Khương Nhung(Jiang Rong) là một con sói trong lớp áo cừu.. Sự thực tên ông không phải là Khương Nhung. Nhưng rõ ràng cái tên ấy đang là một hiện tượng mới nhất, lớn lao nhất trong ngành xuất bản toàn cầu.. Khương Nhung là tác giả cuốn Tô tem sói. Tác phẩm nổi tiếng nhất thời hậu Mao Trạch Đông, với số lượng sách bán ra tới 25 triệu ấn bản kể từ 2004, đa số là ấn bản lậu.. Tác phẩm chỉ đứng sau cuốn Tiểu Hồng của Mao về số lượng lưu hành. Nhưng trái với sách của Mao, Tô tem Sói là một bản tuyên ngôn về tự do cá nhân..
Khương là một cựu tù nhân chính trị, và là một nhà khoa học về chính trị từng bị giam trong hai năm không hề được xét xử vì đã tham dự vào những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ làm rung động Trung Quốc năm 1989.
Tác giả đã dõng dạc tuyên bố tại Thiên An Môn , Bắc Kinh vào những ngày đó:” Bức tượng nữ thần tự do đã bị giựt sập. Vì thế, tôi muốn xây lên một nữ thần khác dưới hình thức nghệ thuật. Tôi làm điều này bằng cách diễn tả Trung Quốc từ viễn kiến của tôi như một thứ tự do ngoan cố.”
Ở một mức độ, khi vượt qua được cửa ải kiểm duyệt của nhà nước Trung Quốc để in ấn,dẫn đến việc thắng giải Văn Học Xuất Xắc Á Châu 2007, tác phẩm là một câu chuyện được gợi hứng từ sắc dân du mục Mông Cổ và những liên hệ mang tính biểu tượng của họ với ‘người mẹ’ thiên nhiên. Ở một mức độ khác, nó tượng trưng cho sự lựa chọn tự do: hoặc là kẻ săn mồi, hoặc là kẻ phục tùng, một tiểu tốt trong bầy đàn.
Sự thành công của tác phẩm đến đúng lúc cho Trung Quốc. Trong khi họ đang nỗ lực tìm cách đẩy đất nước đi lên trạng thái siêu quyền lực, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lên tinh thần rất cao nhờ sự gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc của nhân dân qua những phản ứng của họ đối với sự chỉ trích đến từ quốc ngoại về vấn đề Tây Tạng cũng như (sự vi phạm) nhân quyền trong những sự kiện tiền Thế Vận Bắc Kinh..
Australia, quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn lao vào sự tìm kiếm nhập khẩu các nguồn nguyên vật liệu của Trung Quốc có thể có cái nhìn tích cực về con hổ Á châu này hơn các quốc gia đồng minh Tây Phương khác. Tuy thế nước này vẫn không cảm thấy thoải mái về khoảng cách mà cái tự do kiếm tiền tại Trung Quốc có thể vươn tới những tự do khác trong những năm tới.
Quyết định của Khương vượt qua những giới hạn được phép và lòng tự tin vào ngòi bút lạ thường của ông khởi đầu ở ngay tựa sách: Tô tem sói. từ ngữ tô tem được ông vay mượn từ một thổ ngữ America.. Tác phẩm đuợc bắt đầu với nhân vật chính Trần Trận từ chỗ ẩn nấp một động tuyết nhìn qua ống kính viễn vọng nơi anh thấy một ánh mắt đăm đăm sắc lạnh của một con sói vùng thảo nguyên Mông Cổ.ừng sợi lông trong người anh nổi gai,dựng đứng như lông nhím, như lôi kéo chiếc áo đang mặc ra khỏi da thịt anh.
Tác phẩm kết thúc ba mươi lăm năm sau đó, Trần đứng một mình bên cửa sổ tại Bắc Kinh, nhìn về phương Bắc với một cảm giác phiền muộn . Loài sói đã lui vào huyền thoại, và thảo nguyên đã là một ký ứx xa xăm…MỘt xã hội chăn nuôi du mục nay đã tan biến, ngay cả cái dấu vết cuối cùng mà loài sói trên vùng thảo nguyên Nội Mông thường bỏ lại: các hang động cổ xưa của đàn sói con, cũng bị vùi chôn dưới cát vàng.
Là một thành viên trong nhóm lấn át Hán tộc được sai phái tới những vùng sâu vùng xa trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá như nhiều nhà trí thức trẻ khác, TRần Trận khám phá thấy một thế giới mới, thế giới của người dân phía Bắc, vùng đất của những người đã nhiều lần xâm luợc Trung Hoa, thế giới của dân du mục và những bầy cừu, và trên hết, thế giới của loài sói.
Được hình dung như một bài ca Mông Cổ hát từ cuống họng, Tô tem Sói là Bản Tuyên Ngôn của Tự Do: Bầy cừu trong truyện là tộc Hán, con sói là hình ảnh của một cá nhân hoàn toàn tự do, tự trị.
Tác phẩm là một chứng thực cho lòng quyết tâm và tinh thần độc lập của một tác giả có nếp suy tư tự lập. Nhân vật Trần Trận chính là Khương Nhung. Và cũng chính là Lữ Gia Dân (Lu Jiamin), tên thật của tác giả. Và mặc dù đoạn kết buồn thảm, ông Lữ vẫn nôn nóng và thực sự lạc quan về tương lai của Trung Quốc.. Cơn sốt đón nhận tác phẫm tại quốc nội đã củng cố niềm tin của ông vào sự tự do.
Tác phẩm đã không thể xuất bản dưới tên thực của tác giả : ông Lữ đã bị tù hai lần và bị đánh đập năm lần vì những phát biểu thẳng thắn của ông về đất nước (Trung Quồc). Ông đã viết Tô tem Sói trong sáu năm trời, sau khi ra khỏi nhà tù Qincheng, ngôi nhà tù giam giữ những tù nhân chính trị nổi tiếng tàn bạo, được Liên Xô xây dựng năm 1958 như một món quà viện trợ. Ông Lữ từng là giáo sư phụ giảng tại trường Chuyên Nghiệp Lao Động Bắc Kinh. Khi ấy, vào đầu năm 1989, ông đã trương biểu ngữ của công đoàn quốc gia đi đầu trong các cuộc biểu tình tại THiên An Môn và bị bắt giữ trong vụ đàn áp theo sau.
Bị cách chức khỏi công việc hàn lâm giảng dạy sau khi ra tù, lúc đầu ông được đưa đến làm những công việc thấp kém trong thư viện, sau đó cũng bị cho nghỉ việc. Từ đó ở nhà, ông liên tục coi lại, sửa chữa, chau chuốt tác phẩm thêm sáu năm nữa , mãi đến năm 2003 mới chịu cho xuất bản.
Giả sử tên tuổi thật của ông được tiết lộ trước đó, hầu như chắc chắn tác phẩm đã bị cấm. Nhưng nhờ biệt hiệu ít ai biết đến, tác phẩm không bị kiểm duyệt để đưa ngay vào danh sách tác giả có vấn đề, do đó nhà xuất bản đã được phép in.
Chỉ trong năm ngày, Tô tem Sói đã thành tác phẩm bán chạy nhất Trung Quốc. Ông Lữ cuối cùng đã có thể thở ra một hơi nhẹ nhàng khoan khoái..Nhà xuất Bản Penguin (Mỹ) đã mua bản quyền tiềng Anh với giá một trăm ngàn đô la Mỹ, một kỷ lục mua bản quyền tại Trung Quốc, và thuê dịch giả hàng đầu về văn chương đương đại Trung Hoa là Howard Goldblatt để dịch sang Anh ngữ, ấn bản lúc này đã ra mắt toàn cầu.
Mặc dù với danh tiếng quốc tế đã vang, Năm rồi, ông Lữ đã không thể đến tham dự buổi lễ tổ chức tại Hongkong để đón nhận giải thưởng Văn Học Châu Á, giải văn chương cao quý nhất của khu vực. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã từ chối cấp visa cho ông, mặc dù ông đã nộp đơn xin từ mười năm qua.
Ông Lữ, năm nay 62 tuổi, thẳng thắn, lịch sự, niềm nở, trả lời tất cả các câu hỏi với sự cẩn trọng. Để làm cuộc phỏng vấn, chúng tôi gặp nhau tại Kong Yiji, một nhà hàng kiểu truyền thống tại phía Bắc thành Bắc Kinh. Tên nhà hàng được đặt theo tên của một vị giáo già tử tấ, một nhân vật trong một câu chuyện của nhà văn Lỗ Tấn (1881 – 1996), nhà văn chói sáng nhất của nền văn học Trung Hoa hiện đại.. Ông giáo Kong, theo câu chuyện, đã bị nhạo cười vì ông chỉ đủ tiền để mua ăn một loại đậu tầm thường, món ăn mà bây giờ đã trở thành món đặc sản của nhà hàng.
Nơi gặp gỡ không phải là chuyện ngẫu nhiên. . Tác giả, người mà tên thật chỉ mới được bật mí , là một người rất ngưỡng mộ Lỗ Tấn. đã chọn nơi đây để tưởng nhớ ông. Nhà văn LỖ Tấn, một Charles Dickens thế kỷ 20 của Trung Quốc mà những tác phẫm biến hoá vô lường và vĩ đại nhất là những chuyện ngắn và các bài tiểu luận., thường về những chuyện lạ lùng mang tính cổ đại lịch sử , về sự bần cùng khốn khổ , về những thất bại. đắng cay và những than vãn về những áp lực cho sự sửa đổi.
Khương Nhung, bút hiệu tác giả dùng cho tác phẩm được vay mượn từ một bộ lạc rất có dũng khí trong thời cổ Trung Quốc đã từng đánh bại đoàn quân của Tần Thuỷ Hoàng.,vị hoàng đế đầu tiên hoang bạo nhất được chôn cất cùng với một đội quân chiến sĩ bằng sành ở gần Xi’an (Dĩ An?) vùng Tây Bắc.
Lữ Gia Dân đã sinh sống mười một năm trên những đồng cỏ hoang vùng nội Mông như dân du mục sau khi đáp lời của Mao kêu gọi dân thành phố “lên núi xuống đồng” hay gọi là đi thực tế. Thế giới ông tìm thấy ở đây hoàn toàn khác hẳn thế giới mà ông biết. Khởi đầu , người Mông Cổ, trong hơn 800 năm đa số họ theo Phật Giáo Tây Tạng với tập tục không chôn người chết, nhưng đem xác ra bìa rừng cho sói ăn thịt. Tập tục này tương hợp với tục lệ táng treo của Tây Tạng để xác cho chim ưng rỉa.
Ông nói “ Đối với người Hán, Sói là một loài vật xấu xa hung dữ, Điều lạ này làm tôi nổi tính hiếu kỳ. Người Mông Cổ luôn so sánh họ với loài sói. Đôi khi họ bảo:bọn người Hán chỉ là lũ cừu ăn cỏ, còn họ là những con sói với thức ăn chính là thịt.”
Đến vùng thảo nguyên vào năm 1969,Lữ gặp gỡ sói hàng ngày: “ Khi tôi mở cửa lều ra vào ban đêm, đôi khi tôi thấy hàng tá cặp mắt bao quanh, một lần đếm được đến 25 cặp”.- Nhưng sau đó, chính ông nuôi một chú sói con.- Ông nói tiếp:” Lần đầu tiên gặp sói là một cú sốc, giống như có một vật nhọn đâm vào đầu. . Rùng mình ớn lạnh.. Tôi không thể diễn tả điều gì chính xác hơn.”
Cái kinh nghiệm đầy mãnh lực ấy còn ở mãi trong trí ông. . Cái ký ức đã bị buộc phải quay trở về ngay trên trang giấy trắng đầu tiên trên bàn giấy của ông hai mươi lăm năm sau, khi ông bị giam lỏng tại nhà, một hình thức nội lưu đày.
Ông Lữ bắt đầu viết và những mẩu chuyện từ những thời điểm sôi nổi nhất trong đời cứ thế chảy ra: “ Tôi muốn diễn tả về cái nền văn hoá du mục như một hệ thống sinh thái hoàn hảo. Giả sử chưa có ai làm điều này, có lẽ đó là một mất mát cho lịch sử.”
Theo ông, người Mông Cổ có một tinh thần tương tự như của người phương Tây: một sự pha trộn các yếu tố sự độc lập. tính tranh đua, sự phấn đấu, gắng sức, tình đồng đội, và có ý nghĩa nhất: tinh thần tự do, kẻ thù số một của nền văn hoá Trung Quốc, nền văn hoá kế thừa di sản của Khổng giáo coi trọng nghi lễ, trật tự và tôn trọng truyền thống.. Sói, được coi là biểu tượng chiến thắng của Mộng Cổ, một loài vật biểu hiệu cho sự hợp quần, cũng là biểu tượng của tự do.
Đó là chủ đề đầu tiên của tác phẩm. Tác giả nói, Chủ đề thứ hai, là sự bảo tồn thiên nhiên. Người Mông Cổ hiểu rõ nhiệm vụ sinh thái của loài sói:” Không có chúng, đồng hoang sẽ ngập tràn lũ chuột và bày cừu hoang.” Kết quả là:chúng ta có một câu chuyện của Trung Quốc trong tinh thần Tây Phương.
