chuyện Trung Quốc

Trong vòng kiềm toả.

Chuyển ngữ từ State of Control của Tom Hyland đăng trên nhật báo The Age 23/03/2008).

Người vợ trẻ của Hu Jia còn đang tắm cho đứa con gái mới sanh được 6 tuần lễ trong căn hộ nhỏ của họ tại một chung cư hỗn hợp tại Bắc Kinh có tên là Thị Trấn Tự Do (Freedom city) thì có đến 20 tên công an ập vào. Bọn họ cắt đứt các đường dây điện thoại và đường truyền Internet của Hu rồi lôi anh ra khỏi khu cư xá bốn tầng lầu, nơi anh và người vợ, cô Zeng Jinyan đang bị quản thúc tại gia suốt gần hai năm qua, một quy chế pháp luật làm cho Qianci. đứa con gái 6 tuần tuổi của họ có lẽ thành một người tù trẻ tuổi nhất Trung Quốc.

Hu bi bắt đem đi từ hôm 27 tháng Mưới Hai năm ngoái (2007), nhưng chỉ chính thức có lệnh giam giữ vào tháng Giêng năm nay khi bị buộc tội” âm mưu lật đổ chính quyền ”. Trong tuần qua, anh đã phải đối diện trước một phiên toà kéo dài tới ba giờ, trong đó viên luật sư của anh chỉ có được 20 phút cho những lời biện hộ. Anh đang chờ đợi một phán quyết trong tuần này. Nếu bị kết tội, bản án có thể lên tới năm năm tù ở.

Để có chứng cớ buộc tội, các công tố viên đã trưng ra sáu bài tham luận cùng hai buổi phỏng vấn từ các ký giả truyền thanh ngoại quốc với Hu, người viết blog trên mạng thật kiên trì, đồng thời cũng là một nhà hoạt động cho nhân quyền nổi bật nhất hiện nay tại Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, anh đã so sánh đảng Cộng Sãn Trung Quốc giống như tổ chức tội phạm Mafia. Anh đòi hỏi cấp thiết một bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân bịnh Aids (Sida), đòi hỏi thêm về tự do tôn giáo và quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng.

Một tháng trước khi bị bắt, anh đã làm một nhân chứng qua màn hình trên mạng viễn liên (webcam) cho một buổi điều trần tại Quốc Hội Âu Châu về vấn nạn nhân quyền tại Trung Quốc. Ba tháng trước đó, anh đồng cộng tác viết một lá thư ngỏ tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc đã không giữ lời hứa về việc cải thiện nhân quyền trước khi khai mạc thế vận hội Bắc Kinh vào giữa năm nay. Lá thư viết:” Những người tham dự các cuộc tranh tài có thể không biết rằng những bông hoa, những nụ cười, sự hài hoà, sự phát đạt thịnh vượng trên bề mặt đang được xây dựng lên từ những bất công thối nát, những giọt nước mắt, từ sự bắt bớ giam cầm, sự tra tấn đàn áp và bằng máu đỏ.

Hu, 35 tuổi, đang là biểu trưng làm cho đám lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất. Anh được diễn tả như một tổ chức về nhân quyền đơn lẻ (chỉ có một thành viên). Anh hoạt động độc lập, ngoài vòng nhà nước kiềm toả. Việc chỉ trích của anh nhắm thẳng đến những lãnh vực đặc biệt nhạy cảm.

Việc chú tâm của anh đến biến cố Thế Vận tháng Tám đụng chạm vào một khu vực mà nhà cầm quyền TQ đang ám ảnh với quyết tâm bảo đảm bằng mọi giá không để cho bất cứ gì làm hoen ố hư hại hình ảnh của đảng. (Trong khi) anh lại đàm thoại với phương Tây, xử dụng Internet loan truyền thông điệp của anh đi khắp nơi. Và anh KHÔNG SỢ HÃI.

Phiên toà tuần qua ,trùng hợp với sự trấn áp các cuộc biểu tình đối kháng tại thủ phủ Tây Tạng và những vùng phụ cận, là những chứng cớ mới nhất cho mọi người thấy rằng: THAY VÌ CẢI THIỆN HỒ SƠ NHÂN QUYỀN CỦA TQ, CUÔC TRANH TÀI THẾ VẬN CHỈ LÀM SỰ VIỆC TỒI TỆ HƠN.

Những thống kê chính thức mới nhất đưa ra cho biết những vụ việc bị bắt vì lý do”nguy hại cho nền an ninh quôc gia” đã gia tăng trong năm 2007 đến mức cao nhất trong vòng tám năm qua.. Những số liệu này, được một nhân viên cưỡng hành pháp luật Trung Quốc cao cấp loan báo hôm 10 tháng Ba 2008 cho thấy việc gia tăng những vụ bắt bớ chính trị do số lượng những vụ việc bị bắt giữ trong năm 2006 đã tăng gấp đôi, chiếu theo nhóm Dui Hua (Dui Hua Foudation), một tổ chức US phi lợi nhuận chuyên theo dõi những vấn đề về luật pháp Trung Quốc.

Số lượng bị bắt giữ như vậy trong năm 2007 đã đạt tới con số 742, cao nhất kể từ năm 1999. Tổ chức Dui Hua nói rằng những cáo buộc chủ yếu nhắm vào việc trấn áp những bất đồng quan điểm.

KHÔNG (Chấp nhận) BẤT ĐỒNG QUAN ĐIỂM.

Vì sao đám người cai trị Trung Quốc lại bị ám ảnh vì những lời phê bình gay gắt? Tiến sĩ Ann Kent, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu pháp luật quốc tế và công cộng của trường đại học luật ANU phát biểu:

” Dựa theo căn bản, lãnh đạo Trung Quốc lo sợ điều mà họ gọi là “luan” (loạn?), sự hỗn loạn và chia rẽ trong xã hội. Đó là mối lo sợ mà nó thúc đẩy đám lãnh đạo một hệ thống chính trị theo chủ nghĩa Lenin phải quay trở lại với sự đàn áp ngay cả khi họ đã thừa nhận chủ nghĩa tư bản, , đang có trách nhiệm tối tân hoá nền kinh tế tăng trưởng đầy ấn tượng và đang dần tăng thêm sự chấp nhận những quy tắc quốc tế. Nó vẫn còn là một hệ thống độc đoán làm cho nó luôn luôn bị quyến rũ với việc xử dụng uy quyền và bạo lực mỗi khi có cảm giác bị thất bại”.

Tiến sĩ Anita Chan, một chuyên gia khác của ANU vể những vấn đề lao động tại Trung Quốc nói rằng, đã có những bằng chứng rõ ràng về sự đàn áp trước biến cố Thế Vận Hội, ngay cả trước cuộc hỗn loạn Tây Tạng.

“ Nhà cầm quyền Trung Quốc lo ngại mọi việc sẽ thoát khỏi tầm tay. Họ tin chắc thế. Bạn cần phải hiểu người Trung Quốc: họ luôn luôn nắm giữ một sự kiểm soát chặt chẽ, nhất là dưới thời Mao (Trạch Đông). Họ không thể nào tưởng tượng được có bất cứ hình thức hoạt động độc lậpnào đâm chồi mọc rễ bên ngoài sự kiểm soát của họ. Từ “quản lý” đối với họ không chỉ có nghĩa quản lý, nó còn có nghĩa” kiểm soát” - Tiến sĩ Chan nhắc lại một câu ngạn ngữ cổ Trung Hoa để cắt nghĩa cái chiến thuật của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện tại: “ giết gà nhát khỉ” . Câu này có ý: chỉ cần trấn áp một số nhỏ , bạn sẽ cảnh cáo được. đám đông.

VỤ TÂY TẠNG

Theo ý nghĩa của câu nói trên, với việc trấn áp Tây Tạng bằng bạo lực , lãnh đạo Trung Quốc muốn gửi lời cảnh báo , không những chỉ đến nhân dân Tây Tạng mà đến toàn thể các nhóm thiểu số khác. Trung Quốc coi Đức Dalai Lama, vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng lưu vong đáng kính là một đe doạ cho sự cai trị của họ tại vùng Hy Mã Lạp Sơn, một tay “ chia rẽ phá hoại” dân tộc, người đầu não kiến tạo ra các vụ việc quấy phá từ trước tới nay. Họ cũng nhìn khối Phật Giáo Tây Tạng như một việc đe doạ lớn lao, nên đòi kiểm soát qua việc hạn chế số lượng tu viện mở cửa , tu sĩ xuất gia trong khu vực và đòi quyền can thiệp vào việc lựa chọn các vị lãnh đạo tôn giáo.. Họ giành quyền chọn lựa vị Dalai Lama kế nhiệm, dẫn tới việc một đám lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vô thần tuyên bố một cách phi lý rằng: bất cứ : vị Phật sống tái sinh” được đề cử nào chống lại luật lệ chính phủ là “bất hợp pháp và vô giá trị”.

Những nhóm NGO như Ân Xá Quốc Tế ( AI), Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) báo cáo rằng những người bị tình nghi hoạt động phân lập bị giam giữ thường xuyên, bao gồm những nhà sư bị kết án tới 11 năm tù vì tội kéo cờ Tây Tạng. Giới lãnh đạo thẩm quyền cũng bị tố cáo về sự đàn áp sắc tộc thiểu số Uighur , một sắc tộc theo Hồi Giáo đang sinh sống tại vùng tự trị Tứ Xuyên. Những người hoạt động phân lập bày tỏ công khai đã chịu đựng những phiên toà xử vội vã bí mật, đôi khi dẫn đến bản án tử hình. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã dùng cái mà họ tuyên bố là “cuộc chiến chống khủng bố” để bào chữa cho việc gia tăng đàn áp kể từ sau ngày 11/9/2001.

MẠNG LƯỚI INTERNET

Như việc đối xử với trường hợp của Hu đã phô bày, Lãnh đạo Trung Quốc bị ám ảnh với việc kiểm soát mạng lưới Internet bằng một hệ thống nguỵ tạo mà các nhà chỉ trích gọi châm biếm là « bức đại tường lửa của Trung Quốc « . Năm rồi, Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi phải làm cho Internet được trong sạch, ông ta nói rằng nó ảnh hưởng tới sự ổn định quốc gia.

Tổ chức HRW nói : « Sự kiểm duyệt và theo dõi hệ thống Internet của Trung Quốc hiện tối tân nhất thế giới. Những kỹ thuật gạn lọc, ngăn chận, giám sát được trang bị tới mọi tầng lớp của hạ tầng cơ sở Internet Trung Quốc. Hàng chục ngàn công an mạng được bố trí để theo dõi việc người dân xử dụng Internet từ xa ,suốt 24 giờ trong ngày.

Năm ngoái, một người viết blog bị đem vào một viện tâm thần vì những bài viết chống đối chính quyền của ông.. Trong khi đó, mọi phương tiện truyền thông theo truyền thống đều phải chịu sự kiểm duyệt, hầu hết do nhà nước làm chủ hoặc phải gia nhập cộng tác với các đại lý của chính quyền.

CÔNG NHÂN

Giới công nhân Trung Quốc bị từ chối quyền thành lập những công đoàn độc lập riêng lẻ của họ. Chỉ một tổ chức công đoàn duy nhất do nhà nước điều hành được phép hoạt động. Điều này có nghĩa giới lao động không thể có một sự điều chỉnh quân bình hữu hiệu nào khi họ bị buộc phải làm việc dưới những điều kiện không an toàn lao động, bị trả lương thấp hay có khi không được trả lương. Các cuộc đình công biểu tình « bất hợp pháp » xảy ra thường xuyên với rủi ro các người tổ chức khi bị bắt phải chịu những bản án nặng nề.. Nhiều môi trường lao động có tỷ lệ bị tai nạn thật tồi tệ : Trong chín tháng đầu năm 2006, có đến 4226 công nhân mất mạng vì tai nạn tại các mỏ than.

TÔN GIÁO

Nỗi ám ảnh của Bắc Kinh về việc kiểm soát tôn giáo là việc không nắm được hai khối Phật Giáo Tây Tạng và khối Hồi Giáo Uighar. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ban hành luật mọi tôn giáo, bang hội giáo phái, đền đài, chùa chiền, thánh đường và mọi tu viện phải đăng ký với nhà nước. Bất cứ nhóm hội nào không đăng ký, kể cả Công Giáo La mã thừa nhận thẩm quyền của Vatican, không nằm trong hội Công Giáo yêu nước dưới sự điều hành của chính quyền đều bị coi là bất hợp pháp và trước đây đã bị trù dập dã man, theo bản báo cáo về nhân quyền toàn cầu mới nhất của Bộ Ngoại Giao US.

PHÁP LUÂN CÔNG

Cũng theo Bộ Ngoại Giao US,những người thực hành Pháp Luân Công trong vài năm qua đã bị đối xử cực kỳ thô bạo , do đó hoạt động công khai của tổ chức hiện nay coi như không đáng kể. Hàng chục ngàn hội viên của phong trào tâm linh này đã bị bắt giam , nhiều người bị tra tấn tàn bạo từ lúc bị cấm hoạt động vào năm 1999, sau thời điểm họ làm chấn động đám lãnh đạo nhà nước TQ qua việc bí mật tổ chức được một cuộc biểu tình phản đối bằng việc ngồi thiền( im lặng )với số lượng lớn thành viên ngay tại trước trụ sở tổng hành dinh đảng CSTQ.. Những thành phần bị đối xử thô bạo khác bao gồm các nhà hoạt động tranh đấu cho nạn nhân của bịnh Aids, thành phần luật gia và, dĩ nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền. Họ phải chịu sách nhiễu, quản chế bất chấp pháp luật, ép buộc phải lánh mặt, với những bản án khắt khe, thường với những tội trạng biạ đặt.. HRW tuyên bố trong bản báo cáo gần đây nhất về Trung Quốc : « Quốc gia còn tồn tại tình trạng một đẳng độc quyền không có bầu cử, không có nền tư pháp độc lập, tiếp tục dẫn đầu thế giới về các vụ hành quyết,kiểm soát thô bạo vào Internet, cấm đoán các công đoàn nghiệp vụ độc lập, trù dập các sắc tộc thiểu số như Tây Tạng, Uighur, Mông Cổ… »

] John Lee, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Độc Lập tại Sydney cho rằng sự không dung thứ cho những phê bình chỉ trích của Bắc Kinh phơi bày ra một sự mâu thuẫn cơ bản mà giới thẩm quyền Cộng Sản phải đối mặt : Nhà nước muốn có một nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do, trong khi đảng CS nhất định đòi giữ độc quyền.

Sự mâu thuẫn trên và áp lực đòi đổi mới dẫn tới một cuộc tranh luận ngay trong nội bộ Đảng CS ,giữa những đảng viên đòi trấn áp đối kháng và những đảng viên muốn tìm giải pháp và làm cho đảng trở nên một « giáo hội thông thoáng hơn ».

Điều khó khăn là, theo John Lee, theo luận lý học (về diễn tiến) của sự đổi mới thì người ta sẽ bị giảm bớt quyền hành và mất đi nhiều đặc ân một khi cho phép nhiều người tiến vào. Vì vậy, dấu hiệu rất là không đáng phấn khởi. Bất cứ khi nào có thách đố, dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng dập tắt hơn là nhượng bộ và điều đình.

Phương Duy

24/03/2008

No comments: