam da quýt”, tôi cho là ông ám chỉ đến các cuộc nhân dân xuống đường làm cách mạng Màu Cam, Hoa Hồng, Hoa Tu Lip của các nước cựu thuộc địa của Liên Bang Nga mới đây để loại bỏ sự lãnh đạo của các đảng CS trá hình còn sót lại? Nếu đúng thế, phải gọi đó là những cuộc cách mạng nhung, ngoài một số biến động nhỏ trong thời gian đầu cách mạng thành công, máu và nước mắt đâu có chảy, và hiện nay họ đang trên đà ổn định xây dựng đất nước rất ngoạn mục, nhân dân họ đang hạnh phúc vui hưởng những thể chế tự do dân chủ đích thực.

Đi sâu vào nền dân chủ pháp trị, ta nhận thấy rõ ràng:nhận định cho đa nguyên đa đảng là nguyên nhân gây ra xã hội hỗn loạn, kinh tế đổ vỡ là vô căn cứ. Thứ nhất, trong nền dân chủ pháp trị, tất cả mọi người, mọi đảng phái phải tuân hành pháp luật. Không ai, không đảng phái nào đứng trên Hiến Pháp, trên pháp luật. Các cương lĩnh, điều luật của đảng phái chỉ có giá trị đối với thành viên, đảng viên, không áp dụng cho người ngoài đảng. Nền dân chủ pháp trị có tam quyền phân lập: Đảng cầm quyền lãnh đạo, cai tri đất nước theo pháp luật không theo đảng luật, chỉ đạo nhưng không nắm quyền hành trực tiếp các lực lượng võ trang như quân đội, công an, không nắm giữ các cơ quan truyền thông báo chí ngoại trừ cơ quan ngôn luận của riêng mình. Quốc hội là tập đoàn đại biểu của dân bao gồm các đại diện đảng phái được người dân bầu lên trực tiếp, là cơ quan lập pháp, soạn thảo và thông qua luật để nhà nước ban hành. Chính quyền, có thê do dân bầu trực tiếp hoặc do đảng nắm đa số ghế trong quốc hội, là cơ quan hành pháp trực tiếp điều hành đất nước. Các công chức cán bộ nhà nước điều hành bộ sở phục vụ nhân dân, thừa hành lệnh từ chính quyền mà không bị đảng phái chi phối . Các toà án là cơ quan tư pháp, thi hành án lệnh theo Hiến Pháp và luật pháp một cách hòan toàn độc lập, không cho phép cá nhân, đảng phái, tôn giáo ở bất cứ cấp vị nào ảnh hưởng. Với một nền dân chủ rõ ràng minh bạch như thế, một sự hỗn loạn xã hội đưa đến đổ vỡ kinh tế khó thể xẩy ra. Lý do: Mọi hành vi đi ra ngoài Hiến Pháp, luật pháp là đã vi phạm pháp luật. Khi có sự vi phạm pháp luật, toà án đã có thể sử dụng quyền tư pháp độc lập để pháp luật được thi hành, trật tự đưọc vãn hồi.

Trên cương vị một quốc gia, để thành lập một đảng phái chính trị trong hệ thống đa nguyên đa đảng, người ta phải đăng ký theo đúng Hiến Pháp và pháp luật quy định, như cương lĩnh điều hành hợp pháp, mục đích tôn chỉ rõ ràng, số lượng thành viên tối thiểu…Đảng phải có chủ trương bảo vệ xây dựng Tổ Quôc. Làm trái với những quy chế này, đảng có thể bị giải tán, đảng viên có hành động vi phạm pháp luật có thể bị cưỡng chế hay kết án. Nhận định như trên để thấy rằng, khi tiến đến mốt nền dân chủ pháp trị thì đa nguyên đa đảng không tạo hỗn loạn. Sự hỗn loạn chỉ xảy ra trong một tình trạng vô chính phủ, một đất nước mà lực lượng quân đội quá yếu kém, có một số lực lượng vũ trang vô tổ chức mà chính quyền không kiểm soát nổi. Đất nước VN hiện tại không ở trong tình trạng này. Đảng phái chỉ mang đặc tính chính trị, đấu tranh bằng lý luận và các chủ trương trong hoà bình, không chấp nhận đấu tranh bằng võ lực. Nhận định như trên, tôi không tin rằng đa nguyên đa đảng sẽ làm xã hội VN hỗn loạn.

Chúng ta biết rằng, nếu ĐCSVN chịu tiếp thu các ý kiến đóng góp từ bao lâu nay, chịu lắng nghe những phê bình chỉ trích xây dựng, chấp nhận cho nhân dân tự do nói lên tiếng lòng của mình, chấp nhận đa nguyên đa đảng, may ra dân tộc có cơ hội hàn gắn những hận thù chồng chất nhiều thế hệ, những ly tán đổ vỡ xé lòng, may ra đất nước mới có cơ hội cất cánh thành rồng thành cọp, người dân mới có thể vươn lên thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu, để ngửng cao đầu cùng với bạn bè khắp năm châu.

Hãy cho chúng tôi, những người dân hèn có được niềm tin vào các ông, những đảng viên cao cấp của ĐCSVN, dám đứng thẳng dậy nhìn thẳng vào sự thật , để không còn sợ hãi, đấu tranh mạnh mẽ hơn ngay trong lòng đảng của các ông, đòi hởi đảng trả lại Tự do dân chủ cho toàn dân trong chiều hướng đa nguyên đa đảng.

Trân trọng kính chào.

Australia, 19/02/2006 Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung.
Ngay trong tiêu đề, dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội X của ĐCSVN đã khẳng định: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng.Điều này cho thấy việc mang ra cho toàn thể nhân dân bàn thảo và đóng góp ý kiến rộng rãi chỉ là 1 màn trình diễn cho có vẻ dân chủ. Ý kiến đóng góp không được phép đi ra khỏi phạm vi đưa quyền lãnh đạo toàn trị của đảng lên một tầm cao hơn, để đảng có sức chiến đấu mạnh hơn .Thế thôi,lợi dụng để phê bình chỉ trích cái sai cái yếu của đảng là bọn xấu, là thù địch , đảng không thèm lưu tâm.Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thì được nhắc lại nhiều lần,nhưng cũng chỉ là khái niệm, ngoài việc hợp thức hoá cho việc kinh doanh của đảng viên, , không thấy có những đề nghị cho những biện pháp cụ thể. Ông Lê H Hà, một cựu cán bộ cao cấp ngành công an và là 1 nhà bất đồng chính kiến nói rằng ông đã được đọc nó đến 2 lần, từ đầu năm 2005, và đây là lần thứ ba, nhưng chẳng có gì thay đổi quan trọng, vẫn là sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Marx Le và tư tưởng HCM, về định hướng XHCN, những đóng góp xây dựng của các ông Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Hà, Ts Nguyễn Đăng Doanh…không hề được nhắc tới. Vì thế, đảng viên thường hay nhân dân có góp ý chỉ là chuyện làm vô bổ. Tuy nhiên, một số người cũng nhân cơ hội hiếm hoi để nói lên những suy tư trăn trở của riêng họ, trong số , có 2 ý kiến mới nổi bật : bài kiến nghị 5 điểm của nhà báo kiêm chuyên viên về kinh tế Phan Thế Hải và ông cựu đại sứ tại Thái Lan và Úc Châu Nguyễn Trung.
Có người cho rằng 2 ông cũng chỉ là những con cờ , tô vẽ cho đảng có cái dáng dễ nhìn đối với thế giới , rằng ta cũng biết lắng nghe, biết nhìn nhận những yếu kém để cố đổi mới, hoặc để che giấu cho đảng cái bộ mặt lem luốc, đang bí mật đấu đá nhân sự, tranh ăn ở trong hậu trường chính trị của đảng. Nhiều người khác, đặc biệt các người trẻ trong nước , cho 2 ông là những người có tâm huyết, đã đang sẵn sàng nhập cuộc với ước muốn tiếp nối để làm một hai điều có ích cho đất nước, cho dân tộc trước khi quá muộn. Tôi cũng muốn theo gương các bạn trẻ , vì dù trong ý hướng nào ở trên, 2 ông cũng đã nói lên được 1 số suy nghĩ. Những suy nghĩ này, ở hải ngoại đã nói tới từ lâu, trong nước hiện nay vẫn còn đang là điều cấm kỵ. Nói chung, tôi có thể đồng thuận hầu hết cái ý kiến của tác giả Phan Thế Hải, trừ một số nhận định về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông P.T. Hải có nói đến tự do dân chủ, đến yêu cầu định nghĩa rõ về nhà nước pháp trị hay đảng trị, về những sai lầm của Marx và sự vận dụng máy móc CN Marx vào VN, về các định hướng XHCN, nhưng không thấy ông nhắc đến đa nguyên đa đảng. Ông chú trọng nhiều hơn đến khu vực phát triển kinh tế đất nước. “gõ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc cất cánh”, cái tiêu đề ông viết đã nói rõ. Đây là lãnh vực chuyên môn cần sự nghiên cứu khoa học và tỉ mỉ mà tôi không rành rẽ nên xin bỏ ngỏ.
Không có những bất đồng lớn với ông Hải, nên tôi chỉ xin góp vài ý với tác giả Nguyễn Trung và tất cả các bạn trẻ đã góp ý về vài lập luận chưa đủ mạnh của ông Trung. Cần thưa trước là , nếu ông chấp nhận mọi người VN có quyền yêu nước theo cách của họ, như ông đã viết ở cuối bài tham luận của ông , chúng ta mới có thể đối thoại , tranh luận đến tận cùng lý lẽ, nhưng vẫn trong tinh thần cởi mở, tương kính nhau và không coi nhau như những kẻ thù. Ông Nguyễn Trung đã viết ra những suy tư và ước vọng về Thời cơ vàng cho đất nước và lời tâm huyết Từ trái tim đến với trái tim cho các bạn trẻ. Có người cho rằng ông nói vậy là còn yếu lắm ,một lời nói trung vẫn còn đi theo một lời nói nịnh,một câu vuốt đuôi. Như thế chưa nói được hết những tâm tư và nguyện vọng của người dân thấp cổ bé miệng. Người khác cho rằng, trong nước chỉ nói được đến thế thôi, còn phải lách để mà sống chứ. Tôi nghĩ ông đã từng là đại sứ ở trong một quốc gia có nền dân chủ đa nguyên rất cao như nước Úc thì ông đã biết rõ như thế nào là dân chủ thực sự, đa nguyên đa đảng, ông nên nói rõ, nói thật, nói hết,vậy mới gọi là trải lòng mình ra cho Tổ Quốc, dân tôc và cho các bạn trẻ. Dù sao, 2 bài viết của ông đã có hàng ngàn góp ý, nghĩa là đã có sức thu hút tích cực Điều đáng mừng là các bạn trẻ đã mạnh dạn lên tiếng, như tôi ghi nhận sau đây:
Tôi không im lặng nữa, Doanh nhân thạc sĩ luật Lê Quốc Quân viết, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sĩ phu Bắc Hà,nhưng nếu cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn”trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm Tổ Quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im lặng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên VN sẽ nói. Tất nhiên , hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ và chiến thắng sự ươn hèn, bạc nhược của chính mình là cuộc chiến khó khăn nhất..Tôi hoàn toàn đồng ý với anh bạn trẻ luật sư này chúng ta không thể che dấu mãi sự ươn hèn bằng vỏ bọc nhẫn nhục, chưa kể tới hành động, cả triệu người cùng cất lên tiếng nói cùng lúc sẽ đánh tan sợ hãi và thành một sức mạnh vô song .
Chúng ta có nhu cầu được lớn lên, Nguyễn Huỳnh,Hà Nội viết, Xét cho cùng thì nhu cầu được nói và dám nói ra những bức xúc của mình là 1 nhu cấu tự nhiên của con người.. Người VN có nhu cầu được lớn lên trong chính bản thân mình như một công dân của thế giới trong xu thế hình thành cộng đồng thế giới phẳng này.Và, nhu cầu nói lên những suy nghĩ của mình cũng là 1 yêu cầu để phát triển cá nhân, đó cũng chính là tiền đề để phát triển của cả 1 xã hội văn minh.
Cũng có những lời lẽ rất gay gắt: Đảng hãy trả lời tôi, một du học sinh, gia đình hoàn toàn “đỏ”, ông nội ông ngoại là cán bộ tiền khởi nghĩa trên dưới 60 năm tuổi đảng, cha mẹ và anh chị em đều là đảng viên, đã viết phản hồi, Tôi muốn xé toang lồng ngực mình để cho mọi người chứng kiến rằng trong trái tim tôi vẫn hừng hực 1 dòng máu Lạc Hồng, trong lồng ngực tôi còn âm vang tiếng trống oai hùng vang vọng từ lịch sử dân tộc…Chúng ta đang đứng trước 1 cuộc chiến. Một cuộc chiến không có đạn bom,không có chiến trường rõ rệt. Nhưng cuộc chiến này không kém phần gay go và ác liệt so với những cuộc chiến tranh trước đây. Kẻ thù nằm ngay trong chính bản thân đảng lãnh đạo, kẻ thù nằm ngay trong chính tư duy của tầng lớp lãnh đạo.Kẻ thù nằm trong sự lặng yên chấp nhận của nhân dân, trong đó có tôi.. Nếu ĐCSVN cứ tiếp tục mãi con đường phát triển đảng như thế này thì chắc chắn đảng sẽ nhận về mình nhiều con người bon chen, nịnh bợ, những con người dẫm đạp lên mọi thứ để tiến thân. Trong nội bộ đảng sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những kẻ phá đảng…Đảng từ nhân dân mà ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhân dân không đủ bao dung. Và cũng đừng bao giờ cho rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn.Sức công phá của 1 lò xo bị dồn nén đên tận cùng là không thể lường trước được.
Thật là 1 lời đanh thép của một người trẻ đầy nhiệt huyết mà chúng ta, ông N Trung và tôi, cảm nhận ngay được. Điều này cho thấy bản kiến nghị của ông đã có nhiều tác dụng. Bài trả lời những góp ý ấy của ông quả cũng rất dài và cũng chứa đựng nhiều yếu tố đáng trăn trở. Tôi chỉ xin bàn thêm về 2 ý nhỏ :
Thời cơ vàng gắn liền với hiểm hoạ đen.
Một bạn đọc viết trả lời : Bọn tham nhũng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Có người nhắc nhở, khi nói đến thời cơ vàng của đất nước, phải nói liền đến hiểm hoạ đen. Có người còn nói hiểm hoạ đen hay thời cơ đất sét cùng với thời cơ vàng ở trong nước ta hiện nay chỉ là một thôi, vì từ khi giành được độc lập đến nay, đã bao lần thời cơ lớn bị bỏ lỡ và bao phen đẩy đất nước vào cảnh lâm nguy. Ông N. Trung cho rằng: sự thật, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau như hình với bóng. Theo tôi, đất nước đã có nhiều thời cơ để thăng tiến,nhưng thách thức lại do chính ĐCSVN tự tạo ra làm cản bước tiến của dân tộc. Nói cho thật đúng,phải nói là: đảng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa. Xin đừng vội giận dữ mà hãy nhìn lại lịch sử: các thời cơ của toàn dân kháng chiến, giành độc lập 1945, thời cơ sau các hội nghị Geneve 1954, hiệp định Paris 1973, nếu không vì đặt sự nghiệp XHCN lên trên quyền lợi Tổ Quốc, đất nước giờ này đã bay bổng. Thời cơ 1975 đất nước thống nhất, 2 miền Nam Bắc có cơ hội hoà hợp hoà giải để cùng xây dựng đất nước. thời cơ 1986 khởi đầu của cuộc đổi mới, 1999 cơ hội vào WTO để bắt kịp đà tiến hoá … Tất cả những cơ hội vàng này đã vuột mất chỉ vì tư duy sơ cứng của ĐCSVN, sự hận thù giai cấp ,sự phân biệt bạn thù đã làm cho đất nước tan hoang chỉ vì một chủ nghĩa Marx Le không tưởng. Tôi cho rằng, ĐCSVN đã đánh vuột mất những thời cơ vàng, lại còn đưa đất nước đến hiểm hoạ đen,nó đen vì nó…quá đỏ, có lẽ còn đỏ hơn cả cha đẻ của nó là Marx,Anghen nữa.Khi màu đỏ đi quá xa, nó biến chất trở nên đen xạm. Điều này đã trở thành đại bi kịch cho đất nước và dân tộc VN: Những người lãnh đạo CSVN ép buộc dân tộc VN đi theo con đường XHCN, một Chủ nghĩa mà họ(cả lãnh đạo và nhân dân)chưa chắc đã hiểu hay chỉ hiểu mập mờ, đem áp dụng mù quáng không cần biết đến những cái hại tầy đình, hoặc là hiểu sai lạc về Marx, lười tư duy để tiên liệu đến những sai lầm của Marx, đem vận mạng của cả dân tộc ra làm thí nghiệm cho 1 chủ thuyết chưa được kiểm chứng, hay vì lòng tự hào,kiêu hãnh quá đáng, biết mình sai nhưng không thể quay đầu lại nhìn quá khứ vì sự thật nó đau xót quá. Hay tệ hơn nữa, biết là cứ theo sự dẫn đắt này, đất nước sẽ rơi vào vực thẳm, dân tộc sẽ đến chỗ bị diệt vong, nhưng vì tham vọng cá nhân, vì sự ích kỷ chỉ biết” chăm sóc cho bộ lông của mình”, cố bám lấy quyền lực để vơ vét cho thật nhiều trước khi cao bay xa chạy, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, coi nhẹ sự đau khổ khốn cùng của đồng loại, không đếm xỉa tới sự tồn vong của Tổ Quốc.
Đó là nói đến quá trình chung của cả nước trong 30 năm, và miền Bắc nói riêng trong hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Đảng không chia sẻ quyền hành cho ai, những thời cơ vàng cho dân tộc đã bị vuột mất, đảng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai. Khi chỉ nhìn lại 20 năm đổi mới vừa qua thôi, tôi cũng thấy các hiểm hoạ đỏ đen lẫn lộn đó đang là mối nguy hại lớn lao tiềm ẩn: sự nô lệ và sự diệt vong. Vì đâu mà có quôc nạn tham nhũng? Tại sao các cán bộ có chức có quyền hư hỏng? Dư luận càng cảnh báo thì hư hỏng lại càng nhiều thêm? Các hiểm hoạ về kinh tế vói những chính sách vá víu bất cập, đầu voi đuôi chuột, buôn bán và bóc lột thân xác và sức lao động của nhân dân trong và ngoài nước, các hiểm hoạ về môi trường sinh sống, về sông ngòi đất đai bị ô nhiễm ,huỷ hoại, hiểm hoạ về những vùng đất vùng biển của quốc gia bị lấn chiếm hay đem bán cho ngoại bang. Hiểm hoạ của 1 nền giáo dục bị thui chột và 1 nền tảng luân lý gia đình bị lung lay. Cái hiểm hoạ lớn nhất mà đảng gây ra là một xã hội dối trá, mọi người sợ hãi nhau không còn ai tin tưởng ai, chỉ biết thủ thế mà sống và chỉ sống riêng cho mình. Một bạn trẻ đã viết: Cái gốc rễ của sự phát triển là phải cải cách giáo dục, trước tiên là cải cách đạo đức, cần phải dạy cho học sinh biết thật thà là điều quan trọng nhất.Bạn ấy nói đúng. Nhưng làm sao để dạy cho các em sự thật thà trong khi xã hội người lớn là một xã hội xảo trá lừa bịp? Lịch sử của đất nước bị sửa đổi, làm sai lạc đi để tuyên truyền, để đúng với ý muốn của nhà cầm quyền, hợp với cương lĩnh của đảng, để cho đảng giữ được quyền thống trị mãi mãi? ĐCSVN có xấu hổ không khi phủ nhận công lao của các thành phần khác ngoài đảng, giành hết nó về phần mình? Nhân dân hàng triệu người đã hy sinh xương máu, chịu thiệt thòi gian khổ, vinh quang chỉ có đảng hưởng, thậm chí chỉ có một số nhỏ trong đảng kết bè kéo cánh nhau để ăn trên ngồi trốc, hý hửng xưng tụng nhau là những công thần của chế độ, đưa nhau lên chiếm những vị trí cao nhất. Và cứ nhất quyết rằng không chịu theo họ, theo đường lối của đảng là phản động, là thế lực thù địch, không có chỗ đứng trong lòng dân tộc? Dường như không phải vậy, dường như người dân không nghĩ thế? Sự đóng góp ý kiến của hàng ngàn người trong thời gian rất ngắn, chỉ 2 tuần vừa qua, dù các cơ quan truyền thông báo chí trong nước do đảng chỉ đạo đã chứng tỏ cụ thể một điều là dân hiểu hềt, biết hết. Họ im lặng ,chưa nói là vì đảng đã nắm hết thời cơ, mọi ngôn từ,nên đất nước, dân tộc chưa lên tiếng đó thôi. Có ngày dân sẽ nói, họ đang bắt đầu rồi đấy. Một đảng cầm quyền nắm hết mọi tài sản, mọi sinh hoạt của người dân nhưng chỉ mang lại những hiểm hoạ cho dân tộc, cho đầt nước thì có phải là 1 đảng vì dân, cho dân và phục vụ dân không? Như vậy có phải là dân chủ? Mong đảng hãy tỉnh ngộ. Mong đảng hãy để cho dân tộc có được thời cơ gầy dựng lại đất nước.
Dân chủ tất yếu dẫn đến đa nguyên.
Là một cựu đại sứ đã từng làm việc tại Australia, một đất nước từng là thuộc địa của Anh, ông N. Trung chắc hiểu rõ về quốc gia đa nguyên, đa văn hoá, với một nền dân chủ pháp trị đa đảng có nền tảng chính trị ổn định vào bậc nhất nhì trên toàn cầu này. Australia đã là một quôc gia độc lập có đầy đủ quyền tự chủ tự quyết(mặc dù vẫn công nhận Nữ Hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia chỉ trên danh nghĩa). Australia không tạo ra một cuộc chiến hay đấu tranh bạo động nào để giành lấy nền độc lập ấy. Người dân sống trên xứ sở này là tập hợp của hàng trăm sắc dân thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc chính trị khác nhau, thậm chí từng là kẻ thù của nhau trên quê hương của họ, nhưng cuộc sống ở đây vẫn hài hoà, không có chỗ cho những hận thù nhỏ nhen mang đến xáo trộn. Nền chính trị của họ là nền chính trị đa đảng, đối lập mà không đối nghịch, chỉ trích quyết liệt nhưng không phá hoại nên xã hội không có sự hỗn loạn, vì đó là một nền dân chủ pháp trị, không phải đảng trị.Ngay trong 1 gia đình cũng có những khuynh hướng chính trị khác nhau. Người ta còn nhớ cách đây vài năm, người con gái (đảng Lao Động đối lập) của ông đương kim Tổng Trưỏng Tư Pháp Úc Philip Rudđock (đảng Tự Do cầm quyền) đã chỉ trích gay gắt cha mình về chính sách di trú cứng rắn của ông. Khi được báo chí hỏi ông có thấy buồn về sự kiện chính đưá con gái ruột chống đối không?, ông vui vẻ trả lời điều đó không có gì đáng nói, tình cha con không hề sứt mẻ vì sự khác biệt chính kiến, mỗi người có lý tưởng riêng thì phải bảo vệ nó . Không vì tình gia đình mà phải hy sinh lý tưởng riêng mình. Trường hợp anh em ông Tim và Peter Costello(Tổng Trưởng Ngân Khố hiện tại) cũng là 1 điển hình khác. Sống trong một đất nước luôn thanh bình như thế, nhưng người dân xứ này hiểu rất rõ thế nào là tự do dân chủ. Một quốc gia với dân số không đông , nhưng họ đã tham dự vào hầu hết những cuộc chiến đấu tranh cho dân chủ và hoà bình thế giới, trong đó phải kể đến Thế Chiến 1, Thế Chiến 2 chống phát xít, cuôc chiến VN bảo vệ tự do cho miền Nam VN, cuộc chiến giải phóng Đông Timor và gần đây nhất là 2 cuôc chiến chống khủng bố Taliban tại Afganistan và tên độc tài khủng bố Sađam Hussein tại Iraq .
Tự do và dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người ở bất cứ nơi nào. Dân tộc VN cũng không là một ngoại lệ. Ông N. Trung cho rằng, một trong những thành quả quan trọng của 20 năm đổi mới là đã đạt được một bước tiến lớn trên con đuờng dân chủ hoá toàn bộ đời sống của đất nước. Không thấy ông nói rõ đó là những thành quả nào. Không lẽ chỉ vì người dân có no hơn một chút,cái áo mặc lành lặn hơn so với thời bao cấp, lúc đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm, mà ông cho rằng những suy nghĩ của ông về tự do dân chủ như thế là đã tạm đủ. Trong phạm vi hạn hẹn của bài này, chỉ xin đề cập đến phản ứng của ông về một số ý kiến phản hồi cho rằng chế độ chính trị một đảng đối lập với dân chủ,muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên đa đảng.
Tôi là 1 người ủng hộ lập luận này nên xin có vài lời khi ông viết rằng: Đa nguyên đa đảng để dẫn tới “da cam da quýt” với biết bao nhiêu hỗn loạn làm đổ vỡ nền kinh tế thì ông chống lại . Ông còn nêu thêm câu hỏi là: trong tình thế hiện tại của VN, có gì bảo đảm chắc chắn thực hiện ngay đa nguyên đa đảng sẽ không dẫn tới kịch bản đầy máu và nước mắt như giả định nêu trên. Xin được nói ngay về lối đặt câu hỏi loại này: đây là cách đặt câu hỏi tiêu cực để bàn ngang. Những giả định đặt ra có thể xảy đến, nhưng không vì thế mà ta chối bỏ thực tế. Ta không thể vì lái xe có thể gây tai nạn chết người mà cho rằng mọi người không nên lái xe. Tại sao khi áp đặt chủ nghĩa Marx Le lên đất nước VN, quyền lãnh đạo tuyệt đồi của đảng lên nhân dân để tiến tới một thế giới CS không còn giai cấp, nơi đó “không còn cảnh bóc lột”, xã hội đó đến nay chưa ai nhìn thấy, và người ta đã cảnh báo về sự không hiện thực của nó, về sự hình thành một giai cấp thống trị mới chứa đầy cuồng vọng, tham nhũng thối nát, không còn là giả định nữa mà là 1 thực tế, ông vẫn tin rằng chế độ một đảng có thể chấp nhận được? Thử nhìn vào các giai đoạn lịch sử thế giới vừa qua để xem cái giả định đa nguyên đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn của ông có bao nhiêu phần trăm hiện thực? Đi tìm ý nghĩa của cụm từ “da cam da quýt”, tôi cho là ông ám chỉ đến các cuộc nhân dân xuống đường làm cách mạng Màu Cam , Hoa Hồng, Hoa Tu Lip của các nước cựu thuộc địa của Liên Bang Nga mới đây để loại bỏ sự lãnh đạo của các đảng CS trá hình còn sót lại? Nếu đúng thế, phải gọi đó là những cuộc cách mạng nhung, ngoài một số biến động nhỏ trong thời gian đầu cách mạng thành công, máu và nước mắt đâu có chảy, và hiện nay họ đang trên đà ổn định xây dựng đất nước rất ngoạn mục, nhân dân họ đang hạnh phúc vui hưởng những thể chế tự do dân chủ đích thực.
Đi sâu vào nền dân chủ pháp trị, ta nhận thấy rõ ràng:nhận định cho đa nguyên đa đảng là nguyên nhân gây ra xã hội hỗn loạn, kinh tế đổ vỡ là vô căn cứ. Thứ nhất, trong nền dân chủ pháp trị, tất cả mọi người, mọi đảng phái phải tuân hành pháp luật. Không ai, không đảng phái nào đứng trên Hiến Pháp, trên pháp luật. Các cương lĩnh, điều luật của đảng phái chỉ có giá trị đối với thành viên, đảng viên, không áp dụng cho người ngoài đảng. Nền dân chủ pháp trị có tam quyền phân lập: Đảng cầm quyền lãnh đạo, cai tri đất nước theo pháp luật không theo đảng luật, chỉ đạo nhưng không nắm quyền hành trực tiếp các lực lượng võ trang như quân đội, công an, không nắm giữ các cơ quan truyền thông báo chí ngoại trừ cơ quan ngôn luận của riêng mình. Quốc hội là tập đoàn đại biểu của dân bao gồm các đại diện đảng phái được người dân bầu lên trực tiếp, là cơ quan lập pháp, soạn thảo và thông qua luật để nhà nước ban hành. Chính quyền, có thê do dân bầu trực tiếp hoặc do đảng nắm đa số ghế trong quốc hội, là cơ quan hành pháp trực tiếp điều hành đất nước. Các công chức cán bộ nhà nước điều hành bộ sở phục vụ nhân dân , thừa hành lệnh từ chính quyền mà không bị đảng phái chi phối . Các toà án là cơ quan tư pháp, thi hành án lệnh theo Hiến Pháp và luật pháp một cách hòan toàn độc lập, không cho phép 1 cá nhân , đảng phái, tôn giáo ở bất cứ cấp vị nào ảnh hưởng. Với một nền dân chủ rõ ràng minh bạch như thế, một sự hỗn loạn xã hội đưa đến đổ vỡ kinh tế khó thể xẩy ra. Lý do: mọi hành vi đi ra ngoài Hiến Pháp, luật pháp là đã vi phạm pháp luật. Khi có sự vi phạm pháp luật, toà án đã có thể xử dụng quyền tư pháp độc lập để pháp luật được thi hành, trật tự đưọc vãn hồi.
Trên cương vị một quốc gia, để thành lập một đảng phái chính trị trong hệ thống đa nguyên đa đảng, người ta phải đăng ký theo đúng Hiến Pháp và pháp luật quy định, như cương lĩnh điều hành hợp pháp, mục đích tôn chỉ rõ ràng, số lượng thành viên tối thiểu…Đảng phải có chủ trương bảo vệ xây dựng Tổ Quôc. Làm trái với những quy chế này, đảng có thể bị giải tán, đảng viên có hành động vi phạm pháp luật có thể bị cưỡng chế hay kết án. Nhận định như trên để thấy rằng, khi tiến đến mốt nền dân chủ pháp trị thì đa nguyên đa đảng không tạo hỗn loạn. Sự hỗn loạn chỉ xảy ra trong một tình trạng vô chính phủ, một đất nước mà lực lượng quân đội quá yếu kém, có một số lực lượng vũ trang vô tổ chức mà chính quyền không kiểm soát nổi. Đất nước VN hiện tại không ở trong tình trạng này. Đảng phái chỉ mang đặc tính chính trị, đấu tranh bằng lý luận và các chủ trương trong hoà bình, không chấp nhận đấu tranh bằng võ lực. Nhận định như trên, tôi không tin rằng đa nguyên đa đảng sẽ làm xã hội VN hỗn loạn. Chúng ta biết rằng, nếu ĐCSVN chịu tiếp thu các ý kiến đóng góp từ bao lâu nay, chịu lắng nghe những phê bình chỉ trích xây dựng, chấp nhận cho nhân dân tự do nói lên tiếng lòng của mình, chấp nhận đa nguyên đa đảng, may ra dân tộc có cơ hội hàn gắn những hận thù chồng chất nhiều thế hệ,những ly tán đổ vỡ xé lòng, may ra đất nước mới có cơ hội cất cánh thành rồng thành cọp, người dân mới có thể vươn lên thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu, để ngửng cao đầu cùng với bạn bè khắp năm châu. Hãy cho chúng tôi, những người dân hèn có được niềm tin vào các ông, những đảng viên cao cấp của ĐCSVN, dám đứng thẳng dậy nhìn thẳng vào sự thật , để không còn sợ hãi, đấu tranh mạnh mẽ hơn ngay trong lòng đảng của các ông, đòi hởi đảng trả lại Tự do dân chủ cho toàn dân trong chiều hướng đa nguyên đa đảng. Trân trọng kính chào.

- Gỡ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc,tác giả Phan Thế Hải
- Đa đảng là loạn:Một luận điệu xảo trá,tác giả Lưu Vũ
- Thời cơ vàng giả hay 'treo đầu dê bán thịt chó',tác giả Nguyễn Văn Nam
- Góp ý với đại hội đảng X,tác giả Hoàng Minh Chính
- Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý,tác giả Trần Mạnh Hảo.
- Bàn về dân chủ,tác giả Nguyễn Thanh Giang
- Dân chủ đa nguyên,tác giả Đỗ Thái Nhiên

Những tên côn đồ vừa tàn bạo vừa đê tiện

Những tên côn đồ vừa tàn bạo vừa đê tiện
.

Thông thường, trong một quốc gia, công an là một lực lượng võ trang bán quân sự , có nhiệm vụ giũ gìn trật tự công cộng, bảo vệ an ninh cho tất cả mọi người dân, đồng thời nhắc nhở , đốc thúc nhân dân tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Công An Việt Nam thì không thế, họ chỉ đi làm chuyện ngược đòi. Thay vì gíup đõ, bảo vệ , họ lại đi đe doạ, đàn áp dân . Sở dĩ họ làm đựợc thế, không chỉ vì sẵn có vũ khí, bạo lực trên tay, mà vì đảng cộng sản Việt Nam dã cho họ quá nhiều quyền lực , mục đích để cho cái lực lượng này luôn luôn trung thành với đảng, sẵn sàng làm công cụ cho đảng tiêu diệt hết mọi mầm mống chống đối của nhân dân, để cho đảng mãi mãi đè đầu cưỡi cổ người dân. Chuyện này, kể từ 75 năm qua đời ta có đảng, đặc biệt trong 60 năm có nước CHXHCNVN, già trẻ lớn bé, Bắc Nam Trung ai cũng biết. Những con bò vàng đã không còn gặm cỏ mà chỉ biết vục đầu vào cánh đồng đỏ Việt Nam hút máu mủ của đồng bào càng nhiều càng tốt. Ở đây, chỉ xin nhắc tới những sự kiện đê tiện nổi bật của công an VN trong thời gian gần nhất: đàn áp thô bạo những người dân khốn khổ VN đi khiếu kiện những oan khiên , thường là về các vụ nhà đất, đa số những người này là đàn bà trẻ con, ở tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng; giả danh (hoặc thuê người) làm thương phế binh đến nhà ông TS Nguyễn Thanh Giang để đe doạ làm nhục; trường hợp mới nhất là vào 2 ngày 19 và 21 tháng 11 vừa qua, họ đã xúi gịuc và mua chuộc 1 đám côn đồ đến chửi bới ông Hoàng Minh Chính, khi ông đang nghỉ dưỡng bệnh tại nhà bà Thanh, con gái ông tại Sàigòn. Đám này còn chơi trò khủng bố bằng cách tạt át-xít vào nhà bà Thanh. Đây là một hành động vi phạm luật pháp trầm trọng của công an VN đối với chính cái pháp luật của CSVN thường được mệnh danh là có cả một rừng luật, nhưng chỉ xài toàn luật rừng. Cho dù đám công an có chối bỏ sự liên quan đến hành động phạm pháp (của luật pháp CSVN) này , họ không thể trốn chạy cái trách nhiệm đã không làm gì để ngăn chận những hành vi tội ác đó. Tệ hại hơn, hôm thứ Năm 01/12 vừa qua, bọn cầm quyền CSVN lại ra chỉ thị cho đám công an Hà Nội dàn dựng một trò hề rẻ tiền để khủng bố tinh thần gia đình ông Hoàng Minh Chính. Đốn mạt nhất, lần này công an đã chỉ huy, ra lệnh cho bọn côn đồ dùng bạo lực hành hung một ông già bệnh hoạn trên 80 tuổi cùng những người đàn bà con cháu ông. Trò bỉ ổi ấy , đương nhiên do bọn lãnh đạo Hà Nội bao gồm những tên trong bộ chính trị và 2 tên cố vấn đầu xỏ ĐM, LĐA chủ trương. Pham vi bài viết này chỉ liên hệ tới đám công an tay sai của chúng , đang trực tiếp nhận lệnh thi hành việc xiết cổ người dân mà thôi.
Về mặt đàn áp nhân dân thì thế. Mặt khác, chính đám công an này lại nâng đít, bợ đõ những tên tư bản nước ngoài, cho dù chỉ là những tên tư bản cắc ké, về hùa với chúng để tiếp tay bòn rút tiền của , sức lao động của đồng bào trong nước. Xin kể thành tích này của công an VN trong 1 bài báo đăng trên tờ báo Công An Nhân Dân gần đây:
Bài báo có tựa đề: Bắt giữ thủ phạm nhắn tin đe doạ một phó tổng giám đốc ngoại quốc lên mạng ngày 29/11/2005 có nội dung như sau: Ông Yeo Yeong Zu, quốc tịch Hàn Quốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH DCOVIL, một doanh nghiệp chuyên sản xuất gỗ ép công nghiệp thuộc khu Công nghiệp Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, trong ngày 21/10/2005, liên tiếp nhân đươc 5 tin nhắn có nội dung đe doạ, chửi bới và tống tiền tới US$ 5000.00, nhưng ông vẫn án binh bất động. Sau đó ông nhận thêm 9 tin nữa trong những ngày từ 23 đến 31/10/2005 hối thúc ông chuyển tiền vào 1 tài khoản thuộc ngân hàng ACB. Lúc này (31/10/2005 ), ông Zu mới sợ mà trình báo công an Phú Thọ. Sau đây là nguyên văn sự giải quyết của công an đăng trên báo:
Lúc này, tổ công tác sàng lọc những mối quan hệ của ông Yeo Yeong Zu đã thu thập được thông tin rất quan trọng: Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, do có sự bất đồng về thời gian làm việc giữa Ban Giám đốc và một số nhân viên của Công ty, Ban Giám đốc DCOVIL đã chấm dứt hợp đồng lao động với một số trường hợp là nhân viên của Công ty... Rất có thể kẻ nhắn tin tống tiền chính là một trong những người đã bị đuổi việc.
Từ hướng nhận định trên, qua rà soát, tổ công tác thấy nổi lên Trương Đức Phương (26 tuổi), trú tại khu 3, thị trấn Phong Châu, tỉnh Phú Thọ có nhiều nghi vấn. Phương vào làm thủ kho của Công ty DCOVIL từ năm 2004. Do phản đối việc Ban Giám đốc Công ty yêu cầu nhân viên trực trong ngày 2/9 nên anh ta bị thôi việc từ ngày 3/9. Tuy nhiên, khi cán bộ Phòng Bảo vệ ANKT kiểm tra số điện thoại của Phương có lưu tại Công ty, thì số máy của anh ta lại không phải là nơi thực hiện các tin nhắn gửi đến số máy điện thoại của ông Yeo Yeong Zu.
Áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 14/11, Phòng Bảo vệ ANKT Công an tỉnh Phú Thọ và Công an huyện Phù Ninh đã làm rõ chủ nhân số điện thoại thường nhắn tin đe dọa tống tiền là Phạm Công Bằng (26 tuổi), là đối tượng lao động tự do, hiện đang trú tại khu núi Voi, thị trấn Phong Châu. Trước những chứng cứ mà CQĐT thu thập được, Bằng đã khai nhận: Do từng học cùng Phương tại Trường Trung học dạy nghề hoá chất, ngày 21/10, Phương đã kể lại cho Bằng nghe chuyện va chạm giữa anh ta và ông Yeong Zu nên bị đuổi việc, đồng thời bàn với Bằng phải nhắn tin đe dọa ông Zu. Lấy lý do điện thoại của anh ta có nhiều người trong công ty đã biết nên Phương và Bằng thực hiện cuộc nhắn tin đầu tiên từ số máy của Bằng. Bằng mới từ miền Nam ra, đang rỗi rãi nên sau khi về nhà, Phương dặn Bằng tiếp tục nhắn tin đe dọa và Bằng đã tự soạn 14 tin.
Chuyện truy tầm để bắt giữ thủ phạm là nhiệm vụ của công an, không có gì để nói, người vi phạm pháp luật cần được phát giác đễ ngăn cản hay bi trừng phạt theo luật pháp hoàn toàn đúng với công lý. Ở đây, chúng ta chỉ xét đến các khía cạnh: lề lối và thời hạn làm việc của đám công an trên.
Trước hết, khi truy tầm thủ phạm,công an đã dùng phương pháp loại suy để tìm ra Trương Đức Phương. Theo công an, là 1 công nhân của công ty, bất mãn vì bị đuổi việc mà Phương phạm pháp. Nguyên nhân của sự đuổi việc là do sự bất đồng ý kiến về thời gian làm việc giữa ban giám đôc công ty và 1 số nhân viên trong dịp lễ quốc khánh 2/9. Ngày quốc khánh 2/9 là ngày lễ lớn của CHXHCNVN ai cũng biết, đương nhiên phải là 1 ngày nghỉ lễ cho công nhân viên, thế thì tại sao lại có sự bất đồng ý kiến , nghiêm trọng tới mức đưa đến 1 số người bị đuổi việc. Cần nên nhớ đây chỉ là 1 công ty chuyên sản xuất gỗ ép, có nghĩa là 1 công việc không cấp bách hay cần sự thường trực như bệnh viện hoặc các công ty điện nước chẳng hạn. Chúng ta không bàn tới trách nhiệm của đảng CSVN và nhà nước VN trong việc bảo vệ quyền lợi của giới công nhân và nhân dân lao động VN( có lẽ sẽ bàn tới trong 1 bài khác), mặc dù đảng CSVN luôn luôn khẳng định mình là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Ở đây chỉ nhìn thoáng qua cái phương cách làm việc của công an Phú Thọ:
- Đối tượng nạn nhân: phó tổng giám đốc, người Hàn Quốc, 1 đại diện của giới chủ, 1 thành viên của tư bản, 1 loại tư bản con trong 1 công ty nho nhỏ.
- Đối tượng phạm nhân : Trương Đức Phương, Phạm Công Bằng, cả hai đều 26 tuổi, sinh quán miền Bắc, thành phần công nhân, dân lao động.
- Lãnh vực điều tra: tin nhắn trên điện thoại di động liên quan đến công ty DCOVIL, đặc biệt ông phó TGĐ Yeo Yeong Zu.
- Tội danh tố cáo: đe dọa, tống tiền tới US$5000.00 bằng tin nhắn.
- Điạ bàn điều tra: bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai, Sài gòn.
- Thời hạn điều tra: 31/10/2005 đến 14/11/2005 (14 ngày):giữ Phạm công Bằng để khai thác thêm.
Từ cách nhìn trên, chúng ta thấy được những gì? Công an VN đối xử với toàn thể nhân dân VN rất tồi tệ. Từ những người dân lao động bình thường, đàn bà trẻ nít đi khiếu kiện , đến những người già cả yếu đuối bênh tật như ông Hoàng Minh Chính , chúng cũng không tha, lại dùng những trò hành hung hèn hạ bỉ ổi nhất để đàn áp, cố làm đẹp lòng bọn chủ lớn là đám lãnh đạo hung thần Hà Nội. Như thế còn chưa đủ, công an VN còn cong lưng quỳ mọp xuống để cung phụng cho những tên tư bản ngoại quốc, ngay cả khi những tên tư bản này chỉ là 1 thằng phó TGĐ của 1 công ty quèn không tên tuổi. Thử hỏi, với 1 vụ tống tiền không quá US$5000.00, tên tư bản nhí này sẽ trả công cho đám công an được bao nhiêu? Chắc là không quá món tiền đó. Người dân lao động mất đất đai, mất nhà cửa, mất công ăn việc làm, không được ai lo lắng, lại còn bị trù dập, xua đuổi; những người khác thì bị đe doạ , chửi bới, cả khi lâm nguy tới tính mạng, thì không ngó ngàng tới, trong khi đó thì xum xoe, bợ đỡ, làm việc hết mình cho 1 tên tư bản hạng bét, thứ tư bản tay sai cũa bọn tư bản gộc Tây Âu để kiếm chút cám thừa rau úa thì hí ha hí hửng đem khoe khoang trên mặt báo, quảng cáo rùm beng.
Đám công an VN thật là không những hèn hạ, đốn mạt mà còn bẩn thỉu nữa. Không biết bây giờ mo cau ở Việt Nam có còn đủ cho bọn chúng che mặt nữa không?
Phương Duy
Australia 03/12/2005

Thám hiểm không gian ở thế kỷ 21

Không gian: Ngoài đó náo nhiệt dữ a!

( Tường trình của Fay Berstin from Herald – Sun , Phương Duy chuyển ngữ)

Sự thám hiểm không gian trong thế kỷ 21 đã bùng phát: với nhiều chuyến công tác rất đáng phấn khởi đã được lên lịch trình cho năm 2006, năm nay được coi như năm khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong cuộc viễn chinh tiến vào vũ trụ.
Trong tháng qua (01/06), Cơ quan không gian Hoa Kỳ (NASA) đã phóng đi con tàu vũ trụ có tên New Horizons để đi tới hành tinh Pluto, hành tinh xa nhất của Thái Dương Hệ. Đây là con tàu không gian đầu tiên trong gần 20 năm qua có nhiệm vụ đi đến một hành tinh chưa bao giờ được thám hiểm. Con tàu không người lái này được cấu tạo với 1 tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay, có thể đạt tới 75,000 km /giờ, dự trù sẽ đến Pluto vào tháng 7/ 2015. Mang theo mẫu tro của nhà thiên văn học quá cố Clyde Tombaugh, ngưòi đã tìm ra Pluto vào năm 1930, New Horizons hy vọng sẽ lấy được mẫu vật về bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh này,cũng như tạo được bản đồ về bề mặt của nó, nhờ đó sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu được vị trí và phương cách nào hệ thống thái dương hệ của chúng ta được tạo thành.
Con người cũng mong được học hỏi nhiều hơn về hành tinh Mars, khi phi thuyền mới nhất có tên Mars Reconnaissance Orbiter sẽ đến đó vào tháng tới. Kể từ ngày 10 tháng ba 2006, con tàu sẽ gưỉ về mặt đất những hình ảnh “cận cảnh” với nhiêu dữ kiện hơn từ một quỹ đạo thấp hơn nhiều so với tất cả các hành trình trước đó cộng lại. Ông Perry Vlahos, phó chủ tịch hội thiên văn học Victoria (ASV) tuyên bố chuyến thám hiểm này có mục đích giúp các nhà khoa học quyết định vị trí để đào lấy mẫu đất đá có thể sẽ được thu thập vào năm tới, đồng thời xác định nơi sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm để phân tích các mẫu đất đá đó vào năm 2009. Ông nói :” Trong những năm qua, chúng ta đã có những chuyến thám hiểm Mars bị sai trật, vì thế, lần này, khi chúng ta đạt được những điều trên là một điều hết sức phấn chấn”. Thế nhưng, năm nay, còn nhiều hứa hẹn hơn nữa về các chuyến bay giữa các hành tinh.
Vào khoảng tháng Tư 2006, Phi thuyền mang tên Venus Express thuộc Cơ quan Không Gian Âu châu (ESA) dự trù sẽ tiến tới Venus, hành tinh nóng nhất trong hệ thống Thái Dương Hệ, đem đến những hy vọng lớn lao về một số bài học quý giá cho môi trường chung quanh. Với nhiệt độ bề mặt lên tới 480 đô Celcious, các đại dương của Venus hoàn toàn sôi sục và bốc hơi, cho nên bề mặt của hành tinh được bao phủ bởi một tầng dầy chất Carbon Dioxide. Vì thế các khoa học gia tin rằng:khi vẽ được các bề mặt đầy núi lửa của nó, chúng ta sẽ hiểu được chính cái hiệu ứng khí thải của địa cầu chúng ta. Ông David Reneke, chủ bút tạp chí Sky and Space nói rằng kể từ giữa thập niên 70s, khi những con tàu thám hiểm của Liên Bang Sô Viết tên Venera xuyên thủng bầu khí quyển của nó và chụp được một ít hình ảnh gửi về trước khi tan vỡ tới nay, chưa có một chuyến nào đến thăm Venus. Đã đến lúc chúng ta nên trở lại quan sát.
Đến tháng Sáu 2006, NASA có lẽ sẽ đưa con tàu Dawn đến Giải Thiên Thể (the Asteroid Belt) nằm giữa hai hành tinh Mars và Jupiter để nghiên cứu về 2 vật thể lớn nhất của nó: Vesta và Ceres, mà người ta hy vọng có thể tìm ra nguồn nứơc đóng băng ở dưới bề mặt của thiên thể Ceres . Ông Reneke nói:” Thiên thể là những vật thể cấu tạo nên hành tinh. Vì thế, khi nghiên cứu về những hợp chất và tuổi tác của chúng, con người có thể khám phá ra mấu chốt hay chìa khoá về sự tạo thành hệ thống Thái Dương Hệ”.
Qua tháng Mười 2006, phi thuyền Messenger sẽ bay qua Venus để đến Mercury, hành tinh rất giầu khoáng chất. Ông D. Reneke nói tiếp:”Mercury được cấu tạo với 70% là chất sắt. Như thế, trong 50 năm tới, nó có thể trở nên một nguồn khai thác mỏ vĩ đại”. Đến cuối tháng này, chuyến bay đầu tiên vào quỹ đạo của người Nhật sẽ trực chỉ Mặt Trăng, cho phép Nhật Bản cơ hội để phô trương nền kỹ thuật không gian tuy rất trẻ trung nhưng đầy năng lực của họ.
Đồng thời, các mẫu vật và các hình ảnh được gửi về trái đất trong 12 tháng qua đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ ràng cặn kẽ hơn về ngoại phần của hệ thống mặt trời. Gần đây nhất vào cuốt tháng vừa rồi, phi thuyền Stardust của NASA đã thả dù trở lại mặt đất một chiếc máy có kích thước cỡ cái máy giặt quần áo sau một hành trình 4.5 tỷ km kéo dài trong 5 năm, máy chứa đựng những phân tử của sao chổi, lần đầu tiên được thu thập ngay trên không gian .Hàng năm có tới 30,000 tấn bụi sao chổi rơi vào mặt đất, nhưng những phân tử này đã bị ô nhiễm khi tiến vào bầu khí quyển của trái đất. Bây giờ, với những bụi không gian lấy được từ ngôi sao chổi Wild 2,to chỉ bằng 1/3 bề ngang của 1 sợi tóc con người,,các nhà khoa học có thể khảo sát sao chổi một cách cận kề để giúp giải thích về cách cấu tạo của các hệ mặt trời. Giáo sư Lawrence Grossman, nhà địa vật lý học chuyên phân tích những vật dụng quý giá cực nhỏ bằng kính hiển vi của trường đại học Chicago (U.C) phát biểu:” Chúng tôi nghĩ rằng sao chổi được cấu tạo bởi một số lượng khổng lồ các vật liệu ở ngoài không gian trong các hệ mặt trời và chúng tôi muốn biết về những hợp khoáng chất của nó mà chắc chắn chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Những phân tử các loại đã từng được khảo sát đo lường để đi đến kết luận là chúng thuộc về sao chổi, dù cho đến nay chưa ai dám quả quyết. Cuối cùng, thành tựu này cung cấp được một phần sự thật cơ bản”. Phi thuyền Stadust hiện đang bay vào quỹ đạo xung quanh mặt trời và có thể sẽ gặp một sao chổi khác vào tháng Hai năm 2011.
Tương tự, những hình ảnh do sự va chạm giữa phi thuyền Deep Impact và sao chổi Tempel 1 đã cho các nhà nghiên cứu những dữ kiện tốt nhất từ trước tới nay: một vật có kích thước bằng một cái tủ lạnh được thả ra từ phi thuyền mẹ, bắn thẳng vào trung tâm của sao chổi, tạo nên một tiếng nổ lớn làm văng các mảnh vật liệu lên giúp ta dễ dàng thu thập chúng. Ông Perry Vlahos cho biết khi khoét vào được một miệng hố sâu có kích thước bằng một sân vận động thể thao (MCG), chúng ta sẽ có những chứng cớ đầu tiên về chất liệu gì bên trong một sao chổi.
Trong năm qua, chúng ta cũng đã chứng kiến những con tàu vũ tru khác đang tiếp tục những hành trình thám hiểm rất đáng kinh ngạc. Hai con tàu song sinh đi lang thang quanh hành tinh Mars có tên Spirit và Opportunity tiếp tục có thành quả gấp đôi những dự đơán trước và đã xác định được rằng nước đã từng chảy trên cái môi trường khắc nghiệt của Mars. Tàu thăm dò Huygens được thả từ phi thuyền mẹ Cassini, đã đi xuyên qua bầu khí quyển mịt mù để đáp xuống Titan, mặt trăng lớn nhất của hành tinh Saturn, gửi ngược về những hình ảnh rất khó khăn mờ nhạt về một vệ tinh đóng băng. Quang cảnh đầu tiên về bề mặt của Titan . cho tới bây giờ ghi nhận được, là nó bị bao phủ trong một lớp khí quyển dầy dặc, tiết lộ nó giống Địa cầu một cách đáng chú ý, với chứng cớ của các trận mưa chất Methane, sự soi mòn, những đường mương thoát nước, những mặt hồ đã cạn, những núi lửa và một ít những hố lõm sâu.
Bên cạnh, thiên viễn vọng kính Hubble đã giúp ta xác định hành tinh Pluto có 3 măt trăng quay quanh nó, cho ta những nhận thức về tính chất và sự tiến hoá của hệ Pluto và giải thiên thể Kuiper, một vùng thiên văn vĩ đại bao gồm các giải hành tinh đóng băng nằm khỏi biên giới hành tinh Neptune. Hiện nay, các nhà khoa học nói rằng nhiều vật thể mới vừa được tìm thấy trong giải Kuiper có lẽ là những mảnh vỡ của một hành tinh thứ mười của Thái Dương Hệ bị đập bể vì những mãnh lực của các hành tinh nằm phía trong.
Con tàu vũ trụ Voyager 1 hiện đã tới biên giới cuối cùng của Thái Dương Hệ và đang lao vào khoảng không gian sâu thẳm, cách mặt trời một khoảng 16 tỷ km. Perry Vlahos nói:” Voyager 1 hiện đã rời khỏi Thái Dương Hệ và đang đi xa hơn bất cứ vật dụng gì do tay người làm ra. Nó đã tiến vào khoảng không gian của các vì sao và sẽ tiếp tục cuộc hành trình vô tận cho đến một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ thu lượm nó như một di tích khảo cổ”.
Điều bí mật lớn lao về việc thế giới loài người có phải là duy nhất trong vũ trụ không? đã đi được hai bước gần hơn trong năm qua, khi các nhà thiên văn học tuyên bố về những khám phá của một hành tinh “giả định” thứ 10 trong Thái Dương Hệ của chúng ta và một hành tinh mới rất giống Địa cầu ở trên một hệ mặt trời kế cận. Được nhìn thấy lần đầu vào năm 2003 ( tên khoa học là 2003 – UB313, hay Ubie, còn có nickname Xena), cái “hành tinh”( còn giả định ) thứ 10 có quỹ đạo quanh mặt trời này bao gồm một khối khổng lồ đá đất và băng giá hỗn hợp có đường kính cỡ 3000 km và cách xa mặt đất 15 tỷ km. Một hành tinh khác, có tên khoa học 2M1207b, là 1 hành tinh lớn hơn địa cầu 7.5 lần và đang quay quanh ngôi sao Gliese 876, ở khoảng cách 15 năm ánh sáng theo cách tính của Thái Dương Hệ. Các nhà khoa học tin rằng hành tinh này có một bề mặt đất đá như Điạ cầu và tương tự như hành tinh của chúng ta hơn bất cứ hành tinh nào đã từng được tìm thấy. Có điều, nó lướt quanh mặt trời của riêng nó chỉ có 2 ngày, so sánh với hành trình 365 ngày của Trái đất.Perry Vlahos nói :” Đây là lần đầu tiên chúng ta khám phá ra một hành tinh ở thể rắn, được cấu tạo bằng đá cứng như mặt Địa cầu, ở ngoài không gian sâu thẳm và xoay quanh một vì sao khác, chứ không phải là 1 trái cầu vĩ đại ở thể khí giống như Saturn hay Jupiter trong hệ Thái Dương”.
Các nhà thiên văn hy vọng trong thập niên tới sẽ tìm ra một thế giới , gần giống thế giới chúng ta ,có lẽ có cả sự sống.
Phương Duy chuyển ngữ
Australia. 26/02/2006
.

Tuỳ bút ngày xuân


NGÀY XUÂN MIỆT VƯỜN.


Năm hết, tết đến. Nói đến Tết là phải có mùa xuân đi kèm. Tết ở xứ này mà nói về mùa xuân nghe nực cười. Xứ sở “miệt dưới” thì cái gì cũng lộn tùng phèo. Nực cuời đấy! Không phải mắc cười, không phải tức cưòi, cũng không phải buồn cười đâu. Này nhé! đất nước to tổ chảng chỉ có 20 triệu nghoe, ra đường cứ vài cây số lại có 1 cái công viên,không thì cũng 1 khu xanh, thú rừng rặt 1 loại 2 chân trước ngắn ngủn bé xíu , 2 chân sau và cái đuôi thì to và khỏe như cột nhà, di chuyển lúc nào cũng như lực sĩ nhảy xa, ngày trước mấy ông thày giáo môn địa ở VN ta quen gọi con đại thử hay chuột túi, có con to như bò mộng mà hiền khô, có con bằng chú puppy mà lý lắc. Còn vô số cái lộn lèo khác mà dân ta phải cố mà cười. Nhưng cười đến nực(cười) phải kể cái thời tiết của xứ này. Tết âm lịch đến, cứ hát nhạc xuân, gừi card cho nhau cũng cung chúc tân xuân, văn thơ ca tụng nàng xuân, mà hầu như năm nào cũng đón Tết trong cái nực chảy mỡ. Thật là đón xuân trong nắng cực. Chả là ở đây đã vào cuối hè, mặt trời có lẽ loé ra những tia cuối cùng dữ dội nhất trước khi dịu lại. Được cái đón xuân giữa hè cũng có điều vui, dân mình thể hiện đúng câu Tháng Giêng là tháng ăn chơi , nên nực thì nực, trong những ngày này cứ tổ chức vui chơi hội chợ mừng xuân đến 4,5 cái cuối tuần liền, để cho đám Úc” chính hiệu con nai vàng” biết mặt, thử coi thằng nào chơi bảnh? Thực sự, ở đây xuân sang từ đầu tháng 9, khí hậu vẫn còn khá lạnh, người ra đường vẫn còn áo ấm, cây cỏ bắt đầu đâm chồi và đào thì nở rộ. Tôi vẫn thích được nhìn ngắm hàng cây đào trồng 2 bên vệ đường, xuân về cây chỉ toàn bông trông đẹp mê hồn. Thuở còn trong nước có bao giờ nhìn thấy. Mỗi độ xuân về, nghe nói chỉ miền Bắc và Đà Lạt mới có, sống ở miền Nam nên Tết đến chỉ biết có mai vàng. Thời ấu thơ, những năm còn tương đối thanh bình, đầu tháng Chạp, anh em lại kéo nhau vào rừng tìm mai. Rừng khá nhiều mai, nhưng kiếm cho được cành mai đẹp cũng trần ai lắm. Thường thì anh em tôi cũng chỉ có được 1 cành mai nho nhỏ mà thiên hạ áng chừng chê không đẹp chừa lại. Rồi cũng chặt đem về vặt lá, đốt chân, mong có nhiều hoa và hoa nở trong đêm Giao Thừa thật to, thật nhiều. Mong thế thôi, chứ năm nào đến mùng một Tết cũng chỉ lác đác vài bông. Trâu chậm uống nước đục là thế.Thây kệ, cũng là có để chen đua với thiên hạ. Thế cũng chỉ được vài năm. Sau này, khi mấy ổng ở trong bưng ra rục rịch phá phách, chiến tranh từ từ lan rộng, khu rừng trở thành cấm địa của mấy ổng thì không còn ai bén mảng tới nữa. May mà có 1 năm , sau Tết , tiếc nhánh mai quá đẹp, có nhiều bông, mà lại bông to, tôi không vứt đi mà đem trồng đại trước cổng nhà. Trời xui đất khiến, nó đâm chồi mọc rễ và sống sót. Từ đó, mỗi dịp xuân về, chỉ việc ra hái lá , rồi chăm bón cho nó nở bông đúng ngày. Bẵng một thời gian nhiều năm vắng nhà, khi trở về, tôi không còn thấy cây mai đó nữa, không biết vì lý do gì bố tôi đã chặt đi hay vì mai già mai cội. Bây giờ, nơi xứ sở “ ra ngõ gặp đào”(nhưng không phải mùa nên chẳng có bông) nhưng tìm hoa mai chẳng có, trong cáí nóng hừng hực như đốt cháy da này,vẫn cứ phải đón xuân, mà đón sao cho phải phép đây?
Mở CD nghe nhạc đón xuân như ông bạn TNT (Ông họ Tưởng tên Tiến đó, chứ không phải bánh thuôc nổ đâu, chết tui à nghen!) mấy hôm rồi cũng có cái kỳ thú. Có điều ổng nghe xong rồi ổng than sao nhạc xuân gì buồn quá ,má ơi! Coi nè ông, nhạc Xuân xứ mình nó phải dzậy chớ! Dzui quá hoá nhạc… Tây sao ông? Mà nhạc Tây nghe qua là phải lắc, ông lại còn tốn tiền mua đồ lắc, thuốc lắc, mà đang ở nhà thì lắc với ai? Muốn dzui thì cứ Xuân và tuổi trẻ, Khúc hát thanh xuân, hoặc là Chúc xuân, Du xuân gì đó cũng được, ai bảo ông chơi Lạc mất muà xuân hay Xuân này con không về, Tôi chưa có mùa xuân rồi than buồn với má. Tôi đây vui buồn kệ mẹ nó, cứ lâng lâng nhè nhẹ…dăm ba chai , nửa vui nửa buồn cái kiểu Anh cho em mùa xuân của ông nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa mới giã từ chúng ta là được .
Anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ

Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây

Anh cho em mùa xuân
mùa xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá

Lời thơ thương cõi đời
bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi

Đất mẹ đầy cỏ lúa
đồng xanh xa mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió
thoảng câu hò đôi lứa

Trong xóm vang chuông chùa
trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
cát trắng bờ quê xưa


Anh cho em mùa xuân
trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới

Bàn tay thơm sữa ngọt
giải đất hiền chim hót
mái nhà xinh kề nhau

Anh cho em mùa xuân
đường hoa vào phố nhỏ
nhạc chan hòa đây đó

Tình yêu non nước này
bài thơ còn xao xuyến
rung nắng vàng ban mai

Anh cho em mùa xuân
Nhạc thơ tràn muôn lối




Có được mùa xuân đem cho nhau thì còn gì sướng hơn nữa, mà chỉ có thời thanh bình đó thôi . Bây giờ, ở trong nước mà đem xuân cho nhau là chết mẹ, chỉ đảng là được quyền ban phát thôi. Đảng đã cho ta một mùa xuân mà lỵ! Cứ như là đảng làm ra được mùa xuân í . Mùa xuân có hoa có lá,có đất có sông, có con chim bay trong vạt nắng, có con diều dập dìu lướt gió. Đúng nó đây rồi, cái gốc của tôi, cái hương đồng gió nội ấy mà . Mẹ họ, không mê sao được. Gốc chân quê thì mãi mãi vẫn cứ chân quê. Không hiểu sao cô gái trong bài hát chỉ lên tỉnh có vài tiếng đồng hồ, mà cái “chân quê” của cổ đã bay đi ít nhiều,hay là có thứ khác nó bay mà anh chàng si tình nhìn lộn?Chứ tôi thì hơn nửa đời người, đi khắp chân trời góc bể, cái dấu tích quê mùa nào có phai. Thưở nhỏ trong làng, chỉ cách thành phố Sàigòn hơn 20 cây số ngàn mà sao quê ơi là. Mỗi năm gần Tết, được mẹ đi chơi , đi tết cô bác chú dì ở Sài gòn thì sung sướng mê tơi. Họ hàng thân thuộc thì cũng đâu có sang trọng gì, toàn trong khu xóm nghèo lao động, ấy thế mà sau khi xuống khỏi chiếc xe đò, chen chân lên chiếc xe thổ mộ cao nghễu nghện là 1 điều thích thú vô cùng, gặp đám con bà cô dắt đi chơi thì cứ ngẩn tò te, sao chúng nó giỏi quá, cái gì cũng biết, mình cứ như khỉ ở trong rừng, nét ngây ngô hiện rõ trên mặt. Cái mặc cảm nhà quê nó kéo dài trong suốt tuổi học trò, dù mắc cở cố giấu , nhưng càng giấu càng lòi đuôi.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Tôi không chỉ chân quê mà là quê một cục. Đến nay dầu mái tóc đã điểm sương mà vẫn cứ: ăn theo lối quê, thở ra lời quê. diện hàng “name” cỡ Gucci, Raph Lauren vẫn cứ quê, thối thì chơi luôn hàng “no name” cho đỡ hao tại, cái áo $5.00 thì cũng “sêm sêm” cái áo $500.00, người quê thì có dát vàng cũng chẳng làm sao sang được; có lẽ phải rời qua xứ sưong mù của Nữ Hoàng, hy vọng có ngày được bà thương tình mà phong cho tước “sir” cho cái tính quê mùa dzĩ đại của mình. Ồ! mà cũng không xong, mồm miệng ăn mắm muối hay nói bậy, cái khẩu vị chỉ mê cà dưa khô mắm, cái đặc trưng của người dân quê VN, mà đến má bầy trẻ trong nhà còn không thể nuông chiều mãi, nói chi đến dân Nữ Hoàng. Lâu lâu thằng tôi xin phép được bả ban cho một bữa dưa muối , thì y như rằng bả cứ ca cẩm : đòi chi không đòi, cứ đòi ăn ba cái thức ăn miền quê chẳng có dinh dưỡng gì hết, nhà cửa bên nay thì kín như bưng, mỗi lần nấu nướng mấy cái đó, thì cả tuần sau , trong nhà cũng chưa hết mùi. Đấy ông Tưởng ơi! nhà em đã qua hơn 50 mùa lá đổ rồi, cái chân quê có mất mát tí tẹo nào đâu?
Một lý do nữa làm tôi thích cái bài Xuân này là bờ đê, con diều: Ngoài đê diều căng gió. Trò chơi diều thì trẻ em nào chả thích, ở đây muốn , cứ việc ra shop ôm về mà thả, đủ loại đẹp mắt đẹp tiền. Thuở nhỏ, tôi không nhớ có ai bán diều hay không, chỉ nhớ là có bán thì cũng đêch có tiền mà mua, nhà nghèo, ăn còn chưa có , ở đó mà có tiền mua đồ chơi. Diều phải tự tay làm lấy, tôi thì nổi tiếng là tay hậu đậu, nên chọn kiểu con diều dễ làm nhất như cái thoi có gắn đuôi, mà mười lần hết chin, cứ đem thả là nó chúc đầu xuống , không chịu bay lượn như của thiên hạ. Đôi khi chó ngáp phải ruồi đưa được 1 con lên lấp la lấp lửng. Chạy ầm về khoe còn bị mẹ cho ăn đòn vì cái tội ham chơi hơn ham học. Ấy đại loại cũng vui ra phết,vì may mắn quá , mình nhớn lên ở miền Nam trong cái thời loạn ly thổ tả đó.
Còn con đê, cái này ông Tưởng không đúng à nghen. Ông nói vì sinh trưởng trong miền Nam , ông không thấy con đê nào hết, chỉ miền Bắc mới có. Wrong! Quê tôi rõ ràng có đê. Mặc dù không có con sông nào chảy vắt qua, có con lạch thì ở tận mãi trong rừng, cách xa cả 1,2 cây số, vùng đó, mấy ổng “cách mạng” chiếm mẹ nó mất rồi; nó cũng quá nhỏ để có 1 con đê. Thế mà làng tôi có 1 bờ đê mới hách chứ. Ông Tưởng và quý vị có biết làm sao có cái bờ đê lạ đó không? Chẳng qua, đó là bờ đê của cái hàng rào ấp chiến lược đó mà. Thây kệ, đê nào cũng là đê, có được con đê trong làng cũng hãnh diện lắm chứ. Bờ đê đó, sau này không còn nữa, nhưng với tôi thật thân thương vì nó mang nhiều kỷ niệm, vui buồn có đủ. Hôm nay trong lúc vui xuân nên chỉ nhắc đến những chuyện vui. Gia đình thuở ấy nghèo, nhưng ông bố tôi lại là công chức, một loại công chức hạng bét của thời Đệ Nhất Cộng Hoà, ông lân la học đâu được cái bằng y tá sơ cấp khi còn trong quân đội, giải ngũ về thì làm trong bộ y tế, lúc thì làm việc ở bệnh viện, khi thì đổi qua sở thú y, lương ba cọc ba đồng, lại phải sống xa nhà, cuối tuần mới về nhà nên tiền bạc giúp gia đình không có là bao, được cái là tuần nào đàn con cũng có quà. Không nhiều, chỉ ổ bánh mì dòn tan hay vài cái bánh mà vui, nhất là mớ thịt ông được mua nửa giá đem về(cán bộ kiểm thực mà), cả nhà có được một vài bữa cơm thịnh soạn. Mẹ tôi chủ trương tần tiện, trong tuần chỉ dưa muối qua ngày, chờ bố nó. Bố tôi lành như bụt và nhát như cáy, ông lúc nào cũng an phận. Vậy mà một hôm ông bỏ sở về nhà không đi làm nữa. Ai hỏi ông chỉ nói: Cái thằng bác sĩ trẻ khốn nạn, nó ỷ có học, nó khi dể tôi tức không chịu được. Bỏ việc thì mất lương, mất cả tiền hưu, mẹ tôi chắc buồn lắm, làng xóm chả có việc cho ông. Đúng ra thì có đấy, nhưng bố tôi nhà nghèo mà là con trai một, công việc cực khổ ông không quen nên không làm nổi. Nằm nhà hoài dễ sanh chuyện, buôn bán thì không có năng khiếu, ông bà bàn nhau thử chăn nuôi để sinh lợi. Hồi ấy, ông có từng học qua 1 khoá về chăn nuôi, lại có cả vài cuốn sách chỉ dẫn cách nuôi gà , heo bò nữa. Gà, heo thì đã có sẵn trong nhà do mẹ tôi lo, bố tôi kiếm mua được 1 con bò cái đã chửa sẵn, chỉ chăm lo cho nó ít tháng, vài tháng nữa nó đẻ là vừa có lời vừa có kinh nghiệm. Công việc của ông rất nhàn là đi chăn bò( có 1 con thôi, không phải hàng đàn như đám cao bồi xứ Mỹ), lớ ngớ thế nào để con bò, trong lúc gặm cỏ, đạp lên mắt cá chân . Ông bị đau nên mở miệng chửi:
- Tiên sư bố mày, lóng nga lóng ngóng, dẫm cả lên củ khoai của ông.
Có lẽ ông chửi khá lớn, đám trẻ chăn bò trong làng, dân địa phương miền Nam rặt, nghe một ông già Bắc Kỳ chửi lạ tai , bọn chúng nhái y hệt để cười với nhau.
Bố tôi bị trật mắt cá, ôm cái chân đau về nằm mất hơn 2 tuần mới dậy nổi, ông bỏ luôn nghề ra đê chăn bò cho anh em tôi. Còn tôi, mỗi lần đến phiên, ra gặp chúng nó lạc chọc:
- Ê thằng Bắc Kỳ con! tiên sư bố mày, lóng nga lóng ngóng, dẫm cả lên củ khoai của ông.
Vật lộn với tụi nó không lại vì chúng đông hơn, chỉ biết chửi đổng rồi bỏ đi. Riết rồi tụi nó cũng tới hỏi:
- Cái mắt cá chân mà bố mày gọi là củ khoai, ngộ quá hén! Mà củ khoai của ổng đỡ chưa dzậy?
Con bò cái đẻ ra 1 chú bê con, phá như giặc, chạy tông vào nhà làm đổ cả bàn ghế. Anh em tôi mắc tới trường , không có người chăm sóc nên bố mẹ tôi đem bán. Còn đám chăn trâu ấy, sau này mỗi đứa đi mỗi ngả. Có thằng lớn lên cũng đi bảo vệ quê hương, có thằng nghe lời dụ dỗ, thoát ly vào bưng làm :cách mạng”, để rồi có một hôm nào đó trở về đắp mô,gài lựu đạn, quậy phá xóm làng, bị phát hiện nằm phơi trên bờ đê cũ.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Xuân về, có hoa vàng cỏ dại, có đồng xanh, có con đê, có mái nhà xinh, có con diều giấy mà không có thẩn có thơ là điều thiếu sót. Tôi không biết làm thơ. Thật ra cũng đã từng thử làm một hai bài, nghe toang thoảng có mùi, như mùi cóc chết; tệ hơn cả bài thơ Con Cóc. Ít ra bài Con Cóc này cũng được nhà phê bình văn học Nguyễn HưnG Quốc khen nó nổi tiếng vì không ai không biết đến. Thơ của tôi đưa thằng bạn đọc xong, nó phán ngay một câu xanh rờn:
- Cái này mà mày gọi là thơ à! Mấy câu vớ vẩn ghép vần lại nghe cho êm tai chứ thơ thẩn gì. Thợ thơ thì có chứ bảo là nhà thơ thì thúi bỏ mẹ. Mày đừng làm thơ thì hơn.
Thì cũng ráng nghe lời thằng bạn trời đánh. May quá , hôm rồi có bà bạn ở Houston gửi tặng bài thơ xuân, bà này nữ sĩ đàng hoàng nghen (Nguyên Nhung đó, nổi tiếng hay không hoặc cỡ nào, quý vị ở TX lên tiếng xác nhận giùm cho, còn tôi ở Miệt Dưới hổng rành lắm). Bà NNhung này với tôi cũng có những kỷ niện vui là lạ. Thuở nhỏ nhà ở sát cạnh nhau, bả với tôi là bạn học cùng lớp, nhưng bả khôn hơn nên tôi coi như đàn chị. Thời buổi loạn ly nên đã xa nhau khi mới chỉ hơn mười tuổi đầu, hơn 40 năm trời chỉ tình cờ nhận ra nhau trên mạng ảo (chưa hề gặp lại), mà tình thân vẫn khá đậm đà. Xin mượn đỡ 2 câu của NNhung cho bài viết này có chút thơ:
Trước sân một đoá hoa vàng,
Rung rinh trong nắng,chiều man mác buồn.

Không có thơ thì mình vui xuân theo cách khác. Xin góp nhặt một vài câu đối mừng xuân.
Quan giả thức,chẳng thờ (th), lại kên nên quan Ức ,
Dân vờ ngủ,không hỏi, gian xảo bảo dân ngu.

Vào năm chó, mừng quý bạn khoái “cờ tây” một món:

Cây mới mọc, kéo huyền vào đội mũ,
Còn ly hương, g(r)iềng xóm cố bảo tồn.
Phương Duy
Australia.
Xuân Bính Tuất 26/01/2006

Những lập luận một cách "khoa học" của Đông La

Những lập luận một cách “khoa học” của Đông La.

Phương Duy

Thường thừơng, , tôi chỉ lướt qua Talawas như người thưởng nguyệt xem hoa, dựa cột mà nghe những đại cao thủ trong làng văn chương tranh tài cao thấp,không dám hó hé , vì sợ múa rìu qua mắt thợ, lý lẽ đem ra tranh luận ngô nghê và buồn cười lại lòi cái dốt của mình ra; học hỏi được gì không thấy lại bị thiên hạ cười là xấu hay nói tốt, dốt hay nói chữ. Tuy nhiên, hôm nay, qua mấy bài viết của tác giả Đông La, thấy cất giọng rất cao, át cả tiếng nhiều vị khác, làm tôi cũng bị nhức óc theo, đành muối mặt có vài lời ngô nghê ngốc nghếch để góp ý với ông.
Tác giả Đông La viết rằng: ông rất trân trọng nâng niu, cất giữ những lời khen tặng ông trên sách báo, đặc biệt trên Talawas, trong khoảng thời gian ngắn đã có tới những 2 lần được khen,gần bằng(3lần?) được khen trong hơn 20 năm cầm bút trong nước, không kể nhiều ngàn lần không phải trên sách báo , mà được khen ở ngoài đời(thư từ, điện thoại). Có điều ông nản chí và băn khoăn vì không bao giờ được có mặt trong bàn tiệc văn chương VN, ý ông muốn nói chưa được cưng chiều đãi ngộ? Ông phân vân tự hỏi:không biết mình bất tài hay nền phê bình ở VN bất tài ,bất công? Đến đây, tôi cũng bắt chước ông tự hỏi những lời ca ngợi phê bình và sự nhập cuộc vào cái bàn tiệc văn chương cho người cầm bút có thực sự quan trọng đến thế không? Tôi cứ tưởng văn chương chữ nghĩa là sự chuyển tải những ý nghĩ của mình đến nhiều người khác, đồng cảm cũng có, phản bác cũng nhiều, khen cũng mừng,mà chê cũng vui, viết mà không ai thèm ghé mắt đến mới đáng buồn. Còn chuyện bất tài hay không bất tài, có được nhập tiệc hay không chỉ là thứ yếu. Văn dĩ tải đạo, miễn là đừng bẻ cong ngòi bút của mình, rồi sẽ được công nhận. Các cụ Tản Đà, Tú Xương của ta thời trước cũng có được đãi ngộ đâu, thế rồi văn thơ các cụ cũng vẫn đi vào văn học sử nước nhà để cho con cháu chúng ta bình phẩm và học hỏi.. Băn khoăn vậy thôi chứ ông cho biết là hiểu ra vấn đề ngay: ông chưa nổi tiếng, một là vì ông một mình một chợ, ở lưng chừng giữa 2 phái, không tô đỏ cũng chẳng bôi đen, không ai cho ông ngồi chung cả; hai, vì ông không có tên trong hội nhà văn nên không được đội lên mây xanh; ba, vì trình độ và thái độ của các ngưòi phản biện không đủ cao để nâng đúng tầm lý lẽ của ông. Điểm thứ ba là điểm chính ông Đông La dùng để phản biện những tác giả phê bình những luận cứ của ông, tôi xin được nói tới sau. Riêng điểm 2 về việc không được ở trong hội nhà văn VN, một nhà văn VN (ông Trần Mạnh Hảo?) có phát biểu trong 1 cuộc phỏng vấn mới đây thôi,: thẻ hội viên (hội nhà văn VN), nó chỉ là mảnh giấy nhỏ có hình, chữ ký của Hữu Thỉnh, để có cái mà ăn, và để cho anh công an phân biệt anh với , chẳng hạn, anh bán thịt lợn thôi mà. Sao ông Đông La coi trọng nó thế? Anh em cầm bút ở bên ngoài có mấy ai sống được bằng nghề viết lách đâu? Bây giờ tôi xin mạn phép đi vào ý chính trong bài “Vài cảm nghĩ về khen và chê” của tác giả.
Theo Đông La, ông rất thích thú được tranh luận với những người có trình độ, dựa trên căn bản, hiểu đúng lập luận của tác giả, dùng lý đấu với lý. Nhưng tiếc rằng, ông chỉ gặp toàn những người tranh luận có khả năng tư duy giới hạn, không đủ sức tiếp cận văn bản, các nghiên cứu và lập luận của ông nên có những phản bác ngô nghê buồn cười. Ông khó chịu nhưng không ngạc nhiên, vì chua xót nhận ra rằng, thực tế VN chưa bao giờ là 1 xứ sở của lý luận, của tư tưởng, của sáng chế và phát minh. Ông kết luận diễn đàn thường xảy ra những “đại chiến” kiểu “cơn bão trong ly nước”. Chuyện ông chỉ muốn tranh luận với những người đủ trình độ( nghĩa là người có trình độ ngang bằng hoặc hơn ông) là 1 điều vô lý và thiếu công bình.; chúng ta tranh luận phản bác để có cơ hội tìm hiểu học hỏi nhau, chứ không phải để khoe khoang kiến thức hay chỉ để sửa chữa những sai lầm thiếu xót, tại sao ông có thể tranh luận tìm hiểu ở những người đáng làm thầy của ông, mà không cho người dưới cơ ông cái cơ hội học hỏi nơi ông và những người kiến thức rộng rãi khác? Nếu những nhà lý luận cao cơ hhon ông cũng nghĩ như ông thì họ có muốn tranh luận với ông không? Đáng lẽ ông giỏi giang, nên rộng lượng để chỉ ra cho những người kiến thức nông cạn như tôi đây được mở mắt. Hơn thế nữa,ngay cả những người dốt nát nhất, mọi người vẫn có thể học hỏi ở họ một điều gì đó. Tôi còn nhớ trên 15 năm trước, khi tham dự 1 buổi lễ giã biệt , tuyên dương 1 bà giáo già về hưu, bà đã phát biểu: “thực ra, trong hơn 30 năm dạy học, đám trẻ đã không học được tôi nhiều bằng cái tôi học được từ chúng”. 1 câu nói mà từ đó đến nay tôi rất cảm động và đã lấy làm phương châm cho cuộc sống. Việc ông cho rằng VN không là xứ sở của những lý luận, tư tưởng…ông có quá cường điệu không? Xin ông đưa những dẫn chứng cụ thể? Có thể các tư tưởng , lý luận lớn , các sáng kiến , phát minh vĩ đại chưa có, nhưng tầm trung và nhỏ thì thiếu gì; nhà nước VN chẳng đang bắt toàn dân học tập tư tưởng HCM, BCT/TW của ĐCSVN chẳng đang loay hoay giải thích cái đuôi định hướng XHCN trong một nền kinh tế thị trường đó sao? Mấy năm trước chả có 1 ông nông dân chế máy cắt cỏ thành máy gặt lúa? Năm rồi có 1 ông kỹ sư tại Tây Ninh đã đang chế tạo cái “máy bay lên thẳng” đầu tiên của VN sao? Còn điều này nữa: ông đang tranh luận trên Talawas, một diễn đàn mở có quy mô toàn cầu mà, đâu phải chỉ ở trong nước VN, tại sao ông lại có nhận định chua xót trên?
Nói về tác giả Cố Nhân, ông Đông La nhắc đến những nguyên lý của triết học trong những quy luật cơ bản chi phối sư phát triển của cả tự nhiên và xã hội, ông phàn nàn rằng tác giả Cố Nhân bàn về lý luận mà phủ nhận lập luận thì còn tranh luận nỗi gì. Tại sao không nhỉ? Phủ nhận 1 lập luận cũng là 1 lý luận: lý luận phản bác. Đó là sự tranh luận. Nếu lập luận của ông đưa ra đều được hoàn toàn ủng hộ thì đâu còn tranh luận nữa.
Ông lại chê ông Cố Nhân không hiểu thế nào là bóc lột. Theo ông, chỉ có định nghĩa của Marx là đúng: bóc lột nghĩa là chiếm đoạt giá trị thặng dư,bần cùng hóa người lao động, rồi dùng sự chiếm đoạt ấy nô dịch người khác. Nếu thế xin hỏi, thay vì đem cái chiếm đoạt ấy đi nô dịch người khác mà đem nướng vào các cuộc đỏ đen thì có phải là bóc lột không thưa ông Đông La? Ông mê mẩn Marx đến nỗi, cái gì của Marx cũng là tuyệt đối: Marx thấy sự bất công đó là mầm mống, là nguyên nhân của cách mạng xã hội. Ông Đông La cũng cho rằng, tuy chưa được thành xã hội như Marx tưởng tượng nhưng sư tiến bộ và công bằng trong xã hội của các nước tư bản ngày nay có được, không phải tự nhiên mà có, mà đã được đổi bằng máu của những cuộc kháng chiến xâm lược và bất công. Xin lỗi ông Đông La, đọc câu ông chê tác giả Cố Nhân là ngớ ngẩn khi phê bình ông ở chỗ này, xin nói ngay ông là kẻ ăn ốc nói mò. Các xã hội Tây Phương hiện tại, ngoài Pháp có cuộc Cách Mạng xã hội 1789 mà máu đổ ra cũng không nhiều lắm, các quôc gia khác như Anh, Úc, Tân Tay Lan , và đặc biệt là Mỹ, không nơi đâu có cuôc nổi dậy đẫm máu của giới lao động chống lại đám tư bản, giữa chủ nhân và công nhân, giữa chủ đồn điền và nông nô, chủ da trắng và nô lệ da đen. Có bao giờ ông đã đọc tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind) của Mỹ để biết về liên hệ chủ tớ giữa dân da trắng và dân nô lệ da đen miền Nam Hoa Kỳ? Tác phẩm lớn vẫn được coi là 1 biểu tượng văn học của Mỹ để hiểu thế nào là xâm lược, thế nào là bị trị, thế nào là anh dũng, thế nào là hèn nhát, thế nào là cao thượng, thế nào là vị tha. Quá trình tư bản của những xã hội Tây phương này không có sự thay đổi , mà chỉ là sự liên tục cải tiến để cho nó mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
Tranh luận với Vũ Huy quang về lịch sử, ông Đông La định nghĩa : lịch sử là 1 quá trình, 1 khoảng thời gian trong quá khứ. Ông viết: “ Lịch sử làm sai quy trình…cũng chính là lịch sử làm sai lạc"… và ông buồn cười vì ông VH Quang hiểu không đúng ý ông. Trước hết, ông thử thay thế từ lịch sử bằng cái định nghĩa của ông ở trên xem câu văn của ông có ý nghĩa hay không? Tôi thực tình không hiểu ý ông muốn nói gì. Công việc của người viết là làm sao để người đọc hiểu ý mình rõ ràng nhất bằng một cách đon giản nhất và nhanh nhất. Không làm được việc này, ta nên tự cười mình, chứ sao lại cười người đọc?
Qua phần phản bác của tác giả với ông Nguyễn Trung Lương, xin được miễn bàn vì quá rối rắm, tối nghĩa và khó hiểu. Tuy nhiên xin được chia sẻ với ông ĐÔng La rằng: 1 học thuyết mang tính chủ nghĩa (như CNXH) để chống lại 1 chủ nghĩa khác ( như CN tư bản) có thể đúng hoặc sai, tùy theo lý luận . Nhưng khi chủ nghĩa ấy quay ngược 180 độ để theo đuôi cái chủ nghĩa mà nó từng chống đối bài bác, ra vẻ “đổi áo đổi màu” kiểu con cắc kè để tồn tại và thích ứng với môi trường và đời sống thì cái chủ nghĩa ấy chắc chắn là sai trái và đã chết Cho đó là 1 sự biến đổi chung nhất trong quy luật của sự tiến triển như lập luận ông đưa ra chỉ là một nguỵ biện,một cãi chày cãi cối. Một điểm khác, khi ông cho rằng không có các nhà tư tưởng , các nhà khoa học, con người không được quyền tự quyết mà phải biết phục tùng một cách khoa học những giáo điều, đây cũng lại là 1 lập luận đôc tài đầy tính áp đặt lầm lẫn tai hại. Con người sinh ra trong tư do, phải được sống trong tư do, tự quyết cho cuộc sống của mình, miễn là sự tự do tự quyết ấy không xâm phạm tới quyền tự do tự quyết của người khác. Tại sao lại phải phục tùng một cách khoa học những giáo điều? Vả lại, xin ông giải thích như thế nào là phục tùng một cách khoa học? Khi viết :”Các Mác, một tình yêu bao la”, ông có nhìn vào thực tế những gì mà chủ nghĩa Mác gây ra trên thế giới chưa? Cho dù trên lý thuyết, chủ nghĩa Marx có hay đẹp cách mấy, trên thực tế qua vận dụng hàng trăm năm qua, nó đã gây ra quá nhiều máu và nước mắt cho nhân loại, là chỗ dựa cho những tội ác ghê rợn mang tính diệt giai cấp, diệt chủng. Đã là nền tảng gây ra hận thù, tội ác thì chính nó là tội ác, có một chút tình yêu nào trong đó để gọi là bao la?
Với tác giả Đinh Từ Thức, ông Đông La tính cho cuộc kháng chiến chống xâm lược của VN do ĐCSVN lãnh đạo là 1 quá trình bắt đầu từ năm 1911, ngày Hồ Chí Minh “tìm đường cứu nước”. Là 1 người tin vào khoa học, xin ông Đông La hãy dẫn chứng các tài liệu lịch sử, các lời tuyên bố có kiểm chứng của ông Hồ để chứng minh rằng, thực sự năm 1911, ông Hồ ra đi để tìm đường cứu nước. Dường như, chính ông cũng không tin lắm vào cái huyền thoại đó, bằng chứng là ông đã để những từ này trong ngoặc đôi trong lối viết của ông.
Để phản bác những lý luận có tính “trọng cứ hơn trọng cung” của Đinh Từ Thức, ông viết:cứ theo lập luận của ĐT Thức thì ĐCSVN phải từ trên trời rơi xuống. ĐCSVN, theo chứng cớ lịch sử, được sinh ra và nuôi dưỡng từ cái nôi Liên Xô và sau này Trung Quốc bảo bọc. Với 2 nguồn sữa mẹ cực kỳ to lớn cộng với sự gian manh xảo trá cố hữu của CS quốc tế (cứu cánh biện minh cho phương tiện) dùng thủ đoạn lừa bịp để cướp công kháng chiến của toàn dân VN. Có thực là người dân phải có đảng CSVN lãnh đạo mới biết phá kho thóc, trong khi Nhật đã đầu hàng Đồng Minh? Ngay cả khi ông trích dẫn phần phỏng vấn cụ Hoàng Xuân Hãn của bà Thuỵ Khuê, cũng không có bằng chứng nào cho là ĐCSVN giành quyền từ tay bọn xâm lược. Khi nói đến mặt trận Việt Minh, cụ HX Hãn nói đến một tập hợp của tất cả các đảng phái chống thực dân xâm lược Pháp, mà ĐCSVN chỉ là 1 phần nhỏ, có chỗ nào để cho rằng chỉ có ĐCSVN có công giành chủ quyền cho VN? Ông Đông La cho rằng lúc đó, nhân dân VN đang chết đói nên không có sức và không còn đầu óc để chiếm và giữ quyền lực là 1 nguỵ biện thiếu khoa học. Nên nhớ , khi trận đói năm Ất Dậu 1945 làm chết rất nhiều người, ước tính có đến trên 1 triệu , cũng không thể dựa vào dữ kiện này để tuyên bố rằng cả dân tộc VN đang chết đói và không còn đủ người và đủ sức để giành lại quyền từ tay bọn thực dân. Thế còn các đảng phái quốc dân khác ông bỏ đi đâu? Cũng cần nên biết, chính phủ đầu tiên do HCM lãnh đạo là một chính phủ liên hiệp nhiều thành phần. Chính sau này ĐCSVN đã dùng thủ đoạn để tiêu diệt các đảng phái trong thành phần liên hiệp này, các tài liệu về chứng cớ này có đầy rẫy trong và các thư viện ngoại quốc, ông Đông La cho rằng nghiên cứu của mình có tính khoa học sao không tham khảo? Việc HCM có công trong việc giành độc lập cho VN hay không? Công ấy to lớn bao nhiêu? Dữ kiện lịch sử khi được viết lại thật sự công minh sẽ chỉ ra điều ấy, không phải chỉ vì ĐCSVN và ông Đông La cho rằng nó to lắm thì nó phải to. Hơn thế nữa , chuyện công lao của ông Hồ có liên quan gì tới việc ông mang áp đặt cái chủ thuyết Marx Lenin đầy tai ương ấy lên dân tộc VN mà di hại của nó ngày nay vẫn còn đang rất khủng khiếp? Không lẽ vì ông có công lớn trong 1 thời điểm nhất định nào đó, là 1 anh hùng dân tộc, ông có quyền lãnh đạo toàn nước toàn dân theo ý riêng mình muôn đời theo như sự khăng khăng hiện tại của ĐCSVN được sao?
Chuyện ông Đông La cho rằng 99% nhân dân VN là công nông mà nông dân là chính, lực lượng CS gồm tất cả con em của nông dân là 1 sự gượng ép sai lạc, một lối tính lập lờ. Ông Đông La hãy đi tìm tài liệu của ĐCSVN để rõ vào thời điểm đó, con số chính thức đảng viên của ĐCSVN là bao nhiêu? Hiện nay, sau hơn 3 phần tư thế kỷ lập đảng, số đảng viên cũng chỉ khoảng 2 triệu, chưa tới 4% dân số cả nước, thế thì cái đa số của ĐCSVN vào lúc đó ở đâu mà có? Cái sự kiện trên 1 triệu người di cư vào Nam năm 1954, đa số là nông dân, sự kiện vượt biên sau 1975 của hằng triệu người dân bình thường của cả 2 miền đất nước chứng tỏ rằng đa số nhân dân đã vô cùng tin yêu và hoàn toàn nhắm mắt trao quyền cho ĐCSVN?
Là người cho rằng mình lập luận một cách khoa học, ông Đông La lấy dữ kiện ở đâu để khẳng định rằng ông nói cho đa số nhân dân? Xin dẫn chứng thời điểm ông hỏi ý dân hay trưng cầu dân ý để ông mạnh miệng tuyên bố rằng: thực sự rất ít người chối bỏ quá khứ, một quá khứ lừa bịp, đầy tang tóc, máu và nước mắt của nhiều triệu người dân vô tội, chỉ với mục đích làm vinh quang 1 đảng, tôn vinh một cá nhân, tôn thờ một chủ nghĩa? Như trên đã thừa nhận, ông chỉ ngồi 1 mình 1 chiếu, không tô hồng bôi đen, không thân thiết với ai, làm sao ông biết người dân không muốn thay đổi một chế độ tham ô thối nát và cùng hung cực ác, 1 đảng tự tung tự tác, cướp quyền bằng lừa bịp và bạo lực , làm gì có người dân nào cho phép đảng nắm lấy quyền lực ấy để đè đầu cưỡi cổ mình mãi mãi.? Sao tự mâu thuẫn thế ông Đông La?
Là người luôn lập luận một cách khoa học, làm sao ông có thể biện minh cho chủ thuyết Marx, mang cái vỏ bọc làm dáng của 1 xã hội tưởng tượng (chính ông nói là xã hội tưởng tưọng của Marx ), nhưng là cái cớ để 1 số người dùng làm điểm tựa để bám lấy quyền hành , đàn áp bóc lột chính đồng bào mình còn tàn tệ gấp trăm lần thời phong kiến thực dân? Thống kê nào cho ông biết số người oán ghét và muốn giải thể chế độ CS , đem chủ thuyết Marx Lenin vào thùng rác lịch sử chỉ chừng 1 đến 2% ? Miền Nam VN, một nửa nước đã biết rõ bộ mặt thật của ĐCSVN, sự sai trái,lỗi thời của XHCN từ trên 30 năm, một nửa kia cũng đã và đang có nhiều triệu người hiểu rõ đâu là sự thật. Còn ông Đông La, ông đang đứng ở đâu trên quê hương VN khốn khổ? Hãy đi ra khỏi cửa vài bước để nhìn, những cơ sở của đảng, của nhà nước thì nguy nga đồ sộ, các trường học ,bệnh viện thì già nua xấu xí, cán bộ đảng viên thì tham ô cá độ, lãng phí của công nhiều triệu đô la, công nhân lương tháng đáng giá 3,4 chục đô la, như thế là sự bất công hay là sự khác biệt tất yếu Nhân dân ra khiếu kiện đòi trả lại nhà đất của họ đã bị trưng thu hay mua rẻ để kiếm lời gấp trăm lần hơn là đòi lại sự công bằng hay cào bằng? Những quy luật phát triển của chủ nghĩa Marx trong duy vật biện chứng để cho ĐCSVN nắm toàn quyền cai trị nhân dân VN như chăn những con vật , đối với ông sẽ có giá trị mãi mãi? Cái lối ông gộp chung những cán bộ, nhân sĩ đang mạnh dạn lên tiếng cho quyền làm ngưòi của nhân dân VN vào dạng những người ham quyền lực bị thất sủng, vì quyền lợi, vì cái tôi của mình mà không có chứng cớ chứng tỏ ông không đàng hoàng và thiếu khoa học. Thử hỏi, họ được lợi lộc gì ngoài sự đàn áp , khủng bố , nghèo đói và tù tội cho bản thân và gia đình họ. Ông cứ việc ca tụng chế độ và chủ nghĩa nếu ông còn tin tưởng, hoặc chỉ vì miếng cơm manh áo. Đừng lôi cả dân tộc về hùa với mình để làm nhục những người quên chính bản thân và gia đình họ để tranh đấu cho những người khác. Đất nước VN đang ở tận đáy cùng của thế giới ông có thấy không? Hãy chỉ cho tôi và cả nhân dân VN, chỗ nào trên mặt trái địa cầu này, người ta đã áp dụng triệt để chủ nghĩa Marx mà con người được ấm no hạnh phúc, để cho tất cả chúng tôi sẽ cùng ông viết thật to chữ : Các Mác, một tình yêu bao la? Phương Duy
Australia, 12/02/2006

Đề tài liên quan:
* Các Mác- Một tình yêu bao la,Đông La,04/01/2006.
* Giới thiệu Đông La vào đảng, Ta Lo, 02/2006.
* Đôi điều trò chuyện cùng Đông La ,Nguyễn Quang, 25.05/2006<.