Tác giả đã chỉ tham khảo bà Zhang Kangkang, vợ ông, và là một nhà văn nổi tiếng sau năm lần sửa chữa. Qua bà, ông đã biết về Goldblatt gần hai thập niên trước khi Goldblatt được nhà Penguin uỷ nhiệm chuyển ngữ tác phẩm của ông. Nhà dịch thuật cũng từng đến thăm nhà vợ chồng họ. Nhưng khi bắt đầu công việc dịch cuốn Tô Tem Sói, ông không ngờ chính ông chồng “đối kháng chính quyền” của bà Zhang đã viết tác phẩm đó.
Như Goldblatt đã ghi chú vào trong bản dịch của ông trong ấn bản Anh ngữ của Tô Tem Sói, vai trò nghịch lý của loài sói là những con vật vừa đáng ghê sợ lại vừa đáng tôn kính tạo thành cái cốt lõi đầy ẩn dụ và thực tế của tác phẩm.
Hoạt động chính trị của ông Lữ đã dẫn đến việc bị cấm đoán viết lách trong ngành truyền thông báo chí chính thức.. Lúc này,qua Tô Tem Sói, tác giả nói:” Tôi nghĩ là cuối cùng mình đã thành công trong việc gửi thông đoệp này đến công chúng.Những trí thức hàn lâm theo chủ thuyết ‘ru” của Khổng tử và đám cánh tả chống đối tôi, nhưng có nhiều người hơn, đặc biệt đám trẻ và các doanh nhân thì ưa chuộng tác phẩm. Bởi vì, mặc dù chưa có tự do chính trị tại Trung Quốc, nhưng tự do về kinh tế đã đạt được một mức độ khá cao.”
Trong một ngoắc nghéo khác dẫn đến chuyện thành công của ông Lữ, và cũng trong sự hài lòng với lời biện hộ của ông dành cho chủ nghĩa bao thầu , các đại công ty tại Trung Quốc đã đặt mua nhiều ấn bản của Tô Tem Sói đem phân phát cho nhân viên của họ như một dụng cụ thúc đẩy . Những người này thật thích thú về cái thông điệp với tinh thần và bản năng độc lập sói của cuốn sách.
“ Tôi nghĩ điều đó nói lên rằng, Trung Quốc có đất cho tự do. Tôi hy vọng nó nảy mầm. Hạt giống sẽ lớn lên, không chỉ có kinh tế, mà tự do về chính trị cũng sẽ nảy nở.. Như Lỗ Tấn đã từng bảo: Đặc tính của Trung Quốc là quá nhút nhát, một thứ đặc tính của loài cừu.”
Ông nói tiếp:” Để so sánh, Mông Cổ (Ngoại Mông), một nước độc lập ở phía Bắc vùng tự trị Nội Mông thuộc Trung Quốc, mặc dù nền kinh tế không phát triển như các nước láng giềng Nga Sô và Trung Quốc, nhưng nó đã có một hệ thống chính trị gần như Tây phương hoá hoàn toàn. Tôi nghĩ dân du mục có khuynh hướng thiên về tự do mạnh mẽ hơn giới nông dân. Làm sao để cho người định canh có được tinh thần ấy?”
Tác giả nói về nền kinh tế bao cấp trước đây:” Nếu anh được bảo làm một cái gì, anh ngoan ngaõn vâng lời, hệt như một con cừu. Nhưng nay, chúng ta đã có một nền kinh tế thị trường, nếu anh làm tốt, công việc của anh sống mạnh. Nếu anh làm dở, công việc anh lỗ lã và anh khánh tận. Điều đó đòi hỏi anh nhiều nghị lực, Một nền kinh tế tự do đòi hỏi một tinh thần tự do.”
Ông nói thêm :” Tôi biết là không dễ dàng để thay đổi truyền thống đã có cả ngàn năm trước. Nó đòi hỏi một phong trào về sự minh bạch tại Trung Quốc để giải phóng con người khỏi một nền văn hoá hoàn toàn phục tùng.”
“ Nhưng, hãy xem chúng ta đã đi được bao xa? – Tác giả trả lời tờ báo South China Morning Post - Nếu tôi cố tìm cách xuất bản nó hai mươi năm trước đây, có lẽ đã bị lên án là kẻ đi gieo mầm độc hại và vhắc chắn bị cấm.”
Tác giả nhớ lại một cuộc tranh luận trước đây về tác phẩm với một công nhân bị cho nghỉ việc trong làn sóng tái cấu trúc kỹ nghệ: “ Người công nhân nói con sói kinh tế thị trường đã phá sập cái chuồng cừu và lùa chúng ra. Chúng tôi (những công nhân) bị buộc phải tự đi tìm thịt để ăn, nhưng tôi thì đã quá già để có một bộ răng sói.”
Câu kết luận thật cứng cỏi và (đầy tính sói) của tác giả; “ Trong xã hội ngày nay, bạn phải cố gắng đi tìm ra thịt. Không thể chờ để được cho ăn.”
Những nhà phê bình tố cáo tác giả là chống Trung Hoa về cái hình ảnh không đồng cảm với tộc Hán của ông. Có cả những hăm doạ cá nhân., với một số người thách ông dám công bố địa chỉ nhà riêng của táfc giả..
Đối với Ông Lữ, điều này làm sống lại những ký ức thời Cách Mạng Văn Hoá .” Hồi đó tôi gần chết. Bị giam cầm trong ban năm rưỡi. Họ tịch thu mất một cuốn nhật ký quý giá.”
Việc bán sách tại Trung Quốc chưa làm tác giả giàu có hơn. Nó có thể đến nếu sách bán chạy như nhà xuất bản Penguin hy vọng tại Úc cũng như các nước Tây Phương.. Đã có hại triệu rưỡi ấn bản được bán hợp pháp tại Trung Quốc, nhưng theo số liệu nghiên cứu của nhà xuất bản tiết lộ thì con số ấn bản chui có đến gần mười lần hơn.. Ông Lữ chỉ tay ra phía cây cầu bắc ngang một con đường có sáu ‘len’ bên ngoài nhà hàng: “ Một trong những chỗ tốt nhất để mua ấn bản chui từ những người bán sách đang đứng trên cây cầu đó. Đêm qua, tôi đếm được bốn người. “ Giá chính thức là ba mươi hai quan ( tiền Trung Quốc, khoảng $5 Úc kim), giá sách chui khoảng sáu quan ($1).
Tác giả đang chuẩn bị cầm bút trở lại.. Ông còn nhiều câu chuyện về sói muốn kể và thời gian lại hối thúc: loài sói đang biến đi vì chúng đã mất nơi cư trú. Dầu vậy, cuối cùng ông lại lạc quan về xã hội Trung HOa . Ông có vẻ bi quan hơn về mội trường sinh thái.
“ Thảo nguyên vùng (Nội) Mông từng rất xinh đẹp như một địa đàng. Nhưng lớp đất trên mặt rất mỏng, chỉ chừng ba mươi phân (30 cm), tích trữ qua hàng ngàn năm để tạo thành một lớp bao phủ một vùng, (ngày trước đã từng là, và bây giờ đang trở lại thành) đất sa mạc đầy sỏi đá.”
Giống như nhân vật Trần Trận trong sách của ông, khi trở lại vùng Nội Mông vào những năm 1990s, ông phát hiện thảo nguyên đã biến thành sa mạc. Thật kinh khủng.
“ Tội cảm thấy thất vọng, chán chường, - ông nói - Tôi muốn giải thích tất cả mọi điều đến các bạn đọc, kể cả việc gió đã mang cát dến tận những đường phố Bắc Kinh, nhất là vào mùa xuân. Châu chấu và chuột đã đào trụi đến cả rễ cỏ Mông Cổ, đơn giản một phần vì loài sói đã bị săn lùng và đuổi đi.
Tôi muốn nói rằng, đây là một trong những hậu quả của nền văn hoá Đại Hán của chúng ta đã không biết tôn trọng những nền văn hoá của các sắc tộc thiểu số khác đang sinh sống tại Trung Quốc. Người Hán muốn quản lý vùng thảo nguyên theo cách riêng của mình. Phương cách ấy dẫn đến việc sa mạc hoá đồng cỏ. Nó sẽ chẳng bao giờ hồi phục,
Khi tôi kết thúc tác phẩm, tôi phải để một cái khăn bên cạnh. Tôi không cầm được nước mắt. Tâm hồn tôi là thế.”
From Hymn to the freedom,
The Australians newspaper (17/05/2008)
Rowan Callic , The Australian’s China correspondent
Phương Duy lược dịch

1 comment:

Anonymous said...

solution dexterity beam peaks badarpur whispers peripatetic temperature membership omethodology underwritten
lolikneri havaqatsu