Chuyện thế vận Bắc Kinh

Diễn văn của thủ tướng Kevin Rudd tại đại học Bắc Kinh

Tôi xin bắt đầu với sự chúc mừng Đại Học Bắc Kinh đang cử hành lễ kỷ niệm 110 năm thành lập trong năm nay, ngôi trường đã có số tuổi cao hơn Liên Bang nước Úc tới ba năm.

Đại học Bắc Kinh là cơ sở đại học nổi tiếng nhất Trung Hoa, và nó đã đóng một phần quan trọng trong lịch sử Trung Quốc tân tiến.. Vào đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ biến đổi nhanh chóng, chính đại học Bắc Kinh đã dẫn đầu những vận động cho một kỷ nguyên mới trong đời sống chính trị, văn hoá và giáo dục Trung Quốc.

Trường đại học này từng là tâm điểm của phong trào “Mùng Bốn Tháng Năm”.. Cái kỷ nguyên”Mùng Bốn Tháng Năm”- mà theo nhận thức của tôi là cái thập kỷ đầy biến chuyển 1917 – 1927 – đã có tầm quan trọng thiết yếu và kéo dài trong sự xuất hiện một Trung Quốc tân thời..

Thời kỳ này đã có nhiều khuôn mặt nổi tiếng hoạt động tại truờng đại học của các bạn. Thí dụ, người ta có thể nghĩ đến Cai Yuanpei(Thái Nguyên Bồi),Chen Duxiu(Trần Độc Tú),Hu Shi(Hồ Thích),Li Dazhao(Lý Đại Chiêu) và Lu Xun(Lỗ Tấn).

Năm 2008 này cũng là năm kỷ niệm 90 năm của một vài biến cố chính của kỷ nguyên “Mùng Bốn Tháng Tư”: Trong những bài tham luận viết cho tạp chí Tuổi Trẻ Mới, nhà giáo dục kiêm nhà văn Hu Shi đã biện luận một cách thành công cho việc dùng chữ Hoa mới theo phương cách địa phương vào ngành giáo dục và truyền thông.
Điều này giúp mang lại những thay đổi có tầm cỡ trong cái lối người trẻ Trung Quốc diễn đạt về mình tới đồng bào của họ.

Nhà văn Lu Xun cũng đã xuất bản, có thể nói là rất nồi tiếng, câu chuyện đầu tiên viết bằng chữ Hoa tân thời có tên” Nhật Ký Của MỘt Người Điên:”
Tội cũng nhận ra rằng cái mẫu huy hiệu của trường đại học do Lu Xun vẽ kiểu vẫn đang được xử dụng. Quả thực các bạn, những sinh viên của trường đại Học Bắc Kinh hôm nay, chính là những thừa kế của một truyền thống vĩ đại về một hứa hẹn đầy trí thức cho đất nước của các bạn.

Nghiên Cứu vềTrung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tôi đến thăm đại học này, nhưng là lần đầu tiên tôi được đọc diễn văn ở đây. Thật là một vinh dự lớn.
Vinh dự hơn nữa trong việc nói chuyện với các sinh viên của trường đại học này vì các bạn là thành phần rất quan trong của tương lai Trung Quốc.
Lần đầu tiên tôi tham cứu học hỏi về Trung Quốc và tiếng Hoa là vào năm 1976.. Trung Quốc lúc đó thật khác lạ. Chu Ân Lai vừa mới qua đời. Mao Trạch Đông vẫn còn sống, và cuộc Cách Mạng Văn Hoá chưa kết thúc- Quả thật, sách học tiếng Hoa của chúng tôi lúc đó còn đầy những đấu tranh giai cấp.
Có người hỏi tôi sao lại chọn học tiếng Hoa. Tôi lớn lên từ một nông trại thuộc miền quê tiểu bang Queensland, một nơi dường như rất xa lạ với Trung Quốc.
Tôi nhớ, khi còn là một cậu bé, đã theo dõi sát cuộc viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Úc Gough Whilam lúc bấy giờ vào năm 1973 trên Ti-Vi sau khi chính phủ Lao Động Úc đã thừa nhận Trung Quốc vào năm 1972.
Tôi nhớ đã theo dõi hình ảnh của ông gặp gỡ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình khi họ theo đoàn của ông thăm viếng Vạn Lý Trường Thành.
Cuộc viếng thăm đó đã gợi hứng cho tôi về đất nước lạ thường này. Vì thế, khi lên đại học, tôi biết mình muốn nghiên cứu học hỏi về Trung Quốc.Tôi đã theo học tại trường Đại Học Quốc Gia Úc (Australian Nationnal University)tại Canberra.. Bốn năm kế tiếp, tôi học tiếng Hoa, nghiên cứu về lịch sử và văn chương Trung Quốc ,đồng thời với lịch sử Nhật và Hàn Quốc.
Tôi cũng từng học về thư pháp( nghệ thuật viết chữ Hoa),nhưng hồi đó tôi viết trông xấu lắm. Bây giờ còn tệ hơn nữa. Sau đó tôi vào ngành ngoại giao.
Vì tôi tốt nghiệp về Hoa ngữ, chính quyền Úc lúc đó đã quyết định gửi tôi đến Thuỵ Điển, một nơi vào những ngày đó thật khó mà tìm cho ra một nhà hàng Trung Hoa thanh lịch. Rồi tôi cũng đến được với Trung Quốc khi tôi khởi sự làm việc tại toà đại sứ Úc vào năm 1984. Nhưng tôi không muốn ở mãi ngành ngoại giao. Tôi muốn làm chính trị.
Năm 1998 , tôi đắc cử vào Quốc Hội Úc, và sau 9 năm phục vụ Quốc Hội với cương vị đối lập, năm ngoái, đảng Lao ĐỘng của tôi thắng cử và tôi rất vinh dự là vị thủ tướng thứ 26 của nước Úc.

Úc và Trung Quốc.

MỘt số người nghĩ rằng Úc và Trung Quốc là những người bạn mới. Thực ra lịch sử hai nước đã có từ lâu: Những người Trung Hoa đã đến định cư tại Úc từ thế kỷ 19.
Vào thập niên 1850s, khi vàng được tìm thấy ở Victoria và Queensland, nhóm di dân gốc Tàu chính thức đầu tiên đã đặt chân lên bờ biển của chúng tôi.Hiện nay, có đến trên 600,000 cư dân tại Úc tuyên bố có tổ tiên là người Tàu.. Sau Anh ngữ, Hoa ngữ- bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông- là ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại Úc.. Cộng đồng Trung Hoa đã bám rễ sâu chặt tại Úc
và đang là một phần quan trọng của xã hội Úc tân tiến.. Họ bao gồm những người như bác sĩ John Yu, một trong những nhà phẫu thuật hàng đầu của Úc đã từng đạt danh hiệu Người Úc xuất xắc năm 1996. Hoặc như nhà toán học trẻ Terrence Tao mà tôi mới gặp..
Dòng chảy của con người không phải chỉ đi một hướng. Một số người Úc- mặc dù với số lượng ít hơn – đã coi Trung Quốc là quê hương. George Morrison là một trong những người ấy. Ông ta lần đầu đến Trung Quốc vào năm 1894. Ông đã sống ở đây trong 20 năm, Ở Úc, người ta từng kêu ông là anh chàng “Morrison “Tàu”.
Và ngay tại Bắc Kinh đây,trong thời kỳ nước Cộng Hoà Trung Quốc, con đường Wangfujing nơi Morrison sinh sống,từng có tên là “con đường Morrison”.
Thật dễ hiểu vì sao đất nướcTrung Quốc lôi cuốn mọi người: Đất nước này có hàng ngàn năm lịch sử được liên tục ghi nhận, nhưng lại là một đất nước thay đổi thường trực.
Khi tôi nhìn vào Trung Quốc năm 2008 này, tôi thấy một đất nước khác hẳn với những gì tôi học hỏi vào những năm cuối 1970s , cũng khác xa với một đất nước tôi đến làm việc vào những năm giữa 1980s.

Trung Quốc và thế giới.

Những thay đổi của Trung Quốc vào những năm cuối 70s rất đáng chú ý.. Chính sự thay đồi này đã dẫn đến sự tiến triển sâu sắc trong mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta. Ba mươi năm trước, sự thay đổi chính sách của Trung Quốc qua “đổi mới và mở cửa” khởi đầu cho đất nước của các bạn nối kết lại với thế giới..
Những công ty Trung Quốc bắt đầu giao dịch với bên ngoài.Nhân Dân Trung Hoa bắt đầu du lịch. Sinh Viên Trung Quốc bắt đầu đi du học với số lượng lớn. Thế giới bắt đầu nhìn Trung Quốc, và Trung Quốc cũng nhìn thế giới, với cái nhìn mới..
Học viện đại học Bắc Kinh này, qua sự giảng dạy, qua nghiên cứu và tìm tòi kiến thức cũng đã có một ảnh hưởng sâu đậm đến những thay đổi của Trung Quốc. Những đợt đào tạo tốt nghiệp của trường đã là những cộng tác lớn lao vào sự hứa hẹn của đất nước của các bạn với thế giới.
Đối với nhiều người tại đây, những thay đổi này đã mang đến một cuộc sống tốt hơn và giàu có hơn. Người ta có thể tự quyết định về nơi chốn họ làm việc, cách họ sinh sống và đặt mục tiêu riêng cho mình. Họ có thể gây dựng một công việc riêng.
Đồng thời, lại cũng vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh tại Trung Quốc: vấn đề đói nghèo,vấn đề phát triển không đồng đều, vấn đề ô nhiễm môi sinh, và vấn đề nhân quyền cần rộng mở hơn.
Cũng rất quan yếu để nhận ra rằng, những thay đổi ở Trung Quốc đang có những tác động mạnh mẽ lên không những Trung Quốc mà hầu như cả thế giới.
Tỷ lệ và bước chân của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế và biến đổi xã hội thật lạ thường đến mức chưa hề có trong lịch sử nhân loại.. Chưa bao giờ có qúa nhiều người được đưa vào nền kinh tế toàn cầu trong một thời gian ngắn ngủi như thế.
Hãy nhìn vào một vài con số: Trung Quốc hiện là quốc gia có nền mậu dịch lớn thư ba trên thế giới.Ngạch xuất cảng tăng trưởng trên 30% mỗi năm.
Tổng sản lượng trên đầu người tăng gần gấp đôi chỉ trong 5 năm. Ngừơi dân Úc và cà thế giới phải thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang có một tác động toàn cầu thật sâu đậm..
Họ hiểu rằng nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc giúp cho toàn cầu phát triển. Thế nhưng, sư lớn mạnh của Trung Quốc cũng gây nhiều lo lắng. Nhiều người đang lo công việc làm ăn của họ sẽ chạy qua Trung Quốc..
Khi những người (bên ngoài Trung Quốc) đối diện với những thay đổi lớn lao và những bất ổn như trên , họ cảm thấy bối rối. Tất cả chúng ta cần trân trọng những mối bất an này cùng những nguyên nhân của chúng.
Hôm nay, tôi muốn có một đề nghị. Tôi nghĩ rằng các bạn, những người dân trẻ Trung Quốc, một thế hệ mà sẽ chứng kiến một Trung Quốc hợp nhất toàn diện vào xã hội toàn cầu, nền kinh tế toàn cầu và một trật tự bao phủ toàn cầu, có một vai trò trong sinh hoạt thế giới.
Cộng đồng thế giới mong đợi sự tham dự toàn phần của Trung Quốc vào trong tất cả mọi cơ sở của cái trật tự đặt trên căn bản luật lệ toàn cầu, bao gồm các vấn đề an ninh, kinh tế, nhân quyền và môi sinh.
Và chúng tôi cũng mong đợi Trung Quốc có những cộng tác vào việc nâng cái trật tự đó lên cao hơn trong tương lai. Đó là một bổn phận cần thiết mà người công dân toàn cầu có trách nhiệm phải làm.
Đó là một trách nhiệm lớn mà các bạn sẽ phải mang.Hôm nay, các bạn là sản phẩm của Trung Quốc . Ngày mai, các bạn là những đại diện của đất nước này. Các bạn sẽ là những người xác định cách nhìn của thế giới như thế nào đối với Trung Quốc.
“Hoà Đồng” đã từng là ước mơ và niềm hy vọng của nhà đại tư tưởng và hoạt động Trung Quốc Kang Youwei(Khang Hữu Vi). Phong trào “đổi mới 100 ngày”, giống như trường đại học Bắc Kinh, cũng đánh dấu 110 năm thành lập trong năm nay.
Kang đã đề xuất đến một thế giới( có lẽ là) không tưởng không có những biên giới chính trị. Trung Quốc đã xác quyết rõ ràng bằng nhiều cách về bước tiến của họ tới sự phát triển như một sự vươn lên trong hoà bình, sự phát triển trong hoà bình hay mới đây nhất: một thế giới hoà đồng.
Vào năm 2005, Ông Bob Zoellick, phó ngoại trưởng Hoa Kỳ thời đó đã từng nói về khái niệm của ông cho rằng Trung Quốc có thể và có lẽ sẽ trở nên một nhà “cái” toàn cầu có trách nhiệm.
Như tôi đã nói trong bài nói chuyện tuần qua tại học viện Brookings, Washington, thật là một ý tưởng có giá trị về việc làm sao để khuyến khích những khái niệm về một “thế giới hoà đồng” và một”nhà cái có trách nhiệm”
Ý tưởng về một”thế giới hoà đồng” phụ thuộc vào Trung Quốc có là một tham dự viên vào cái trật tự thế giới và, cùng với các thành viên khác, có chịu hành động theo luật lệ của cái trật tự đó hay không?
Thiếu điều này, “sự hoà đồng” không thể thành tựu.. “ Nhà cái có trách nhiệm” chứa đựng cùng ý nghĩa ở trong cốt lõi của nó: Trung Quốc làm việc để gìn giữ và phát triển cái trật tự toàn cầu và khu vực theo lề luật căn bản.. Trong năm nay, Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội, ánh mắt của toàn thế giới đang hướng vế các bạn và thành phố Bắc Kinh.
Đó sẽ là cơ hội cho Trung Quốc hứa hẹn trực tiếp với thế giới cả trên lãnh vực thể thao và trên đường phố Bắc Kinh.
Một số người đang kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội về những vấn đề vừa qua tại Tây Tạng.. Như tôi đã nói tại London hôm Chúa Nhật là tôi không đồng ý về chuyện này.
Tôi tin rằng Thế Vận Hội vẫn quan trọng để cho Trung Quốc có cơ hội tiếp tục hứa hẹn với thế giới.
Nước Úc, như hầu hết quốc gia khác, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng.
Nhưng chúng tôi cũng tin có một sự cần thiết để thừa nhận ở đó đang có những vấn đề nhân quyền đáng chú ý . TÌNH TRẠNG HIỆN NAY TẠI TÂY TẠNG LÀ MỐI QUAN TÂM CỦA NHÂN DÂN ÚC.
Chúng tôi thừa nhận sự cần thiết cho mọi thành phần tránh bạo động và tìm ra một giải quyết qua đối thoại. Như một người bạn lâu dài của Trung Quốc, tôi có ý định tham luận thẳng thắn với các nhá lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề này
Chúng tôi mong ước được thấy năm 2008 này như một năm của sự hài hoà và ăn mừng, không phải năm của xung đột, tranh chấp.

Hoà đồng trong môi trường thiên nhiên.

Hoà đồng với thiên nhiên, “ Nhân Thiên kết hợp”, . một quan niệm có nguồn gốc cổ từ một tư tưởng Trung Quốc.

Tất cả chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm cho tương lai. Một trong những thách đố lớn trong tương lai cho Úc và Trung Quốc là sự thay đổi khí hậu.

Nước Úc cam kết có hành động mạnh mẽ cả từ nội xứ đến toàn cầu về việc thay đổi khí hậu. Bởi vì chúng tôi biết rằng, thay đổi khí hậu là một thách đố to lớn về luân lý, kinh tế và môi trường trong thời đại chúng ta, một thách đố mà tất cả mọi quốc gia phải cùng làm để vượt qua.
Đó là lý do sự thay đổi khí hậu sẽ là một phần quan trọng trong sự bàn cãi của tôi với lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này.
Điều cần yếu là Trung Quốc cần phải đóng một vai trò ngày càng nổi bật hơn trong việc thay đổi khí hậu.. Một sự đáp ứng toàn cầu hữu hiệu cho sự thay đổi khí hậu cần đòi hỏi sự tham dự hăng hái của tất cả các nguồn thải khí chính.
Tôi cũng tin là điều này cũng quan trọng cho chính tương lai của Trung Quốc. Trừ phi chúng ta thành tựu,Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng về các nguồn tiếp tế nước ngọt, về sự thay đổi chu kỳ lượng nước mưa và về mực nước biển dâng cao.
Một mối quan hệ mạnh mẽ, một tình thân hữu thực sự phải được gây dựng trên khả năng có một hứa hẹn của một đối thoại trực tiếp, thành tâm và hiện thực về những lợi ích cơ bản và một viễn ảnh tương lai.
Trong thế giới tiến bộ và toàn cầu hóa, tất cả chúng ta cùng nối kết; nối kết không chỉ trong chính trị, kinh tế mà cả trong bầu không khí ta thở. Một người bạn thật sự là người có thể là một “Zhengyou(Trưng Hữu=bạn chân thật?)”, đó là một cộng tác viên biết nhìn quá khỏi những lợi ích trước mắt, đến những nền tảng chắc chắn và rộng lớn hơn cho một tình thân hữu liên tục, sâu sa và thành khẩn.
Nói cách khác, tình bạn thực sự sẵn sàng đưa ra những lời khuyên không ngần ngại cùng những lời cố vấn có chừng mực để dẫn tới sự đối thoại theo đúng nguyên tắc trên các vấn đề có tính cách tranh chấp bất đồng..
Đó là loại tình bạn mà tôi biết được dự trữ trong kho báu của truyền thống chính trị Trung Hoa. Đó là loại tình bạn mà hôm nay tôi cũng muốn biếu tặng Trung Quốc.

Phương Duy

07/04/2008

(Chuyển ngữ từ ( Kevin Rudd”s Speech at Peking Uni)

No comments: