Chuyện rước đuốc Bắc Kinh

Trung Cộng đừng hòng lừa gạt thế giới

Nếu Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể bỏ tiền của, công sức và lượng dân số khổng lồ ra để lừa gạt và chinh phục công luận thế giới qua trò hề rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh qua nhiều quốc gia thì họ đã lầm to. Dưới đây là bài báo http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23594182-5000117,00.html>“China sends in the clowns” của Ký giả Andrew Bolt, bình luận gia nặng ký nhất của nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Australia với trên một triệu ấn bản mỗi ngày, đó là tờ báo Heraldsun xuất bản tại Melbourne. Bài báo được đăng tải ngày 25/04/2008 (ngày lễ ANZAC Day của Australia),tức một ngày sau ngày rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh tại thủ đô Canberra(24/04/2008).

Trung Quốc gửi đến những tên hề.

Nếu tôi chưa từng tận mắt đi coi hát xiệc, có lẽ tôi đã nghĩ rằng hai triệu đồng đô (Úc) mà chúng ta (nước Úc) tiêu xài ngày hôm qua cho việc rước đuốc Bắc Kinh tại Canberra thật phí phạm.

Nhưng khi đã coi từng giây phút hài hước của hơn ba tiếng đồng hồ cái gọi là ‘rước đuốc Bắc Kinh’ ấy thì tôi lại nghĩ:- Halleluija! – Cũng đáng đồng tiền bát gạo đấy chứ..

Hơn là thổi bay thêm tiền của vào trong cái ngày coi trọng những trò thể thao một cách quá mức trong lịch sử, chúng ta đã được dạy cho một bài học về sự thật và về những ma mãnh chính trị , có giá trị bằng cả cái đầu bằng vàng(y) của Kevan Gosper (chú thích người dịch: K. Gosper, phó chủ tịch Ủy ban Thế Vận Quốc Tế kiêm chủ tịch uỷ ban Thế Vận nước Úc).

Tôi không nghĩ chúng ta sẽ mau quên cái hình ảnh cảnh sát Úc phải vật lộn với những”nhân viên người Hoa theo hầu ngọn lửa”- thật ra họ là những thành viên của lực lượng công an vũ trang nhân dân Trung Quốc- trong sự đối đầu của hai lực về việc ai thực sự giữ quyền bảo vệ ngọn đuốc.

Thật vô giá! Chuyện này cứ như là một cuộc diễn tập cho một cuộc chiến tranh Úc – Trung, sống động trên màn hình TV. Tôi đã bất cười.

Tôi đặc biệt thích thú khi nhìn đám cảnh sát lúng túng của chúng ta nhiều lần cố xô đẩy đám người Hoa mặc bộ đồng phục thể thao màu xanh ra khỏi các ống kính chĩa vào họ để ít ra người xem TV không thể thấy được là họ đang bị những chính trị gia lừa bịp. Ý tôi muồn nói : không phải là chính vị thủ tướng của chúng ta đã long trọng hứa là sẽ không có những tên bảo vệ Trung Cộng ở tại đây sao?

Trong một buổi lễ được lấp đầy với những tráo trở bất công, giả nhân giả nghĩa, dối trá, lừa lọc, nó là một phô (hình) về tiền bạc . Cái phô hình trưng bày sự thật cho chúng ta, cuối cùng nằm sau vòng xoắn ấy. Sự thật về Trung Quốc, sự thật về Thế Vận Bắc Kinh, và về những nhà lãnh đạo của chính chúng ta.

Bạn có lẽ còn nhớ khi có tin đồn lúc đầu là ngọn đuốc sẽ được rước qua thủ đô Canberra với một tên “đầu gấu” (phalanx) của công an vũ trang nhân dân, chính đội quân mà chế độ Trung Cộng đang dùng trong số nhiều thứ khác nữa , để áp đặt quyết tâm của họ ở tại Tây Tạng..

Cái mà tên “gấu” đã nghĩ rằng đây là phương cách để quảng cáo cho sự”thân thiện” của chế độ toàn trị, không biết nói vậy có đúng không. Dù vậy, tôi e rằng, lúc này hắn đã trở về để được giáo dục lại về thức loại nào nổi bật trên đất nước hắn, cái nào giúp chinh phục mọi chống đối quanh việc rước đuốc rằng Trung Quốc rất hân hoan gọi đó là “hành trình của sự hài hoà”.

Và quả thực,, những tên bảo vệ áo xanh đó đã đem về cho Trung Quốc chính xác cái công luận nó đáng nhận lấy dù nó không muốn: sự hỗn lọan với người biểu tình tại Istanbul,London và Paris, và còn được tặng danh hiệu” những tên côn đồ” bởi chủ tịch thế vận London năm 2012.

Với quan điểm cá nhân, tôi nghĩ bọn bảo vệ đã tạo được một đánh động lớn. Bọn họ đã làm sáng tỏ cái trò đạo đực giả trong việc ban cấp Thế vận Hội cho một chế độ bạo tàn , mà chế độ này đã đặt kế hoạch xử dụng nó ,không phải để cổ võ cho hoà bình thế giới hay bất cứ gì mà Uỷ Ban Thế Vận Quốc Tế đã tuyên bố, mà chỉ nhằm cổ võ cho cái “bình minh, sự ló dạng của thế kỷ Trung Quốc ”, trong đó, những giá trị độc tài toàn trị sẽ được xuất cảng đi khắp thế giới.

Nhưng chính phủ Rudd đã nhanh chóng nhận ra những tên bảo vệ này sẽ mang tới những trò đáng ngán ngẩm của chúng, đặc biệt, ông thủ tướng Kevin Rudd đang sẵn mang tiếng là người quá thân mật với một Trung Cộng chuyên quyền, rồi lại quá thờ ơ trong giao thiệp với những đồng minh dân chủ hơn như Nhật chẳng hạn, những người (mà theo người Úc) chỉ có tội là đã săn bắt giết đuổi cá voi hơn là người Tây Tạng.

Và đây là những bảo đảm (của chính quyền Úc với người dân) được phô ra theo diễn tiến:

Từ Tổng Trưởng Tư Pháp: “Ông tổng trưởng Robert McClelland đã chối bỏ một báo cáo cho rằng Trung Quốc đã yêu cầu nước Úc cho phép người của Quân đội Giải phóng Nhân dân tới để bảo vệ ngọn đuốc khi nó đi qua nước Úc.”

Từ (thủ tướng) Rudd: Nếu có các đại diện của Uỷ Ban Thế Vận Bắc Kinh đi theo ngọn đuốc khi nó vào Úc, theo sự hiểu biết của tôi từ giới chức thẩm quyền Úc thì: họ sẽ chỉ đi theo trên một chiếc xe bus.”

Vẫn từ ông Rudd:” Chúng ta sẽ không cho các lực lượng an ninh Trung Quốc hay bất cứ dịch vụ an ninh Trung Quốc nào làm công việc bảo vệ an ninh cho ngọn đuốc…”

Tóm tắt lại nhu vầy: theo chính phủ nước ta, người Trung Hoa đã không yêu cầu gửi quân đội đến bảo vệ, đám bảo vệ thực sự đã đến Úc sẽ không được rời xe bus, và những tên nào lỡ rời xe bus sẽ không (có quyền) bảo vệ ngọn lửa. Tiếc là, coi nào, chúng đã làm điều đó,

Vậy là rõ ràng chứ? Và do đó, chúng ta đã thấy ba tên bảo vệ Trung Quốc thực sự có mặt ở đây, thực sự chạy theo ngọn đuốc và thực sự xô cả cảnh sát ra để tới gần đuốc hơn.

Bạn thấy chưa? Chúng rõ ràng nhận lệnh lạc còn cao hơn cả ông (thủ tướng) Rudd để quyết bảo vệ cái biểu hiệu của lòng kiêu hãnh Trung Hoa này.. Chỉ một ngày hôm trước, Qu Jingpu ,một nhân viên cao cấp của Thế Vận Bắc Kinh, đã tuyên bố tại Canberra rằng:những người đi theo đuốc này sẵn sàng dùng thân mình của chúng để tạo nên một loại vòng đai an ninh nếu ngọn đuốc bị tấn công. Từ đó mà bạn đã thấy có cái trò vât lộn. Từ đó , chúng ta có được bài học về( thế nào là) nền ngoại giao Trung Quốc và về khả năng đáng tin cậy của chính phủ này.

Đó chưa phải là trò hề - và bài học – duy nhất trong ngày.

Hình ảnh đáng ghi nhớ khác về cái “hành trình hài hoà” này là việc ngọn đuốc được chuyển đi qua giữa những người biểu tình la hét ầm ỹ, đa số được nhà cầm quyền Bắc Kinh thuê xe Bus mang đến, trong khi một trận chiến đấu khác lại xảy ra trên nền trời. Cách nào đó có thể gọi đó là một chiến trận với một Trung Quốc vừa “có thêm chút cơ bắp” đang cố múa may diễn tuồng trên mảnh đất chúng ta, bằng những cánh quân di động của chế độ Bắc Kinh.

. Chúng ta được biết có đến hàng năm mươi chiếc xe bus được thuê bao để mang đến hàng ngàn người ủng hộ Trung Quốc rất hung hãn từ Sydney và Melbourne đến Canberra, nơi họ được dàn trải ra để tràn ngập và làm khiếp sợ số người biểu tình khác chống lại hồ sơ tồi tệ của Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng và nhân quyền.

Quả vậy, Dân Uighur, dân Tây Tạng cùng những người biểu tình khác hôm qua đã cho biết họ bị la hét át vào tận mặt, bị chửi rủa thô tục, đấm đá thô bạo bởi một số người biểu tình ủng hộ Trung Quốc. Một số nhỏ đã bị bắt giữ.

Vậy thì đám người gân cổ hát lên những bài ca ái quốc Trung Hoa, vung vẩy những lá cờ đỏ vĩ đại trước các ống kính là ai ? Ai đã tạo nên cái đám đông “được cài đặt” này để lấp đầy màn ảnh TV và cho phép Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc tường thuật ngược về quê nhà họ cái tin tức huy hoàng rằng: “ hàng chục ngàn khán giả, , nhiều người trong họ Hoa kiều ái quốc nhit tâm và các sinh viên, đã xếp hang dọc hai bên đường để chào đón ủng hộ Thế Vận Bắc Kinh”?

Họ hầu hết là những sinh viên thuộc lớp tinh hoa của Trung Quốc, và dường như, những sinh viên đó đã thực sự ký những thoả thuận, như là điều kiện để được cấp visa vào Úc, hứa rằng sẽ không can dự vào bất cứ hoạt động nào có tính phá rối, đe doạ hay có hại cho cộng đồng người Úc hay bất cứ cộng đồng nào khác thuộc trong cộng đồng nước Úc.

Và ai đã bỏ chi phí cho những chuyến xe bus tới Canberra và những phí tổn cho những chiếc áo thunT-shirt cổ động, biểu ngữ và những lá cờ Trung Quốc đó?

Khi được hỏi, Zhang Rongan, một người trong hội Du Sinh Trung Quốc đã có công giúp kêu gọi đăng ký tập trung người biểu tình ủng hộ rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh đã trả lời là chính toà đại sứ Trung Quốc tại Canberra đã lãnh đạo tổ chức thuê xe, bao luôn nơi ăn chốn ở..

Ai đó đã kiến trúc tất cả những chuyện trên chắc chắn đã gây ấn tượng cho Ted Quinlan, chủ tịch uỷ ban trách nhiệm cuộc rước đuốc Canberra. Ted thú nhận rằng: rõ ràng đó là một kế hoạch cộng tác tốt để có một ngày đẹp bằng sức nặng của những con số.

Cộng tác tốt thì đúng rồi. cả một máy bay được thuê kéo phía sau biểu ngữ mang hàng chữ “go go Bejing Olympics” để cố xóa nhoà đi cái bầu trời trước đó đã được đảng Xanh (của thượng nghị sĩ Bob Brown) thuê một chiếc máy bay viết lên trời (bằng khói) hàng chữ “FreeTibet”.

Lạ chưa! Tôi cứ tưởng đây là nước Úc? Nhưng , như đã nói ở trên, bài học này phải trả giá đến hai triệu, có thể chẳng đáng thế. Không phải lúc nào cũng đáng.

Andrew Bolt

(from Heraldsun 25/04/2008)

Phương Duy lược dịch.

Các bài liên quan:

- Cảm nghĩ về buổi biểu tình chống ngọn đuốc ô nhục tại Canberra, Lê Minh .

- Chuyện phi thường của các cán bộ tại toà đại sứ TC, Canberra Times

- Ngọn đuốc tại Nhật cũng không thoát khỏi biểu tình,Khánh Đăng tổng hợp

- Olympics Bắc Kinh,nụ cười thay khạc nhổ, Bùi Tín

- TRung Cộng và CSVN lo sợ chuyện rước đuốc tại SàiGòn ngày 29-04-2008,Đối Thoại.com


No comments: