Thám hiểm không gian ở thế kỷ 21

Không gian: Ngoài đó náo nhiệt dữ a!

( Tường trình của Fay Berstin from Herald – Sun , Phương Duy chuyển ngữ)

Sự thám hiểm không gian trong thế kỷ 21 đã bùng phát: với nhiều chuyến công tác rất đáng phấn khởi đã được lên lịch trình cho năm 2006, năm nay được coi như năm khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong cuộc viễn chinh tiến vào vũ trụ.
Trong tháng qua (01/06), Cơ quan không gian Hoa Kỳ (NASA) đã phóng đi con tàu vũ trụ có tên New Horizons để đi tới hành tinh Pluto, hành tinh xa nhất của Thái Dương Hệ. Đây là con tàu không gian đầu tiên trong gần 20 năm qua có nhiệm vụ đi đến một hành tinh chưa bao giờ được thám hiểm. Con tàu không người lái này được cấu tạo với 1 tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay, có thể đạt tới 75,000 km /giờ, dự trù sẽ đến Pluto vào tháng 7/ 2015. Mang theo mẫu tro của nhà thiên văn học quá cố Clyde Tombaugh, ngưòi đã tìm ra Pluto vào năm 1930, New Horizons hy vọng sẽ lấy được mẫu vật về bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh này,cũng như tạo được bản đồ về bề mặt của nó, nhờ đó sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu được vị trí và phương cách nào hệ thống thái dương hệ của chúng ta được tạo thành.
Con người cũng mong được học hỏi nhiều hơn về hành tinh Mars, khi phi thuyền mới nhất có tên Mars Reconnaissance Orbiter sẽ đến đó vào tháng tới. Kể từ ngày 10 tháng ba 2006, con tàu sẽ gưỉ về mặt đất những hình ảnh “cận cảnh” với nhiêu dữ kiện hơn từ một quỹ đạo thấp hơn nhiều so với tất cả các hành trình trước đó cộng lại. Ông Perry Vlahos, phó chủ tịch hội thiên văn học Victoria (ASV) tuyên bố chuyến thám hiểm này có mục đích giúp các nhà khoa học quyết định vị trí để đào lấy mẫu đất đá có thể sẽ được thu thập vào năm tới, đồng thời xác định nơi sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm để phân tích các mẫu đất đá đó vào năm 2009. Ông nói :” Trong những năm qua, chúng ta đã có những chuyến thám hiểm Mars bị sai trật, vì thế, lần này, khi chúng ta đạt được những điều trên là một điều hết sức phấn chấn”. Thế nhưng, năm nay, còn nhiều hứa hẹn hơn nữa về các chuyến bay giữa các hành tinh.
Vào khoảng tháng Tư 2006, Phi thuyền mang tên Venus Express thuộc Cơ quan Không Gian Âu châu (ESA) dự trù sẽ tiến tới Venus, hành tinh nóng nhất trong hệ thống Thái Dương Hệ, đem đến những hy vọng lớn lao về một số bài học quý giá cho môi trường chung quanh. Với nhiệt độ bề mặt lên tới 480 đô Celcious, các đại dương của Venus hoàn toàn sôi sục và bốc hơi, cho nên bề mặt của hành tinh được bao phủ bởi một tầng dầy chất Carbon Dioxide. Vì thế các khoa học gia tin rằng:khi vẽ được các bề mặt đầy núi lửa của nó, chúng ta sẽ hiểu được chính cái hiệu ứng khí thải của địa cầu chúng ta. Ông David Reneke, chủ bút tạp chí Sky and Space nói rằng kể từ giữa thập niên 70s, khi những con tàu thám hiểm của Liên Bang Sô Viết tên Venera xuyên thủng bầu khí quyển của nó và chụp được một ít hình ảnh gửi về trước khi tan vỡ tới nay, chưa có một chuyến nào đến thăm Venus. Đã đến lúc chúng ta nên trở lại quan sát.
Đến tháng Sáu 2006, NASA có lẽ sẽ đưa con tàu Dawn đến Giải Thiên Thể (the Asteroid Belt) nằm giữa hai hành tinh Mars và Jupiter để nghiên cứu về 2 vật thể lớn nhất của nó: Vesta và Ceres, mà người ta hy vọng có thể tìm ra nguồn nứơc đóng băng ở dưới bề mặt của thiên thể Ceres . Ông Reneke nói:” Thiên thể là những vật thể cấu tạo nên hành tinh. Vì thế, khi nghiên cứu về những hợp chất và tuổi tác của chúng, con người có thể khám phá ra mấu chốt hay chìa khoá về sự tạo thành hệ thống Thái Dương Hệ”.
Qua tháng Mười 2006, phi thuyền Messenger sẽ bay qua Venus để đến Mercury, hành tinh rất giầu khoáng chất. Ông D. Reneke nói tiếp:”Mercury được cấu tạo với 70% là chất sắt. Như thế, trong 50 năm tới, nó có thể trở nên một nguồn khai thác mỏ vĩ đại”. Đến cuối tháng này, chuyến bay đầu tiên vào quỹ đạo của người Nhật sẽ trực chỉ Mặt Trăng, cho phép Nhật Bản cơ hội để phô trương nền kỹ thuật không gian tuy rất trẻ trung nhưng đầy năng lực của họ.
Đồng thời, các mẫu vật và các hình ảnh được gửi về trái đất trong 12 tháng qua đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ ràng cặn kẽ hơn về ngoại phần của hệ thống mặt trời. Gần đây nhất vào cuốt tháng vừa rồi, phi thuyền Stardust của NASA đã thả dù trở lại mặt đất một chiếc máy có kích thước cỡ cái máy giặt quần áo sau một hành trình 4.5 tỷ km kéo dài trong 5 năm, máy chứa đựng những phân tử của sao chổi, lần đầu tiên được thu thập ngay trên không gian .Hàng năm có tới 30,000 tấn bụi sao chổi rơi vào mặt đất, nhưng những phân tử này đã bị ô nhiễm khi tiến vào bầu khí quyển của trái đất. Bây giờ, với những bụi không gian lấy được từ ngôi sao chổi Wild 2,to chỉ bằng 1/3 bề ngang của 1 sợi tóc con người,,các nhà khoa học có thể khảo sát sao chổi một cách cận kề để giúp giải thích về cách cấu tạo của các hệ mặt trời. Giáo sư Lawrence Grossman, nhà địa vật lý học chuyên phân tích những vật dụng quý giá cực nhỏ bằng kính hiển vi của trường đại học Chicago (U.C) phát biểu:” Chúng tôi nghĩ rằng sao chổi được cấu tạo bởi một số lượng khổng lồ các vật liệu ở ngoài không gian trong các hệ mặt trời và chúng tôi muốn biết về những hợp khoáng chất của nó mà chắc chắn chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Những phân tử các loại đã từng được khảo sát đo lường để đi đến kết luận là chúng thuộc về sao chổi, dù cho đến nay chưa ai dám quả quyết. Cuối cùng, thành tựu này cung cấp được một phần sự thật cơ bản”. Phi thuyền Stadust hiện đang bay vào quỹ đạo xung quanh mặt trời và có thể sẽ gặp một sao chổi khác vào tháng Hai năm 2011.
Tương tự, những hình ảnh do sự va chạm giữa phi thuyền Deep Impact và sao chổi Tempel 1 đã cho các nhà nghiên cứu những dữ kiện tốt nhất từ trước tới nay: một vật có kích thước bằng một cái tủ lạnh được thả ra từ phi thuyền mẹ, bắn thẳng vào trung tâm của sao chổi, tạo nên một tiếng nổ lớn làm văng các mảnh vật liệu lên giúp ta dễ dàng thu thập chúng. Ông Perry Vlahos cho biết khi khoét vào được một miệng hố sâu có kích thước bằng một sân vận động thể thao (MCG), chúng ta sẽ có những chứng cớ đầu tiên về chất liệu gì bên trong một sao chổi.
Trong năm qua, chúng ta cũng đã chứng kiến những con tàu vũ tru khác đang tiếp tục những hành trình thám hiểm rất đáng kinh ngạc. Hai con tàu song sinh đi lang thang quanh hành tinh Mars có tên Spirit và Opportunity tiếp tục có thành quả gấp đôi những dự đơán trước và đã xác định được rằng nước đã từng chảy trên cái môi trường khắc nghiệt của Mars. Tàu thăm dò Huygens được thả từ phi thuyền mẹ Cassini, đã đi xuyên qua bầu khí quyển mịt mù để đáp xuống Titan, mặt trăng lớn nhất của hành tinh Saturn, gửi ngược về những hình ảnh rất khó khăn mờ nhạt về một vệ tinh đóng băng. Quang cảnh đầu tiên về bề mặt của Titan . cho tới bây giờ ghi nhận được, là nó bị bao phủ trong một lớp khí quyển dầy dặc, tiết lộ nó giống Địa cầu một cách đáng chú ý, với chứng cớ của các trận mưa chất Methane, sự soi mòn, những đường mương thoát nước, những mặt hồ đã cạn, những núi lửa và một ít những hố lõm sâu.
Bên cạnh, thiên viễn vọng kính Hubble đã giúp ta xác định hành tinh Pluto có 3 măt trăng quay quanh nó, cho ta những nhận thức về tính chất và sự tiến hoá của hệ Pluto và giải thiên thể Kuiper, một vùng thiên văn vĩ đại bao gồm các giải hành tinh đóng băng nằm khỏi biên giới hành tinh Neptune. Hiện nay, các nhà khoa học nói rằng nhiều vật thể mới vừa được tìm thấy trong giải Kuiper có lẽ là những mảnh vỡ của một hành tinh thứ mười của Thái Dương Hệ bị đập bể vì những mãnh lực của các hành tinh nằm phía trong.
Con tàu vũ trụ Voyager 1 hiện đã tới biên giới cuối cùng của Thái Dương Hệ và đang lao vào khoảng không gian sâu thẳm, cách mặt trời một khoảng 16 tỷ km. Perry Vlahos nói:” Voyager 1 hiện đã rời khỏi Thái Dương Hệ và đang đi xa hơn bất cứ vật dụng gì do tay người làm ra. Nó đã tiến vào khoảng không gian của các vì sao và sẽ tiếp tục cuộc hành trình vô tận cho đến một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ thu lượm nó như một di tích khảo cổ”.
Điều bí mật lớn lao về việc thế giới loài người có phải là duy nhất trong vũ trụ không? đã đi được hai bước gần hơn trong năm qua, khi các nhà thiên văn học tuyên bố về những khám phá của một hành tinh “giả định” thứ 10 trong Thái Dương Hệ của chúng ta và một hành tinh mới rất giống Địa cầu ở trên một hệ mặt trời kế cận. Được nhìn thấy lần đầu vào năm 2003 ( tên khoa học là 2003 – UB313, hay Ubie, còn có nickname Xena), cái “hành tinh”( còn giả định ) thứ 10 có quỹ đạo quanh mặt trời này bao gồm một khối khổng lồ đá đất và băng giá hỗn hợp có đường kính cỡ 3000 km và cách xa mặt đất 15 tỷ km. Một hành tinh khác, có tên khoa học 2M1207b, là 1 hành tinh lớn hơn địa cầu 7.5 lần và đang quay quanh ngôi sao Gliese 876, ở khoảng cách 15 năm ánh sáng theo cách tính của Thái Dương Hệ. Các nhà khoa học tin rằng hành tinh này có một bề mặt đất đá như Điạ cầu và tương tự như hành tinh của chúng ta hơn bất cứ hành tinh nào đã từng được tìm thấy. Có điều, nó lướt quanh mặt trời của riêng nó chỉ có 2 ngày, so sánh với hành trình 365 ngày của Trái đất.Perry Vlahos nói :” Đây là lần đầu tiên chúng ta khám phá ra một hành tinh ở thể rắn, được cấu tạo bằng đá cứng như mặt Địa cầu, ở ngoài không gian sâu thẳm và xoay quanh một vì sao khác, chứ không phải là 1 trái cầu vĩ đại ở thể khí giống như Saturn hay Jupiter trong hệ Thái Dương”.
Các nhà thiên văn hy vọng trong thập niên tới sẽ tìm ra một thế giới , gần giống thế giới chúng ta ,có lẽ có cả sự sống.
Phương Duy chuyển ngữ
Australia. 26/02/2006
.

No comments: