Góp ý với ông Nguyễn Trung


Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung



Thưa ông Nguyễn Trung,
Nguyễn Trung
Ngay trong tiêu đề, dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội X của ĐCSVN đã khẳng định: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng. Điều này cho thấy việc mang ra cho toàn thể nhân dân bàn thảo và đóng góp ý kiến rộng rãi chỉ là màn trình diễn cho có vẻ dân chủ. Ý kiến đóng góp không được phép đi ra khỏi phạm vi đưa quyền lãnh đạo toàn trị của đảng lên một tầm cao hơn, để đảng có sức chiến đấu mạnh hơn.

Lợi dụng để phê bình chỉ trích cái sai cái yếu của đảng là bọn xấu, là thù địch, đảng không thèm lưu tâm. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thì được nhắc lại nhiều lần, nhưng cũng chỉ là khái niệm, ngoài việc hợp thức hoá cho việc kinh doanh của đảng viên, không thấy có những đề nghị cho những biện pháp cụ thể. Ông Lê Hồng Hà, một cựu cán bộ công an cao cấp và là nhà bất đồng chính kiến nói rằng ông đã được đọc nó đến 2 lần, từ đầu năm 2005, và đây là lần thứ ba, nhưng chẳng có gì thay đổi quan trọng, vẫn là sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng HCM, về định hướng XHCN, những đóng góp xây dựng của các ông Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Hà, Nguyễn Đăng Doanh…không hề được nhắc tới. Vì thế, đảng viên thường hay nhân dân có góp ý chỉ là chuyện làm vô bổ. Tuy nhiên, một số người cũng nhân cơ hội hiếm hoi để nói lên những suy tư trăn trở của riêng họ, trong số , có 2 ý kiến mới nổi bật: bài kiến nghị 5 điểm của nhà báo kiêm chuyên viên về kinh tế Phan Thế Hải và ông cựu đại sứ tại Thái Lan và Úc Châu Nguyễn Trung.

Có người cho rằng 2 ông cũng chỉ là những con cờ, tô vẽ cho đảng có cái dáng dễ nhìn đối với thế giới, rằng ta cũng biết lắng nghe, biết nhìn nhận những yếu kém để cố đổi mới, hoặc để che cho đảng cái bộ mặt lem luốc, đang bí mật đấu đá nhân sự, tranh ăn ở trong hậu trường chính trị của đảng. Nhiều người khác, đặc biệt các người trẻ trong nước, cho 2 ông là những người có tâm huyết, đã đang sẵn sàng nhập cuộc với ước muốn tiếp nối để làm một hai điều có ích cho đất nước, cho dân tộc trước khi quá muộn. Tôi cũng muốn theo gương các bạn trẻ, vì dù trong ý hướng nào, 2 ông cũng đã nói lên được một số suy nghĩ. Những suy nghĩ này, ở hải ngoại đã nói tới từ lâu, trong nước hiện nay vẫn còn đang là điều cấm kỵ.

Nói chung, tôi có thể đồng thuận hầu hết cái ý kiến của tác giả Phan Thế Hải, trừ một số nhận định về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông Phan Thế Hải có nói đến tự do dân chủ, đến yêu cầu định nghĩa rõ về nhà nước pháp trị hay đảng trị, về những sai lầm của Marx và sự vận dụng máy móc chủ nghĩa Marx vào VN, về các định hướng XHCN, nhưng không thấy ông nhắc đến đa nguyên đa đảng. Ông chú trọng nhiều hơn đến khu vực phát triển kinh tế đất nước. “Gõ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc cất cánh”, cái tiêu đề ông viết đã nói rõ. Đây là lãnh vực chuyên môn cần sự nghiên cứu khoa học và tỉ mỉ mà tôi không rành rẽ nên xin bỏ ngỏ.

Không có những bất đồng lớn với ông Hải, nên tôi chỉ xin góp vài ý với tác giả Nguyễn Trung và tất cả các bạn trẻ đã góp ý về vài lập luận chưa đủ mạnh của ông Trung. Cần thưa trước là, nếu ông chấp nhận mọi người VN có quyền yêu nước theo cách của họ, như ông đã viết ở cuối bài tham luận của ông, chúng ta mới có thể đối thoại, tranh luận đến tận cùng lý lẽ, nhưng vẫn trong tinh thần cởi mở, tương kính nhau và không coi nhau như những kẻ thù. Ông Nguyễn Trung đã viết ra những suy tư và ước vọng về Thời cơ vàng cho đất nước và lời tâm huyết Từ trái tim đến với trái tim cho các bạn trẻ. Có người cho rằng ông nói vậy là còn yếu lắm, một lời nói trung vẫn còn đi theo một lời nói nịnh, một câu vuốt đuôi. Như thế chưa nói được hết những tâm tư và nguyện vọng của người dân thấp cổ bé miệng. Người khác cho rằng, trong nước chỉ nói được đến thế thôi, còn phải lách để mà sống chứ. Tôi nghĩ ông đã từng là đại sứ ở trong một quốc gia có nền dân chủ đa nguyên rất cao như nước Úc thì ông đã biết rõ như thế nào là dân chủ thực sự, đa nguyên đa đảng, ông nên nói rõ, nói thật, nói hết,vậy mới gọi là trải lòng mình ra cho Tổ Quốc, dân tộc và cho các bạn trẻ. Dù sao, 2 bài viết của ông đã có hàng ngàn góp ý, nghĩa là đã có sức thu hút tích cực Điều đáng mừng là các bạn trẻ đã mạnh dạn lên tiếng, như tôi ghi nhận sau đây:

Tôi không im lặng nữa, doanh nhân thạc sĩ luật Lê Quốc Quân viết, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sĩ phu Bắc Hà, nhưng nếu cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn” trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm Tổ Quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im lặng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên VN sẽ nói. Tất nhiên, hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ và chiến thắng sự ươn hèn, bạc nhược của chính mình là cuộc chiến khó khăn nhất..Tôi hoàn toàn đồng ý với anh bạn trẻ luật sư này chúng ta không thể che giấu mãi sự ươn hèn bằng vỏ bọc nhẫn nhục, chưa kể tới hành động, cả triệu người cùng cất lên tiếng nói cùng lúc sẽ đánh tan sợ hãi và thành một sức mạnh vô song.

Chúng ta có nhu cầu được lớn lên, Nguyễn Huỳnh, Hà Nội viết, Xét cho cùng thì nhu cầu được nói và dám nói ra những bức xúc của mình là nhu cấu tự nhiên của con người.. Người VN có nhu cầu được lớn lên trong chính bản thân mình như một công dân của thế giới trong xu thế hình thành cộng đồng thế giới phẳng này. Và, nhu cầu nói lên những suy nghĩ của mình cũng là yêu cầu để phát triển cá nhân, đó cũng chính là tiền đề để phát triển của cả xã hội văn minh.

Cũng có những lời lẽ rất gay gắt: Đảng hãy trả lời tôi, một du học sinh, gia đình hoàn toàn “đỏ”, ông nội ông ngoại là cán bộ tiền khởi nghĩa trên dưới 60 năm tuổi đảng, cha mẹ và anh chị em đều là đảng viên, đã viết phản hồi, Tôi muốn xé toang lồng ngực mình để cho mọi người chứng kiến rằng trong trái tim tôi vẫn hừng hực dòng máu Lạc Hồng, trong lồng ngực tôi còn âm vang tiếng trống oai hùng vang vọng từ lịch sử dân tộc…Chúng ta đang đứng trước một cuộc chiến, cuộc chiến không có đạn bom, không có chiến trường rõ rệt. Nhưng cuộc chiến này không kém phần gay go và ác liệt so với những cuộc chiến tranh trước đây. Kẻ thù nằm ngay trong chính bản thân đảng lãnh đạo, kẻ thù nằm ngay trong chính tư duy của tầng lớp lãnh đạo. Kẻ thù nằm trong sự lặng yên chấp nhận của nhân dân, trong đó có tôi... Nếu ĐCSVN cứ tiếp tục mãi con đường phát triển đảng như thế này thì chắc chắn đảng sẽ nhận về mình nhiều con người bon chen, nịnh bợ, những con người dẫm đạp lên mọi thứ để tiến thân. Trong nội bộ đảng sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những kẻ phá đảng…Đảng từ nhân dân mà ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhân dân không đủ bao dung. Và cũng đừng bao giờ cho rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn. Sức công phá của một lò xo bị dồn nén đên tận cùng là không thể lường trước được.

Thật là những lời đanh thép của một người trẻ đầy nhiệt huyết mà chúng ta, ông Trung và tôi, cảm nhận ngay được. Điều này cho thấy bản kiến nghị của ông đã có nhiều tác dụng. Bài trả lời những góp ý ấy của ông quả cũng rất dài và cũng chứa đựng nhiều yếu tố đáng trăn trở. Tôi chỉ xin bàn thêm về 2 ý nhỏ:

Thời cơ vàng gắn liền với hiểm hoạ đen. Một bạn đọc viết trả lời : Bọn tham nhũng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Có người nhắc nhở, khi nói đến thời cơ vàng của đất nước, phải nói liền đến hiểm hoạ đen. Có người còn nói hiểm hoạ đen hay thời cơ đất sét cùng với thời cơ vàng ở trong nước ta hiện nay chỉ là một thôi, vì từ khi giành được độc lập đến nay, đã bao lần thời cơ lớn bị bỏ lỡ và bao phen đẩy đất nước vào cảnh lâm nguy. Ông Trung cho rằng: sự thật, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau như hình với bóng. Theo tôi, đất nước đã có nhiều thời cơ để thăng tiến, nhưng thách thức lại do chính ĐCSVN tự tạo ra làm cản bước tiến của dân tộc. Nói cho thật đúng, phải nói là: đảng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Xin đừng vội giận dữ mà hãy nhìn lại lịch sử: Các thời cơ của toàn dân kháng chiến, giành độc lập 1945, thời cơ sau các hội nghị Geneve 1954, hiệp định Paris 1973, nếu không vì đặt sự nghiệp XHCN lên trên quyền lợi Tổ Quốc, đất nước giờ này đã bay bổng. Thời cơ 1975 đất nước thống nhất, 2 miền Nam Bắc có cơ hội hoà hợp hoà giải để cùng xây dựng đất nước, thời cơ 1986 khởi đầu của cuộc đổi mới, 1999 cơ hội vào WTO để bắt kịp đà phát triển của thế giới… Tất cả những cơ hội vàng này đã vuột mất chỉ vì tư duy sơ cứng của ĐCSVN, sự hận thù giai cấp, sự phân biệt bạn thù đã làm cho đất nước tan hoang chỉ vì một chủ nghĩa Marx Lenin không tưởng.

Tôi cho rằng, ĐCSVN đã đánh vuột mất những thời cơ vàng, lại còn đưa đất nước đến hiểm hoạ đen, nó đen vì nó…quá đỏ, có lẽ còn đỏ hơn cả cha đẻ của nó là Marx, Anghen nữa.Khi màu đỏ đi quá xa, nó biến chất trở nên đen xạm. Điều này đã trở thành đại bi kịch cho đất nước và dân tộc VN: Những người lãnh đạo CSVN ép buộc dân tộc VN đi theo con đường XHCN, một Chủ nghĩa mà họ (cả lãnh đạo và nhân dân) chưa chắc đã hiểu hay chỉ hiểu mập mờ, đem áp dụng mù quáng không cần biết đến những cái hại tầy đình, hoặc là hiểu sai lạc về Marx, lười tư duy để tiên liệu đến những sai lầm của Marx, đem vận mạng của cả dân tộc ra làm thí nghiệm cho chủ thuyết chưa được kiểm chứng, hay vì lòng tự hào, kiêu hãnh quá đáng, biết mình sai nhưng không thể quay đầu lại nhìn quá khứ vì sự thật nó đau xót quá. Hay tệ hơn nữa, biết là cứ theo sự dẫn đắt này, đất nước sẽ rơi vào vực thẳm, dân tộc sẽ đến chỗ bị diệt vong, nhưng vì tham vọng cá nhân, vì sự ích kỷ chỉ biết ”chăm sóc cho bộ lông của mình”, cố bám lấy quyền lực để vơ vét cho thật nhiều trước khi cao bay xa chạy, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, coi nhẹ sự đau khổ khốn cùng của đồng loại, không đếm xỉa tới sự tồn vong của Tổ Quốc.

Đó là nói đến quá trình chung của cả nước trong 30 năm, và miền Bắc nói riêng trong hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Đảng không chia sẻ quyền hành cho ai, những thời cơ vàng cho dân tộc đã bị vuột mất, đảng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai. Khi chỉ nhìn lại 20 năm đổi mới vừa qua thôi, tôi cũng thấy các hiểm hoạ đỏ đen lẫn lộn đó đang là mối nguy hại lớn lao tiềm ẩn: sự nô lệ và sự diệt vong. Vì đâu mà có quôc nạn tham nhũng? Tại sao các cán bộ có chức có quyền hư hỏng? Dư luận càng cảnh báo thì hư hỏng lại càng nhiều thêm? Các hiểm hoạ về kinh tế vói những chính sách vá víu bất cập, đầu voi đuôi chuột, buôn bán và bóc lột thân xác và sức lao động của nhân dân trong và ngoài nước, các hiểm hoạ về môi trường sinh sống, về sông ngòi đất đai bị ô nhiễm ,huỷ hoại, hiểm hoạ về những vùng đất vùng biển của quốc gia bị lấn chiếm hay đem bán cho ngoại bang. Hiểm hoạ của nền giáo dục bị thui chột và nền tảng luân lý gia đình bị lung lay.

Cái hiểm hoạ lớn nhất mà đảng gây ra là một xã hội dối trá, mọi người sợ hãi nhau không còn ai tin tưởng ai, chỉ biết thủ thế mà sống và chỉ sống riêng cho mình. Một bạn trẻ đã viết: Cái gốc rễ của sự phát triển là phải cải cách giáo dục, trước tiên là cải cách đạo đức, cần phải dạy cho học sinh biết thật thà là điều quan trọng nhất. Bạn ấy nói đúng. Nhưng làm sao để dạy cho các em sự thật thà trong khi xã hội người lớn là một xã hội xảo trá lừa bịp? Lịch sử của đất nước bị sửa đổi, làm sai lạc đi để tuyên truyền, để đúng với ý muốn của nhà cầm quyền, hợp với cương lĩnh của đảng, để cho đảng giữ được quyền thống trị mãi mãi? ĐCSVN có xấu hổ không khi phủ nhận công lao của các thành phần khác ngoài đảng, giành hết nó về phần mình? Nhân dân hàng triệu người đã hy sinh xương máu, chịu thiệt thòi gian khổ, vinh quang chỉ có đảng hưởng, thậm chí chỉ có một số nhỏ trong đảng kết bè kéo cánh nhau để ăn trên ngồi trốc, hý hửng xưng tụng nhau là những công thần của chế độ, đưa nhau lên chiếm những vị trí cao nhất. Và cứ nhất quyết rằng không chịu theo họ, theo đường lối của đảng là phản động, là thế lực thù địch, không có chỗ đứng trong lòng dân tộc? Dường như không phải vậy, dường như người dân không nghĩ thế? Sự đóng góp ý kiến của hàng ngàn người trong thời gian rất ngắn, chỉ 2 tuần vừa qua, dù các cơ quan truyền thông báo chí trong nước do đảng chỉ đạo đã chứng tỏ cụ thể một điều là dân hiểu hềt, biết hết. Họ im lặng, chưa nói là vì đảng đã nắm hết thời cơ, mọi ngôn từ, nên đất nước, dân tộc chưa lên tiếng đó thôi. Có ngày dân sẽ nói, họ đang bắt đầu rồi đấy. Một đảng cầm quyền nắm hết mọi tài sản, mọi sinh hoạt của người dân nhưng chỉ mang lại những hiểm hoạ cho dân tộc, cho đầt nước thì có phải là đảng vì dân, cho dân và phục vụ dân không? Như vậy có phải là dân chủ? Mong đảng hãy tỉnh ngộ. Mong đảng hãy để cho dân tộc có được thời cơ gầy dựng lại đất nước.

Dân chủ tất yếu dẫn đến đa nguyên.Là một cựu đại sứ đã từng làm việc tại Australia, một đất nước từng là thuộc địa của Anh, ông N. Trung chắc hiểu rõ về quốc gia đa nguyên, đa văn hoá, với một nền dân chủ pháp trị đa đảng có nền tảng chính trị ổn định vào bậc nhất nhì trên toàn cầu này. Australia đã là một quôc gia độc lập có đầy đủ quyền tự chủ tự quyết( mặc dù vẫn công nhận Nữ Hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia chỉ trên danh nghĩa). Australia không tạo ra một cuộc chiến hay đấu tranh bạo động nào để giành lấy nền độc lập ấy. Người dân sống trên xứ sở này là tập hợp của hàng trăm sắc dân thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc chính trị khác nhau, thậm chí từng là kẻ thù của nhau trên quê hương của họ, nhưng cuộc sống ở đây vẫn hài hoà, không có chỗ cho những hận thù nhỏ nhen mang đến xáo trộn.

Nền chính trị của họ là nền chính trị đa đảng, đối lập mà không đối nghịch, chỉ trích quyết liệt nhưng không phá hoại nên xã hội không có sự hỗn loạn, vì đó là một nền dân chủ pháp trị, không phải đảng trị. Ngay trong gia đình cũng có những khuynh hướng chính trị khác nhau. Người ta còn nhớ cách đây vài năm, người con gái (đảng Lao Động đối lập) của ông đương kim Tổng Trưỏng Tư Pháp Úc Philip Rudđock (đảng Tự Do cầm quyền) đã chỉ trích gay gắt cha mình về chính sách di trú cứng rắn của ông. Khi được báo chí hỏi ông có thấy buồn về sự kiện chính đưá con gái ruột chống đối không? Ông vui vẻ trả lời điều đó không có gì đáng nói, tình cha con không hề sứt mẻ vì sự khác biệt chính kiến, mỗi người có lý tưởng riêng thì phải bảo vệ nó . Không vì tình gia đình mà phải hy sinh lý tưởng riêng mình. Trường hợp anh em ông Tim và Peter Costello (Tổng Trưởng Ngân Khố hiện tại) cũng là điển hình khác. Sống trong một đất nước luôn thanh bình như thế, nhưng người dân xứ này hiểu rất rõ thế nào là tự do dân chủ. Một quốc gia với dân số không đông , nhưng họ đã tham dự vào hầu hết những cuộc chiến đấu tranh cho dân chủ và hoà bình thế giới, trong đó phải kể đến Thế Chiến I, Thế Chiến IIchống phát xít, cuôc chiến VN bảo vệ tự do cho miền Nam VN, cuộc chiến giải phóng Đông Timor và gần đây nhất là cuôc chiến chống khủng bố Taliban tại Afganistan và tên độc tài khủng bố Sađam Hussein tại Iraq .

Tự do và dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người ở bất cứ nơi nào. Dân tộc VN cũng không là một ngoại lệ. Ông Nguyễn Trung cho rằng, một trong những thành quả quan trọng của 20 năm đổi mới là đã đạt được một bước tiến lớn trên con đuờng dân chủ hoá toàn bộ đời sống của đất nước. Không thấy ông nói rõ đó là những thành quả nào. Không lẽ chỉ vì người dân có no hơn một chút, cái áo mặc lành lặn hơn so với thời bao cấp, lúc đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm, mà ông cho rằng những suy nghĩ của ông về tự do dân chủ như thế là đã tạm đủ. Trong phạm vi hạn hẹn của bài này, chỉ xin đề cập đến phản ứng của ông về một số ý kiến phản hồi cho rằng chế độ chính trị một đảng đối lập với dân chủ,muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên đa đảng.

Tôi là người ủng hộ lập luận này nên xin có vài lời khi ông viết rằng: Đa nguyên đa đảng để dẫn tới “da cam da quýt” với biết bao nhiêu hỗn loạn làm đổ vỡ nền kinh tế thì ông chống lại . Ông còn nêu thêm câu hỏi là: trong tình thế hiện tại của VN, có gì bảo đảm chắc chắn thực hiện ngay đa nguyên đa đảng sẽ không dẫn tới kịch bản đầy máu và nước mắt như giả định nêu trên. Xin được nói ngay về lối đặt câu hỏi loại này: đây là cách đặt câu hỏi tiêu cực để bàn ngang. Những giả định đặt ra có thể xảy đến, nhưng không vì thế mà ta chối bỏ thực tế. Ta không thể vì lái xe có thể gây tai nạn chết người mà cho rằng mọi người không nên lái xe. Tại sao khi áp đặt chủ nghĩa Marx Lenin lên đất nước VN, quyền lãnh đạo tuyệt đồi của đảng lên nhân dân để tiến tới một thế giới CS không còn giai cấp, nơi đó “không còn cảnh bóc lột”, xã hội đó đến nay chưa ai nhìn thấy, và người ta đã cảnh báo về sự không hiện thực của nó, về sự hình thành một giai cấp thống trị mới chứa đầy cuồng vọng, tham nhũng thối nát, không còn là giả định nữa mà là thực tế, ông vẫn tin rằng chế độ một đảng có thể chấp nhận được? Thử nhìn vào các giai đoạn lịch sử thế giới vừa qua để xem cái giả định đa nguyên đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn của ông có bao nhiêu phần trăm hiện thực?

Đi tìm ý nghĩa của cụm từ “da cam da quýt”, tôi cho là ông ám chỉ đến các cuộc nhân dân xuống đường làm cách mạng Màu Cam, Hoa Hồng, Hoa Tu Lip của các nước cựu thuộc địa của Liên Bang Nga mới đây để loại bỏ sự lãnh đạo của các đảng CS trá hình còn sót lại? Nếu đúng thế, phải gọi đó là những cuộc cách mạng nhung, ngoài một số biến động nhỏ trong thời gian đầu cách mạng thành công, máu và nước mắt đâu có chảy, và hiện nay họ đang trên đà ổn định xây dựng đất nước rất ngoạn mục, nhân dân họ đang hạnh phúc vui hưởng những thể chế tự do dân chủ đích thực.

Đi sâu vào nền dân chủ pháp trị, ta nhận thấy rõ ràng:nhận định cho đa nguyên đa đảng là nguyên nhân gây ra xã hội hỗn loạn, kinh tế đổ vỡ là vô căn cứ. Thứ nhất, trong nền dân chủ pháp trị, tất cả mọi người, mọi đảng phái phải tuân hành pháp luật. Không ai, không đảng phái nào đứng trên Hiến Pháp, trên pháp luật. Các cương lĩnh, điều luật của đảng phái chỉ có giá trị đối với thành viên, đảng viên, không áp dụng cho người ngoài đảng. Nền dân chủ pháp trị có tam quyền phân lập: Đảng cầm quyền lãnh đạo, cai tri đất nước theo pháp luật không theo đảng luật, chỉ đạo nhưng không nắm quyền hành trực tiếp các lực lượng võ trang như quân đội, công an, không nắm giữ các cơ quan truyền thông báo chí ngoại trừ cơ quan ngôn luận của riêng mình. Quốc hội là tập đoàn đại biểu của dân bao gồm các đại diện đảng phái được người dân bầu lên trực tiếp, là cơ quan lập pháp, soạn thảo và thông qua luật để nhà nước ban hành. Chính quyền, có thê do dân bầu trực tiếp hoặc do đảng nắm đa số ghế trong quốc hội, là cơ quan hành pháp trực tiếp điều hành đất nước. Các công chức cán bộ nhà nước điều hành bộ sở phục vụ nhân dân, thừa hành lệnh từ chính quyền mà không bị đảng phái chi phối . Các toà án là cơ quan tư pháp, thi hành án lệnh theo Hiến Pháp và luật pháp một cách hòan toàn độc lập, không cho phép cá nhân, đảng phái, tôn giáo ở bất cứ cấp vị nào ảnh hưởng. Với một nền dân chủ rõ ràng minh bạch như thế, một sự hỗn loạn xã hội đưa đến đổ vỡ kinh tế khó thể xẩy ra. Lý do: Mọi hành vi đi ra ngoài Hiến Pháp, luật pháp là đã vi phạm pháp luật. Khi có sự vi phạm pháp luật, toà án đã có thể sử dụng quyền tư pháp độc lập để pháp luật được thi hành, trật tự đưọc vãn hồi.

Trên cương vị một quốc gia, để thành lập một đảng phái chính trị trong hệ thống đa nguyên đa đảng, người ta phải đăng ký theo đúng Hiến Pháp và pháp luật quy định, như cương lĩnh điều hành hợp pháp, mục đích tôn chỉ rõ ràng, số lượng thành viên tối thiểu…Đảng phải có chủ trương bảo vệ xây dựng Tổ Quôc. Làm trái với những quy chế này, đảng có thể bị giải tán, đảng viên có hành động vi phạm pháp luật có thể bị cưỡng chế hay kết án. Nhận định như trên để thấy rằng, khi tiến đến mốt nền dân chủ pháp trị thì đa nguyên đa đảng không tạo hỗn loạn. Sự hỗn loạn chỉ xảy ra trong một tình trạng vô chính phủ, một đất nước mà lực lượng quân đội quá yếu kém, có một số lực lượng vũ trang vô tổ chức mà chính quyền không kiểm soát nổi. Đất nước VN hiện tại không ở trong tình trạng này. Đảng phái chỉ mang đặc tính chính trị, đấu tranh bằng lý luận và các chủ trương trong hoà bình, không chấp nhận đấu tranh bằng võ lực. Nhận định như trên, tôi không tin rằng đa nguyên đa đảng sẽ làm xã hội VN hỗn loạn.

Chúng ta biết rằng, nếu ĐCSVN chịu tiếp thu các ý kiến đóng góp từ bao lâu nay, chịu lắng nghe những phê bình chỉ trích xây dựng, chấp nhận cho nhân dân tự do nói lên tiếng lòng của mình, chấp nhận đa nguyên đa đảng, may ra dân tộc có cơ hội hàn gắn những hận thù chồng chất nhiều thế hệ, những ly tán đổ vỡ xé lòng, may ra đất nước mới có cơ hội cất cánh thành rồng thành cọp, người dân mới có thể vươn lên thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu, để ngửng cao đầu cùng với bạn bè khắp năm châu.

Hãy cho chúng tôi, những người dân hèn có được niềm tin vào các ông, những đảng viên cao cấp của ĐCSVN, dám đứng thẳng dậy nhìn thẳng vào sự thật , để không còn sợ hãi, đấu tranh mạnh mẽ hơn ngay trong lòng đảng của các ông, đòi hởi đảng trả lại Tự do dân chủ cho toàn dân trong chiều hướng đa nguyên đa đảng.

Trân trọng kính chào.

Australia, 19/02/2006 Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung.
Ngay trong tiêu đề, dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội X của ĐCSVN đã khẳng định: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng.Điều này cho thấy việc mang ra cho toàn thể nhân dân bàn thảo và đóng góp ý kiến rộng rãi chỉ là 1 màn trình diễn cho có vẻ dân chủ. Ý kiến đóng góp không được phép đi ra khỏi phạm vi đưa quyền lãnh đạo toàn trị của đảng lên một tầm cao hơn, để đảng có sức chiến đấu mạnh hơn .Thế thôi,lợi dụng để phê bình chỉ trích cái sai cái yếu của đảng là bọn xấu, là thù địch , đảng không thèm lưu tâm.Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thì được nhắc lại nhiều lần,nhưng cũng chỉ là khái niệm, ngoài việc hợp thức hoá cho việc kinh doanh của đảng viên, , không thấy có những đề nghị cho những biện pháp cụ thể. Ông Lê H Hà, một cựu cán bộ cao cấp ngành công an và là 1 nhà bất đồng chính kiến nói rằng ông đã được đọc nó đến 2 lần, từ đầu năm 2005, và đây là lần thứ ba, nhưng chẳng có gì thay đổi quan trọng, vẫn là sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Marx Le và tư tưởng HCM, về định hướng XHCN, những đóng góp xây dựng của các ông Võ Văn Kiệt, Lê Hồng Hà, Ts Nguyễn Đăng Doanh…không hề được nhắc tới. Vì thế, đảng viên thường hay nhân dân có góp ý chỉ là chuyện làm vô bổ. Tuy nhiên, một số người cũng nhân cơ hội hiếm hoi để nói lên những suy tư trăn trở của riêng họ, trong số , có 2 ý kiến mới nổi bật : bài kiến nghị 5 điểm của nhà báo kiêm chuyên viên về kinh tế Phan Thế Hải và ông cựu đại sứ tại Thái Lan và Úc Châu Nguyễn Trung.
Có người cho rằng 2 ông cũng chỉ là những con cờ , tô vẽ cho đảng có cái dáng dễ nhìn đối với thế giới , rằng ta cũng biết lắng nghe, biết nhìn nhận những yếu kém để cố đổi mới, hoặc để che giấu cho đảng cái bộ mặt lem luốc, đang bí mật đấu đá nhân sự, tranh ăn ở trong hậu trường chính trị của đảng. Nhiều người khác, đặc biệt các người trẻ trong nước , cho 2 ông là những người có tâm huyết, đã đang sẵn sàng nhập cuộc với ước muốn tiếp nối để làm một hai điều có ích cho đất nước, cho dân tộc trước khi quá muộn. Tôi cũng muốn theo gương các bạn trẻ , vì dù trong ý hướng nào ở trên, 2 ông cũng đã nói lên được 1 số suy nghĩ. Những suy nghĩ này, ở hải ngoại đã nói tới từ lâu, trong nước hiện nay vẫn còn đang là điều cấm kỵ. Nói chung, tôi có thể đồng thuận hầu hết cái ý kiến của tác giả Phan Thế Hải, trừ một số nhận định về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông P.T. Hải có nói đến tự do dân chủ, đến yêu cầu định nghĩa rõ về nhà nước pháp trị hay đảng trị, về những sai lầm của Marx và sự vận dụng máy móc CN Marx vào VN, về các định hướng XHCN, nhưng không thấy ông nhắc đến đa nguyên đa đảng. Ông chú trọng nhiều hơn đến khu vực phát triển kinh tế đất nước. “gõ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc cất cánh”, cái tiêu đề ông viết đã nói rõ. Đây là lãnh vực chuyên môn cần sự nghiên cứu khoa học và tỉ mỉ mà tôi không rành rẽ nên xin bỏ ngỏ.
Không có những bất đồng lớn với ông Hải, nên tôi chỉ xin góp vài ý với tác giả Nguyễn Trung và tất cả các bạn trẻ đã góp ý về vài lập luận chưa đủ mạnh của ông Trung. Cần thưa trước là , nếu ông chấp nhận mọi người VN có quyền yêu nước theo cách của họ, như ông đã viết ở cuối bài tham luận của ông , chúng ta mới có thể đối thoại , tranh luận đến tận cùng lý lẽ, nhưng vẫn trong tinh thần cởi mở, tương kính nhau và không coi nhau như những kẻ thù. Ông Nguyễn Trung đã viết ra những suy tư và ước vọng về Thời cơ vàng cho đất nước và lời tâm huyết Từ trái tim đến với trái tim cho các bạn trẻ. Có người cho rằng ông nói vậy là còn yếu lắm ,một lời nói trung vẫn còn đi theo một lời nói nịnh,một câu vuốt đuôi. Như thế chưa nói được hết những tâm tư và nguyện vọng của người dân thấp cổ bé miệng. Người khác cho rằng, trong nước chỉ nói được đến thế thôi, còn phải lách để mà sống chứ. Tôi nghĩ ông đã từng là đại sứ ở trong một quốc gia có nền dân chủ đa nguyên rất cao như nước Úc thì ông đã biết rõ như thế nào là dân chủ thực sự, đa nguyên đa đảng, ông nên nói rõ, nói thật, nói hết,vậy mới gọi là trải lòng mình ra cho Tổ Quốc, dân tôc và cho các bạn trẻ. Dù sao, 2 bài viết của ông đã có hàng ngàn góp ý, nghĩa là đã có sức thu hút tích cực Điều đáng mừng là các bạn trẻ đã mạnh dạn lên tiếng, như tôi ghi nhận sau đây:
Tôi không im lặng nữa, Doanh nhân thạc sĩ luật Lê Quốc Quân viết, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sĩ phu Bắc Hà,nhưng nếu cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn”trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm Tổ Quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im lặng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên VN sẽ nói. Tất nhiên , hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ và chiến thắng sự ươn hèn, bạc nhược của chính mình là cuộc chiến khó khăn nhất..Tôi hoàn toàn đồng ý với anh bạn trẻ luật sư này chúng ta không thể che dấu mãi sự ươn hèn bằng vỏ bọc nhẫn nhục, chưa kể tới hành động, cả triệu người cùng cất lên tiếng nói cùng lúc sẽ đánh tan sợ hãi và thành một sức mạnh vô song .
Chúng ta có nhu cầu được lớn lên, Nguyễn Huỳnh,Hà Nội viết, Xét cho cùng thì nhu cầu được nói và dám nói ra những bức xúc của mình là 1 nhu cấu tự nhiên của con người.. Người VN có nhu cầu được lớn lên trong chính bản thân mình như một công dân của thế giới trong xu thế hình thành cộng đồng thế giới phẳng này.Và, nhu cầu nói lên những suy nghĩ của mình cũng là 1 yêu cầu để phát triển cá nhân, đó cũng chính là tiền đề để phát triển của cả 1 xã hội văn minh.
Cũng có những lời lẽ rất gay gắt: Đảng hãy trả lời tôi, một du học sinh, gia đình hoàn toàn “đỏ”, ông nội ông ngoại là cán bộ tiền khởi nghĩa trên dưới 60 năm tuổi đảng, cha mẹ và anh chị em đều là đảng viên, đã viết phản hồi, Tôi muốn xé toang lồng ngực mình để cho mọi người chứng kiến rằng trong trái tim tôi vẫn hừng hực 1 dòng máu Lạc Hồng, trong lồng ngực tôi còn âm vang tiếng trống oai hùng vang vọng từ lịch sử dân tộc…Chúng ta đang đứng trước 1 cuộc chiến. Một cuộc chiến không có đạn bom,không có chiến trường rõ rệt. Nhưng cuộc chiến này không kém phần gay go và ác liệt so với những cuộc chiến tranh trước đây. Kẻ thù nằm ngay trong chính bản thân đảng lãnh đạo, kẻ thù nằm ngay trong chính tư duy của tầng lớp lãnh đạo.Kẻ thù nằm trong sự lặng yên chấp nhận của nhân dân, trong đó có tôi.. Nếu ĐCSVN cứ tiếp tục mãi con đường phát triển đảng như thế này thì chắc chắn đảng sẽ nhận về mình nhiều con người bon chen, nịnh bợ, những con người dẫm đạp lên mọi thứ để tiến thân. Trong nội bộ đảng sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những kẻ phá đảng…Đảng từ nhân dân mà ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhân dân không đủ bao dung. Và cũng đừng bao giờ cho rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn.Sức công phá của 1 lò xo bị dồn nén đên tận cùng là không thể lường trước được.
Thật là 1 lời đanh thép của một người trẻ đầy nhiệt huyết mà chúng ta, ông N Trung và tôi, cảm nhận ngay được. Điều này cho thấy bản kiến nghị của ông đã có nhiều tác dụng. Bài trả lời những góp ý ấy của ông quả cũng rất dài và cũng chứa đựng nhiều yếu tố đáng trăn trở. Tôi chỉ xin bàn thêm về 2 ý nhỏ :
Thời cơ vàng gắn liền với hiểm hoạ đen.
Một bạn đọc viết trả lời : Bọn tham nhũng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa.. Có người nhắc nhở, khi nói đến thời cơ vàng của đất nước, phải nói liền đến hiểm hoạ đen. Có người còn nói hiểm hoạ đen hay thời cơ đất sét cùng với thời cơ vàng ở trong nước ta hiện nay chỉ là một thôi, vì từ khi giành được độc lập đến nay, đã bao lần thời cơ lớn bị bỏ lỡ và bao phen đẩy đất nước vào cảnh lâm nguy. Ông N. Trung cho rằng: sự thật, thời cơ và thách thức luôn đi liền với nhau như hình với bóng. Theo tôi, đất nước đã có nhiều thời cơ để thăng tiến,nhưng thách thức lại do chính ĐCSVN tự tạo ra làm cản bước tiến của dân tộc. Nói cho thật đúng,phải nói là: đảng đã nắm được thời cơ vàng, đất nước thì chưa. Xin đừng vội giận dữ mà hãy nhìn lại lịch sử: các thời cơ của toàn dân kháng chiến, giành độc lập 1945, thời cơ sau các hội nghị Geneve 1954, hiệp định Paris 1973, nếu không vì đặt sự nghiệp XHCN lên trên quyền lợi Tổ Quốc, đất nước giờ này đã bay bổng. Thời cơ 1975 đất nước thống nhất, 2 miền Nam Bắc có cơ hội hoà hợp hoà giải để cùng xây dựng đất nước. thời cơ 1986 khởi đầu của cuộc đổi mới, 1999 cơ hội vào WTO để bắt kịp đà tiến hoá … Tất cả những cơ hội vàng này đã vuột mất chỉ vì tư duy sơ cứng của ĐCSVN, sự hận thù giai cấp ,sự phân biệt bạn thù đã làm cho đất nước tan hoang chỉ vì một chủ nghĩa Marx Le không tưởng. Tôi cho rằng, ĐCSVN đã đánh vuột mất những thời cơ vàng, lại còn đưa đất nước đến hiểm hoạ đen,nó đen vì nó…quá đỏ, có lẽ còn đỏ hơn cả cha đẻ của nó là Marx,Anghen nữa.Khi màu đỏ đi quá xa, nó biến chất trở nên đen xạm. Điều này đã trở thành đại bi kịch cho đất nước và dân tộc VN: Những người lãnh đạo CSVN ép buộc dân tộc VN đi theo con đường XHCN, một Chủ nghĩa mà họ(cả lãnh đạo và nhân dân)chưa chắc đã hiểu hay chỉ hiểu mập mờ, đem áp dụng mù quáng không cần biết đến những cái hại tầy đình, hoặc là hiểu sai lạc về Marx, lười tư duy để tiên liệu đến những sai lầm của Marx, đem vận mạng của cả dân tộc ra làm thí nghiệm cho 1 chủ thuyết chưa được kiểm chứng, hay vì lòng tự hào,kiêu hãnh quá đáng, biết mình sai nhưng không thể quay đầu lại nhìn quá khứ vì sự thật nó đau xót quá. Hay tệ hơn nữa, biết là cứ theo sự dẫn đắt này, đất nước sẽ rơi vào vực thẳm, dân tộc sẽ đến chỗ bị diệt vong, nhưng vì tham vọng cá nhân, vì sự ích kỷ chỉ biết” chăm sóc cho bộ lông của mình”, cố bám lấy quyền lực để vơ vét cho thật nhiều trước khi cao bay xa chạy, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, coi nhẹ sự đau khổ khốn cùng của đồng loại, không đếm xỉa tới sự tồn vong của Tổ Quốc.
Đó là nói đến quá trình chung của cả nước trong 30 năm, và miền Bắc nói riêng trong hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Đảng không chia sẻ quyền hành cho ai, những thời cơ vàng cho dân tộc đã bị vuột mất, đảng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai. Khi chỉ nhìn lại 20 năm đổi mới vừa qua thôi, tôi cũng thấy các hiểm hoạ đỏ đen lẫn lộn đó đang là mối nguy hại lớn lao tiềm ẩn: sự nô lệ và sự diệt vong. Vì đâu mà có quôc nạn tham nhũng? Tại sao các cán bộ có chức có quyền hư hỏng? Dư luận càng cảnh báo thì hư hỏng lại càng nhiều thêm? Các hiểm hoạ về kinh tế vói những chính sách vá víu bất cập, đầu voi đuôi chuột, buôn bán và bóc lột thân xác và sức lao động của nhân dân trong và ngoài nước, các hiểm hoạ về môi trường sinh sống, về sông ngòi đất đai bị ô nhiễm ,huỷ hoại, hiểm hoạ về những vùng đất vùng biển của quốc gia bị lấn chiếm hay đem bán cho ngoại bang. Hiểm hoạ của 1 nền giáo dục bị thui chột và 1 nền tảng luân lý gia đình bị lung lay. Cái hiểm hoạ lớn nhất mà đảng gây ra là một xã hội dối trá, mọi người sợ hãi nhau không còn ai tin tưởng ai, chỉ biết thủ thế mà sống và chỉ sống riêng cho mình. Một bạn trẻ đã viết: Cái gốc rễ của sự phát triển là phải cải cách giáo dục, trước tiên là cải cách đạo đức, cần phải dạy cho học sinh biết thật thà là điều quan trọng nhất.Bạn ấy nói đúng. Nhưng làm sao để dạy cho các em sự thật thà trong khi xã hội người lớn là một xã hội xảo trá lừa bịp? Lịch sử của đất nước bị sửa đổi, làm sai lạc đi để tuyên truyền, để đúng với ý muốn của nhà cầm quyền, hợp với cương lĩnh của đảng, để cho đảng giữ được quyền thống trị mãi mãi? ĐCSVN có xấu hổ không khi phủ nhận công lao của các thành phần khác ngoài đảng, giành hết nó về phần mình? Nhân dân hàng triệu người đã hy sinh xương máu, chịu thiệt thòi gian khổ, vinh quang chỉ có đảng hưởng, thậm chí chỉ có một số nhỏ trong đảng kết bè kéo cánh nhau để ăn trên ngồi trốc, hý hửng xưng tụng nhau là những công thần của chế độ, đưa nhau lên chiếm những vị trí cao nhất. Và cứ nhất quyết rằng không chịu theo họ, theo đường lối của đảng là phản động, là thế lực thù địch, không có chỗ đứng trong lòng dân tộc? Dường như không phải vậy, dường như người dân không nghĩ thế? Sự đóng góp ý kiến của hàng ngàn người trong thời gian rất ngắn, chỉ 2 tuần vừa qua, dù các cơ quan truyền thông báo chí trong nước do đảng chỉ đạo đã chứng tỏ cụ thể một điều là dân hiểu hềt, biết hết. Họ im lặng ,chưa nói là vì đảng đã nắm hết thời cơ, mọi ngôn từ,nên đất nước, dân tộc chưa lên tiếng đó thôi. Có ngày dân sẽ nói, họ đang bắt đầu rồi đấy. Một đảng cầm quyền nắm hết mọi tài sản, mọi sinh hoạt của người dân nhưng chỉ mang lại những hiểm hoạ cho dân tộc, cho đầt nước thì có phải là 1 đảng vì dân, cho dân và phục vụ dân không? Như vậy có phải là dân chủ? Mong đảng hãy tỉnh ngộ. Mong đảng hãy để cho dân tộc có được thời cơ gầy dựng lại đất nước.
Dân chủ tất yếu dẫn đến đa nguyên.
Là một cựu đại sứ đã từng làm việc tại Australia, một đất nước từng là thuộc địa của Anh, ông N. Trung chắc hiểu rõ về quốc gia đa nguyên, đa văn hoá, với một nền dân chủ pháp trị đa đảng có nền tảng chính trị ổn định vào bậc nhất nhì trên toàn cầu này. Australia đã là một quôc gia độc lập có đầy đủ quyền tự chủ tự quyết(mặc dù vẫn công nhận Nữ Hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia chỉ trên danh nghĩa). Australia không tạo ra một cuộc chiến hay đấu tranh bạo động nào để giành lấy nền độc lập ấy. Người dân sống trên xứ sở này là tập hợp của hàng trăm sắc dân thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc chính trị khác nhau, thậm chí từng là kẻ thù của nhau trên quê hương của họ, nhưng cuộc sống ở đây vẫn hài hoà, không có chỗ cho những hận thù nhỏ nhen mang đến xáo trộn. Nền chính trị của họ là nền chính trị đa đảng, đối lập mà không đối nghịch, chỉ trích quyết liệt nhưng không phá hoại nên xã hội không có sự hỗn loạn, vì đó là một nền dân chủ pháp trị, không phải đảng trị.Ngay trong 1 gia đình cũng có những khuynh hướng chính trị khác nhau. Người ta còn nhớ cách đây vài năm, người con gái (đảng Lao Động đối lập) của ông đương kim Tổng Trưỏng Tư Pháp Úc Philip Rudđock (đảng Tự Do cầm quyền) đã chỉ trích gay gắt cha mình về chính sách di trú cứng rắn của ông. Khi được báo chí hỏi ông có thấy buồn về sự kiện chính đưá con gái ruột chống đối không?, ông vui vẻ trả lời điều đó không có gì đáng nói, tình cha con không hề sứt mẻ vì sự khác biệt chính kiến, mỗi người có lý tưởng riêng thì phải bảo vệ nó . Không vì tình gia đình mà phải hy sinh lý tưởng riêng mình. Trường hợp anh em ông Tim và Peter Costello(Tổng Trưởng Ngân Khố hiện tại) cũng là 1 điển hình khác. Sống trong một đất nước luôn thanh bình như thế, nhưng người dân xứ này hiểu rất rõ thế nào là tự do dân chủ. Một quốc gia với dân số không đông , nhưng họ đã tham dự vào hầu hết những cuộc chiến đấu tranh cho dân chủ và hoà bình thế giới, trong đó phải kể đến Thế Chiến 1, Thế Chiến 2 chống phát xít, cuôc chiến VN bảo vệ tự do cho miền Nam VN, cuộc chiến giải phóng Đông Timor và gần đây nhất là 2 cuôc chiến chống khủng bố Taliban tại Afganistan và tên độc tài khủng bố Sađam Hussein tại Iraq .
Tự do và dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người ở bất cứ nơi nào. Dân tộc VN cũng không là một ngoại lệ. Ông N. Trung cho rằng, một trong những thành quả quan trọng của 20 năm đổi mới là đã đạt được một bước tiến lớn trên con đuờng dân chủ hoá toàn bộ đời sống của đất nước. Không thấy ông nói rõ đó là những thành quả nào. Không lẽ chỉ vì người dân có no hơn một chút,cái áo mặc lành lặn hơn so với thời bao cấp, lúc đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm, mà ông cho rằng những suy nghĩ của ông về tự do dân chủ như thế là đã tạm đủ. Trong phạm vi hạn hẹn của bài này, chỉ xin đề cập đến phản ứng của ông về một số ý kiến phản hồi cho rằng chế độ chính trị một đảng đối lập với dân chủ,muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên đa đảng.
Tôi là 1 người ủng hộ lập luận này nên xin có vài lời khi ông viết rằng: Đa nguyên đa đảng để dẫn tới “da cam da quýt” với biết bao nhiêu hỗn loạn làm đổ vỡ nền kinh tế thì ông chống lại . Ông còn nêu thêm câu hỏi là: trong tình thế hiện tại của VN, có gì bảo đảm chắc chắn thực hiện ngay đa nguyên đa đảng sẽ không dẫn tới kịch bản đầy máu và nước mắt như giả định nêu trên. Xin được nói ngay về lối đặt câu hỏi loại này: đây là cách đặt câu hỏi tiêu cực để bàn ngang. Những giả định đặt ra có thể xảy đến, nhưng không vì thế mà ta chối bỏ thực tế. Ta không thể vì lái xe có thể gây tai nạn chết người mà cho rằng mọi người không nên lái xe. Tại sao khi áp đặt chủ nghĩa Marx Le lên đất nước VN, quyền lãnh đạo tuyệt đồi của đảng lên nhân dân để tiến tới một thế giới CS không còn giai cấp, nơi đó “không còn cảnh bóc lột”, xã hội đó đến nay chưa ai nhìn thấy, và người ta đã cảnh báo về sự không hiện thực của nó, về sự hình thành một giai cấp thống trị mới chứa đầy cuồng vọng, tham nhũng thối nát, không còn là giả định nữa mà là 1 thực tế, ông vẫn tin rằng chế độ một đảng có thể chấp nhận được? Thử nhìn vào các giai đoạn lịch sử thế giới vừa qua để xem cái giả định đa nguyên đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn của ông có bao nhiêu phần trăm hiện thực? Đi tìm ý nghĩa của cụm từ “da cam da quýt”, tôi cho là ông ám chỉ đến các cuộc nhân dân xuống đường làm cách mạng Màu Cam , Hoa Hồng, Hoa Tu Lip của các nước cựu thuộc địa của Liên Bang Nga mới đây để loại bỏ sự lãnh đạo của các đảng CS trá hình còn sót lại? Nếu đúng thế, phải gọi đó là những cuộc cách mạng nhung, ngoài một số biến động nhỏ trong thời gian đầu cách mạng thành công, máu và nước mắt đâu có chảy, và hiện nay họ đang trên đà ổn định xây dựng đất nước rất ngoạn mục, nhân dân họ đang hạnh phúc vui hưởng những thể chế tự do dân chủ đích thực.
Đi sâu vào nền dân chủ pháp trị, ta nhận thấy rõ ràng:nhận định cho đa nguyên đa đảng là nguyên nhân gây ra xã hội hỗn loạn, kinh tế đổ vỡ là vô căn cứ. Thứ nhất, trong nền dân chủ pháp trị, tất cả mọi người, mọi đảng phái phải tuân hành pháp luật. Không ai, không đảng phái nào đứng trên Hiến Pháp, trên pháp luật. Các cương lĩnh, điều luật của đảng phái chỉ có giá trị đối với thành viên, đảng viên, không áp dụng cho người ngoài đảng. Nền dân chủ pháp trị có tam quyền phân lập: Đảng cầm quyền lãnh đạo, cai tri đất nước theo pháp luật không theo đảng luật, chỉ đạo nhưng không nắm quyền hành trực tiếp các lực lượng võ trang như quân đội, công an, không nắm giữ các cơ quan truyền thông báo chí ngoại trừ cơ quan ngôn luận của riêng mình. Quốc hội là tập đoàn đại biểu của dân bao gồm các đại diện đảng phái được người dân bầu lên trực tiếp, là cơ quan lập pháp, soạn thảo và thông qua luật để nhà nước ban hành. Chính quyền, có thê do dân bầu trực tiếp hoặc do đảng nắm đa số ghế trong quốc hội, là cơ quan hành pháp trực tiếp điều hành đất nước. Các công chức cán bộ nhà nước điều hành bộ sở phục vụ nhân dân , thừa hành lệnh từ chính quyền mà không bị đảng phái chi phối . Các toà án là cơ quan tư pháp, thi hành án lệnh theo Hiến Pháp và luật pháp một cách hòan toàn độc lập, không cho phép 1 cá nhân , đảng phái, tôn giáo ở bất cứ cấp vị nào ảnh hưởng. Với một nền dân chủ rõ ràng minh bạch như thế, một sự hỗn loạn xã hội đưa đến đổ vỡ kinh tế khó thể xẩy ra. Lý do: mọi hành vi đi ra ngoài Hiến Pháp, luật pháp là đã vi phạm pháp luật. Khi có sự vi phạm pháp luật, toà án đã có thể xử dụng quyền tư pháp độc lập để pháp luật được thi hành, trật tự đưọc vãn hồi.
Trên cương vị một quốc gia, để thành lập một đảng phái chính trị trong hệ thống đa nguyên đa đảng, người ta phải đăng ký theo đúng Hiến Pháp và pháp luật quy định, như cương lĩnh điều hành hợp pháp, mục đích tôn chỉ rõ ràng, số lượng thành viên tối thiểu…Đảng phải có chủ trương bảo vệ xây dựng Tổ Quôc. Làm trái với những quy chế này, đảng có thể bị giải tán, đảng viên có hành động vi phạm pháp luật có thể bị cưỡng chế hay kết án. Nhận định như trên để thấy rằng, khi tiến đến mốt nền dân chủ pháp trị thì đa nguyên đa đảng không tạo hỗn loạn. Sự hỗn loạn chỉ xảy ra trong một tình trạng vô chính phủ, một đất nước mà lực lượng quân đội quá yếu kém, có một số lực lượng vũ trang vô tổ chức mà chính quyền không kiểm soát nổi. Đất nước VN hiện tại không ở trong tình trạng này. Đảng phái chỉ mang đặc tính chính trị, đấu tranh bằng lý luận và các chủ trương trong hoà bình, không chấp nhận đấu tranh bằng võ lực. Nhận định như trên, tôi không tin rằng đa nguyên đa đảng sẽ làm xã hội VN hỗn loạn. Chúng ta biết rằng, nếu ĐCSVN chịu tiếp thu các ý kiến đóng góp từ bao lâu nay, chịu lắng nghe những phê bình chỉ trích xây dựng, chấp nhận cho nhân dân tự do nói lên tiếng lòng của mình, chấp nhận đa nguyên đa đảng, may ra dân tộc có cơ hội hàn gắn những hận thù chồng chất nhiều thế hệ,những ly tán đổ vỡ xé lòng, may ra đất nước mới có cơ hội cất cánh thành rồng thành cọp, người dân mới có thể vươn lên thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu, để ngửng cao đầu cùng với bạn bè khắp năm châu. Hãy cho chúng tôi, những người dân hèn có được niềm tin vào các ông, những đảng viên cao cấp của ĐCSVN, dám đứng thẳng dậy nhìn thẳng vào sự thật , để không còn sợ hãi, đấu tranh mạnh mẽ hơn ngay trong lòng đảng của các ông, đòi hởi đảng trả lại Tự do dân chủ cho toàn dân trong chiều hướng đa nguyên đa đảng. Trân trọng kính chào.

- Gỡ nút cổ chai cho nền kinh tế tăng tốc,tác giả Phan Thế Hải
- Đa đảng là loạn:Một luận điệu xảo trá,tác giả Lưu Vũ
- Thời cơ vàng giả hay 'treo đầu dê bán thịt chó',tác giả Nguyễn Văn Nam
- Góp ý với đại hội đảng X,tác giả Hoàng Minh Chính
- Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý,tác giả Trần Mạnh Hảo.
- Bàn về dân chủ,tác giả Nguyễn Thanh Giang
- Dân chủ đa nguyên,tác giả Đỗ Thái Nhiên

No comments: