Đối thoại với người phía bên kia

GỬI NGƯỜI BÊN KIA CHIẾN TUYẾN

Cứ mỗi lần coi lại dĩa DVD Paris by night 77 “30 năm viễn xứ” của trung tâm Thúy Nga, tôi lại rơi nước mắt. Phần khóc vì những hình ảnh đầy cảm xúc và bi thương. Phần khác vì những hình ảnh đó chính lá 1 phần trong cuộc đời tôi. Như ông MC NNNgạn nói trong dĩa: Nói về quá khứ không phải khơi lại một niềm đau, mà đễ gợi lại một nỗi nhớ. Tôi viết những dòng chữ này không phải để căm hờn oán hận ,mà chỉ muốn nói lên tâm sự đã từng ấp ủ hằng bao năm qua mà chưa có dịp tỏ bày. Cũng cần nói rõ thêm là chính bản thân gia đình tôi có một hoàn cảnh tương tự như câu chuyện của ông Ngạn.: Vợ tôi (29 tuổi) và 2 đứa con tôi (1 trai 6 tuổi, 1 gái 2 tuổi) cũng đã vuì thây nơi biển Đông trên con đường tìm tự do năm 1983. Mới đó mà đã trải qua hơn 20 muà dâu bể. Gần đây, chỉ mới mấy hôm thôi, nhìn những hình ảnh cuả tượng đài tưởng niệm những người quá cố vừa mới được khánh thành tại Malaysia và Indonesia bị nhà nước VN áp lực các nước sở tại phá huỷ đi,lòng tôi thật đau xót. Bao năm rồi,những người xấu xố ấy mới có được 1 bia mộ chung, nơi mà những người than còn sống sót như tôi có nơi để thi thoảng đến thắp 1 nén hương tưởng nhớ, vậy mà cũng không xong. Đáng tủi hổ thay cho những người mệnh danh là lãnh đạo 1 đất nước mà quá ty tiện nhỏ nhen, đến mức ghen tỵ,sợ hãi cả những người đã chết từ hơn 2,3 mươi năm trước.Xin một câu hỏi là đến bao giờ các NGÀI mới để cho họ yên nghỉ?
Khi lên mạng đọc các bài tranh luận về cái tưạ đề: Ba mươi năm, gọi tên gì cho cuộc chiến, đặc biệt là các bài trả lời của ông Nguyễn Hoà, tôi thực sự bức xúc. . Tên gì cho cuôc chiến thì xin để lịch sử và những trí thức như ông Khoa, ông Hoà nghiên cứu đặt để. Tôi 1 người cu li kiến thức nông cạn không dám lạm bàn, chỉ xin nói đến 1 chi tiết nhỏ trong câu văn cuả ông Hoà: “Khi tôi từ chiến trường trở về, đất nước đã đổi thay.”
Đất nước đổi thay như thế nào? xin được thưa vào 1 dịp khác. Ở đây chỉ xin nói đến vế đầu: Khi tôi(ông Hoà) từ chiến trường trở về.
Thưa ông Hoà cùng các chiến hữu của ông,những “bộ đội cụ Hồ” như một số người thường vỗ ngực tự xưng, (xin mở ngoặc ở đây là đôi khi tôi tự hỏi tại sao lại gọi là lính cụ Hồ nhỉ? chẳng lẽ gia nhập bộ đội chỉ để bảo vệ cho mình ông Hồ thôi sao?) chúng tôi, những người lính bên kia bờ chiến tuyến,gọi là lính miền Nam cho gọn, xin nói với ông rằng: từ chiến trường, ông còn có chỗ để trở về, còn chúng tôi ăn ngủ hít thở trong chiến trường.Và khi trở về thì , ô hay, chỗ nào để về nhỉ? đâu cũng là chiến trường cả. Tôi muốn nói, nơi đi chốn về chỉ là một.
Ngay từ khi còn nhỏ, từ những ngày đầu cuả cuộc chiến 2 miền(xin lỗi nhé , tôi văn dốt vũ nát, gọi bình dân vậy cho dễ hiểu) những đứa trẻ miển Nam lớn lên trong chiến tranh, trộn lẫn nước mắt, có khi pha cả máu trong bom đạn khói lửa, trên lý thuyết , không có nhiều cơ hội tìm hiểu cặn kẽ về chủ nghĩa cộng sản. Thực tình mà nói,trước 1975, người dân miền Nam ít ai đễ ý đến khía cạnh chính trị của cuộc chiến, cho dù có 1 số vẫn gọi nó là cuộc chiến về ý thức hệ. Người dân miền Nam thường chỉ nhìn vào thực tế của cuộc sống. Chúng tôi hiểu chủ nghĩa và con người cộng sản theo những gì xẩy ra mà chúng tôi nhìn thấy trước mắt. Đó là những cụ thể trong cuộc sống. Những năm tháng còn cắp sách đến trường, đám trẻ miền Nam chúng tôi tha hồ bay nhảy, tự do học hành vui chơi. Không ai ép buộc chúng tôi phải học chính trị, nghiên cứu lý thuyết này, cấm lý thuyết kia;không hội họp, không phê bình kiểm thảo,không phải gia nhập bất cứ đoàn thể, đảng phái nào nếu mình không muốn, không bị lùa đi như đàn vịt để suy tôn hay đả đảo ai,lãnh tụ này, chủ tịch nọ. Chúng tôi có thể sinh sống bất cứ đâu trong miền Nam, làm bất cứ công việc lương thiện nào chúng tôi muốn. Và chúng tôi tương đối mãn nguyện với nền dân chủ tự do vào lúc đó. Riêng về phía các anh, những người trong hàng ngũ bộ đội miền Bắc,cùng đám du kích quân tự gọi là giải phóng miền Nam, các anh đã đang làm những gì lúc đó tại miền Nam? Đặt mìn giựt xập cầu cống, phá đường đắp mô,pháo kích bưà bãi vào làng xóm, ném lựu đạn vào trường học chợ búa hoặc ngay cả bệnh viện ,các cơ sở tôn giáo, khủng bố giết hại những người dân vô tội mà các anh tự động gán cho tội việt gian phản động. Các anh có biết rằng bàn tay của các anh đã gây bao đau thương tang tóc cho người dân lành mà đa số là đàn bà trẻ con vô tội? Vậy thì thưa các anh, chứng kiến những hành động đó của các anh hằng ngày, thì khi lớn lên, đến tuổi phải thi hành nghĩa vụ công dân, người dân miền Nam chúng tôi phải làm gì nếu không là đi chiến đấu để bảo vệ sinh mạng và tài sản cuả chính gia đình chúng tôi? Khi mà mạng sống của thân nhân cũng như chính bản thân chúng tôi bị các anh coi như cỏ rác.Hơn thế nữa, các anh đòi tước đoạt hết mọi sinh hoạt tự do cuả chúng tôi. . Tại sao các anh co rằng mình có quyền ban phás sự sống cho kẻ khác?
Chính vì thế, khi gia nhập vào hàng ngũ quân đội miền Nam VN, chúng tôi không ít thì nhiều đều có lý tưởng và chính nghiã: lý tưởng là sự tự do, và chính nghĩa là chống lại những độc tài tàn ác mà các anh dùng chiêu bài giải phóng để biện minh cho tội ác khủng bố phá hoại của các anh. 20 năm chiến tranh, có nơi nào ở miền Nam mà máu của dân lành không đổ vì những hành động phi nhân ấy. Đừng nói với chúng tôi rằng đó là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Dù là những người dân đen thất học, chúng tôi cũng dư biết rằng cuộc chiến do các anh chủ động rất lâu trước khi người Mỹ đem quân vào miền Nam, chúng tôi cũng thừa biết rằng trong lịch sử thế giới, Mỹ chưa bao giờ đi xâm lược 1 quốc gia nào, chưa hề có 1 thuộc địa. Chúng tôi khẳng định rằng không bao giờ là tay sai của Mỹ, chúng tôi không chiến đấu cho Mỹ,không đánh thuê cho bất cứ ai. Đơn giản, chúng tôi coi người Mỹ là 1 trong những đồng minh đến giúp chúng tôi chống lại các anh, những người cứ nhất định đòi nhuộm đỏ mảnh đất miền Nam tự do của chúng tôi.Hiểu biết về cộng sản tuy không nhiều cũng đủ để chúng tôi sợ hãi muốn tránh xa hiểm hoạ đó mà quyế tâm bảo vệ lý tưởng tự do của mình. Không, chúng tôi là tay sai của Mỹ, thử hỏi trong suốt 20 năm của cuộc chiến, có ai tìm ra được 1 dòng chữ nào của sách báo văn chương miền Nam hay 1 câu nói nào của người dân miền Nam để tâng bốc Mỹ như nền văn chương báo chí của miền Bắc tâng bốc đất nước và lãnh tụ củ Liên Xô và Trung cộng và các nước cộng sản khác không? Có chăng là đám bồi bút của các anh viết hoặc nói ra để bôi bác chúng tôi. Người dân miền Nam khi đề cập đến Mỹ, họ chỉ đơn giản gọi là người Mỹ, quân Mỹ, hoặc có người xách mé gọi là thằng Mỹ mà thôi. Nói ra như thế để cho thấy ai làm tay sai cho ai.
Dài dòng như thế để các anh hiểu, chúng tôi những người miền Nam có lý tưởng cuả chúng tôi. Dù sau ngày 30/04/75, chúng tôi trở thành người thua cuộc, bị nguyền rủa,mạt sát . nhục mạ thậm tệ;bị gán cho danh từ phản động, bị gọi là ngụy quân nguỵ quyền, bị coi là có nợ máu với nhân dân mà không biết mình có nợ từ lúc nào. Chúng tôi bị trả thù dã man tàn bạo trong các trại tù cải tạo khắp nước, nhà cửa tài sản bị tịch thu, gia đình người thì tan nát, người sống dở chết dở. Thật là 1 cuộc ăn cướp trả thù hèn hạ và đê tiện. Trượng phu không đánh người ngã ngựa, nhưng các anh thì nhẫn tâm triệt moị đường sống của người dân miền Nam chúng tôi;mà chúng tôi có tội gì , ngoài cái tội không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản phi nhân, ngoài cái tội bảo vệ lý tưởng tự do của chúng tôi, ngoài cái tội là người thua cuộc?
Ba mươi năm đã trôi qua, kể từ khi chúng tôi là người thua cuộc. Khơi lại những quá khứ đau thương ấy không phải để căm thù hay óan hận, mặc dù chúng tôi đã ngậm đắng nuốt cay bao nhiêu năm trường. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói lên tiếng nói của mình với các anh rằng: chúng tôi cũng có lý tưởng riêng cuả chúng tôi trong cuộc chiến. Khi các anh cho rằng chính nghĩa ở về phiá các anh với lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,kiện toàn XHCN hay CSCN, chúng tôi đã và vẫn luôn nghĩ rằng, mặc dù thua cuộc, chính nghiã vẫn ở về phiá chúng tôi, lý tưởng về tự do và dân chủ củ chúng tôi cho 1 đât nước VN phồn thịnh vẫn ngời sang.
Viết những dòng chữ này, khi tôi đọc bài viết “Đất nước này không phải của riêng ai” của anh Nguyễn Xuân Đức trong sự xúc động bồi hồi. Dù không có cái tài năng làm xúc động long người như anh Đức, tôi vẫn cứ viết, vì tôi nghĩ , phía bên kia chiến tuyến, những người như anh Đức không phải là ít. Dù không phải là đồng đội, chúng ta đều là người dân Việt, có chung 1 ưu tư khắc khoải cho đất nước, muốn làm cho dân mình một cái gì đó . Chúng ta còn rất nhiều dị biệt. Những khoảng cách dị biệt ấy chỉ ngắn đi qua sư đối thoại. Sự khác biệt trước tiên là về lý tưởng như tôi đã nói. Hy vọng với đối thoại này,chúng ta có cơ hội hiểu biết để tiến gần nhau hơn.
Bài này xin gửi đến những người lính già hay trẻ ở ben kia chiến tuyến, nhưng có cùng 1 hoài bão với tôi trong việc tìm cách xích lại gần nhau để cùng mục đìch đấu tranh đòi hỏi dân chủ , tự do, nhân quyền đa nguyên đa đảng cho nhân dân VN từ tay bọn cầm quyền tham nhũng độc tài độc đảng Ba Đình, Hà Nội. Xin đóng góp ý kiến xây dựng trong hoà bình .

Australia 14/07/2005
Các bài liên quan:
1/- 30 năm nhìn lại chiến tranhcủa Trần Trung Đạo
2/- Tranh luận về tên gọi cuộc chiếncủa Lê Xuân Khoa (1)
3/- Tranh luận về tên gọi cuộc chiếncủa Lê Xuân Khoa (2)
4/- Đất nước mình đã khác nhiều lắm kể từ khi tôi trở về của Nguyễn Hoà
5/- Con sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội của Trần Trung Đạo
6/- Thư gửi ông Nguyễn Hoà của Hồ Duy Tân
7/- Gửi Nguyễn Hoà,người đồng đội của Nguyễn Xuân Đức
8/- Tôi thì ở xa về của Hồ Phú Bông
9/- Vài ý kiến qua thảo luận về tên gọi 1 cuộc chiến của Đỗ Xuân Mai
10/- 30 năm nhìn lại 1 cuôc chiến của Việt Cường
11/- 30 năm,nỗi đau chưa thấm của Trần Trung Đạo
12/- Nhận diện Nguyễn Hoà và bài viết của Hà Thành tạp bút

No comments: