Không đa đảng, không là độc quyền

Không đa đảng không là độc quyền.



Nói đến 2 chữ măt trận là nói đến chiến cuộc. Khi đi chiến đấu, người ta thường bảo: tôi ra mặt trận. Trong chiến tranh VN người ta hay hỏi nhau mặt trận An Lộc, Plei ku, Hạ Lào…lúc này ra sao? Trong văn học, hồi còn nhỏ, tôi đã đọc tác phẩm Mặt trận miền Tây vẫn yên tỉnh (All quiet on the western front) của văn hào Erich Maria Remarque ,dĩ nhiên là bản dịch (quên tên dịch giả, dường như là Người Sông Kiên)nói về chiến tranh. Trong cuộc chiến trước đây thì có cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, một thứ trá hình của Cộng Sản miền Bắc VN đê che giấu hành động nhuộm đỏ miền Nam , đồng thời lừa bịp dư luận nhân dân Việt Nam cũng như toàn thế giới.Sau 1975 thì cái mặt trận thổ tả ấy đã rơi mặt nạ, lộ nguyên hình là đứa con rơi , rồi chết yểu mấy tháng sau đó. Thời kháng Pháp thì có Mặt Trận Việt Minh, tiếng là để kết hợp toàn dân lại thành một phong trào chống thực dân mạnh mẽ, nhưng mục đích chính là để che giấu cái đuôi CS. Bằng chứng là Hồ Chí Minh , trong giai đoạn này, đã phải giả vờ tuyên bố giải thể ĐCSVN và còn thề sống thề chết là không có đảng nào khác ngoài đảng Việt Nam.. Sự lật lọng tráo trở của CSVN trong 76 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, nhân dân VN ai cũng biết rõ, khỏi cần nhắc lại.Tựu chung, để có mặt trận, cần có 2 phe, 2 đối thủ. Thế nhưng , cái Mặt Trận Tổ Quốc của ĐCSVN ở trong nước hiện nay mới thật là lạ. Nó được chỉ có “mình ên” không có đối thủ hữu hình. Trong khi để lãnh đạo cai trị bằng cách đề đầu cưỡi cổ dân mốt cách danh chính ngôn thuận ĐCSVN luôn luôn mặc cho mọi cơ quan đoàn thể của nó cái áo khoác nhân dân như chính quyền nhân dân,quần đội nhân dân, công an nhân dân, hội đồng nhân dân thì cái mặt trận tuyên bố là sự kết hợp đại diện cho mọi cơ quan, đoàn thể của nhân dân này lại không mặc áo nhân dân mà mang nhãn hiệu Tổ Quốc . Mang danh mặt trận mà không có đối thủ thì làm sao đấu tranh chu toàn nhiệm vụ đảng giao. Thì cư lôi thằng” nhân dân “ra làm đối thủ cho tiện. Cái thằng này cũng lì lợm lắm cơ! Đảng đè đầu cưỡi cổ thật chặt, kìm kẹp cải tạo nó thật lâu, vậy mà cứ hễ có cơ hôi, nó lại nổi máu “phản động”, lâu lâu lại vùng lên đòi hất cổ đảng xuống. Kỳ đại hội X này, đảng quyết chí “nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng”, Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ), một cơ quan ngoại vi của đảng, cũng phải tìm cách vừa nâng “cán” đảng vừa nâng chính mình lên một tầm cao thời đại(Đảng không có “bi” để nâng, chỉ có “cán” gồm cán búa, cán liềm và cán bộ). Chủ đề của đại hội là đổi mới ÌI nên MTTQ cũng phải đổi mới gấp hai tức 4 lần hơn.
Đã đổi mới thì phải khác với cái cũ, ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch MTTQ, cũng rất lạ, rất mới. Ông chỉ ra ngay cái khác đầu tiên: những kỳ đại hội trước chỉ tổng kết giai đoạn 5 năm, kỳ này lại tổng kết đánh giá 1 giai đoạn 20 năm. Đúng là khác thật. Phải chi đảng chịu khó thêm một chút, tổng kết một giai đoạn tới 30 năm hoặc lâu hơn nữa thì thành tích khác này(thành tích cả nứơc ăn bo bo,cả nước là trại tù trại cải tạo, cả nước đi kint tế mới, cả nước diệt tư sản và cả nước vượt biên…) còn to lớn vĩ đại hơn biết bao nhiêu?
Cái khác thứ hai là đảng dám cho mặt trận, các tổ chức đoàn thể, nói chung là nhân dân đóng góp ý kiến ngay tư đầu dự thảo báo cáo chính trị, dám công bố trên báo chí lấy tiếp ý kiến. Như thế, theo ông chủ tịch, báo cáo mang tính chất nghiên cứu, tập hợp được đóng góp của tất cả tầng lớp nhân dân. Thế ra từ bao lâu nay đời ta có đảng, trước đại hội X này, chưa bao giờ đảng mang tính đại diện dân, chưa bao giờ đảng lắng nghe ý kiến của dân, thế thì đảng ở trong lòng nhân dân thế quái nào nhỉ? Mà sau khi lấy ý kiến nhân dân , cái báo cáo chính trị đọc trước đại hội hôm 18/04 vừa qua cũng là ông “nguyễn như vân”, có thấy thay đổi một chút nào đâu. Còn nếu nói có lắng nghe và thay đổi, sao không thấy ông chỉ ra cho thằng “nhân dân” biết mà hồ hởi? Hay là sau khi “duyệt” qua rồi, thấy “phạm”(thượng) nhiều quá nên không thể (thay) “thế” được?.
Cái khác thứ ba là tính tiền phong của đảng. Trước đây, đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, bây giờ khẳng định của cả dân tộc. Đảng khôn bỏ mẹ. Khi xưa, đảng không có gì thì đòi làm giai cấp vô sản, bây giờ đã vơ vào hết mọi thứ của nhân dân, tài sản nhà cửa ruộng vườn, nhà máy công nghiệp, đảng đã giàu càng giàu thêm bằng cách cấu kết cho tư bản nước ngoài vào cùng bóc lột sức lao động của công nhân. Tại sao trong hàng ngàn cuộc đình công của công nhân vừa qua, không thấy có một đảng viên CS nào là người tiền phong tranh đấu cho giai cấp công nhân? Hay là đảng chỉ muốn hợp thức hoá của cải đã ăn cướp của nhân dân bằng cách cho đảng viên CS được làm kinh tế tư nhân không hạn chế?Như vậy, kể từ nay, đảng viên trở thành tư bản, nghĩa là giai cấp bóc lột, có nghiã đảng là đội tiền phong của giai cấp bóc lột? Đảng trả lời như thế nào với nhửng tội ác về các chính sách quy chụp cho nhân dân thuộc các thành phần giai cấp bóc lột như địa chủ, tư sản… bị áp bức, hành hạ ngay cả mất mạng trong hơn nửa thế kỷ qua?
Cái khác thứ tư là vấn đề nhân sự trong đảng, ông chủ tịch cho rằng, tài đức là đương nhiên, nhưng vào trung ương phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm và dám làm. Xin hỏi ông thế nào là tài, thế nào là đức? Có phải muốn vào trung ương , phải có cái tài biến thời kỳ “quá độ” thành thời kỳ “cá độ”? Hay cái tài chế “xi măng cốt sắt” thành xi măng cốt tre”? Hoặc là “chạy án “ cho thật siêu đến không bị lộ để còn “luồn sâu leo cao “ hơn nữa mới là thực tài? Còn nói về đức, thì cái đức dạ đế vương tiệc rượu ngâm “gái chân dài loã thể” tốt hơn hay đức lưu manh “ mua dâm gái vị thành niên “ tốt hơn? Với những nhân sự “tài đức” như thế thì tính quyết đoán, dám làm dám chịu cũng cao lắm chứ ông! Không dám làm sao dám cá độ tới tiền triệu đô la, khi lương tháng chỉ vài ba trăm đô? Không dám chịu sao tới nay hơn mấy tháng trời vẫn chưa lòi mấy tay trên cao đỡ đầu?
Nhưng cái hay nhất, mới nhất, sáng tạo nhất của ông chủ tịch MTTQ Phạm thế Duyệt là câu trả lời về việc đóng góp ý kiến của nhân dân về đa nguyên đa đảng. Nguyên vằn ông Duyệt nói:
“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc. Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền. Chẳng qua có một số ít người họ nói theo cảm tính cá nhân của họ thôi. Nhưng thử hỏi đất nước này, trước đây lãnh đạo hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc thì đảng nào lãnh đạo? Lúc bấy giờ có ai tranh giành không?
Phải đặt vấn đề như thế để thấy đặc điểm Việt Nam khác. Từ 76 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí đương nhiên, được nhân dân thừa nhận. Đến năm 1930, Quốc dân đảng đã kết thúc rồi. Không phải vì Đảng Cộng sản không muốn họ làm cách mạng, mà vì họ không có đủ vai trò lãnh đạo nhân dân. Chỉ có Đảng Cộng sản này mới đưa được đến Cách mạng tháng Tám, mới tiến hành được kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Như thế phải nói rằng Đảng Cộng sản chẳng tranh giành với ai. Giành độc lập dân tộc, chống xâm lược, toàn bộ đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nên chúng tôi không bao giờ xem cái việc ấy (đa nguyên, đa đảng) lại cần đặt ra thảo luận làm gì. Chắc chắn không có nhiều người lại nghĩ đến những việc như thế. Nhưng đương nhiên hiện nay, người dân đòi hỏi đảng phải thực hiện dân chủ nhiều hơn. Những gì đảng, nhà nước sai mà dân góp ý thì chắc chắn sẽ tiếp thu và sửa chữa.”
Ông Phạm thế Duyệt thật là vui tính. Đương nhiên ông có tài đức, nếu không, sao ông leo lên được tới chức chủ tịch? Thế nhưng, tới đây mới thấy ông xứng đáng vào trung ương: đầy đủ tính quyết đoán, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Không quyết đoán làm sao ông dám khẳng định VN không thể có chuyện đa nguyên đa đảng, trong khi ông chưa hề hỏi ý kiến bất cứ một ai trong số 85 triện dân Việt, trong đó có rất nhiều người là trí thức, cựu công thần của đảng, đã lên tiếng góp ý trước đại hội về nhu cầu cấp thiêt của VN cần thay đổi cơ chế chính trị đa nguyên đa đảng, nếu không sẽ bị tụt hậu so với trào lưu của thế giới. Một số người còn đòi trưng cầu lấy ý kiến toàn dân thì ông cho là quá thể. Theo ông, họ nói theo cảm tính cá nhân của họ thôi, còn đây là vấn đề nguyên tắc. Nguyên tắc nào thì không thấy ông đề cập. Không hiểu cái nguyên tắc này có nằm trong cái pháp luật XHCN không? Còn cái Hiến Pháp 1992 bảo đảm là không có nó. ĐCSVN khi làm ra cái HP này hơi bị đểu, ngoại trừ điều 4 tự giành cho đảng cái quyền lãnh đạo VN tuyệt đối, suốt cả 12 chương gồm 146 điều khác không hế nhắc nhở đến ĐCSVN , như vậy để cho đảng tha hố tác oai tác quái mà không bị ràng buộc hay phải lãnh trách nhiêm hậu quả gì. À! thì ra nó là cái nguyên tắc lãnh đạo của đảng. Ông chủ tịch tuyên bố có bài bản đấy chứ! Đảng dựa theo HP đã quy định để lãnh đạo, như vậy đảng đâu có độc quyền. Đảng chỉ có cái tài…lưu manh, lừa bịp toàn dân cũng như tất cả các đảng phái chính trị khác vào cái chiêu bài “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” trong sự chiến đấu giành độc lập dân tộc để đòi lãnh đạo. Sau đó dùng sự xảo trá và bạo lực để tiêu diệt hết các đối thủ, đảng phái chính trị khác để không còn ai tranh giành quyền lãnh đạo nữa. Thế thì ông Duyệt ơi! Hoá ra hơn 60 năm nay, đảng lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến đâu phải vì Tổ Quốc vì dân tộc, mà chỉ vì cái mục tiêu bắt nhân dân đời đời nhớ ơn đảng, để được đòi lãnh đạo đất nước muôn năm. Hiện tại, chính ông nói ra cái ý đồ đó nghen. Tới dây lại xin hỏi ông vài câu: Thế khi hô hào (và ép buộcnữa) toàn dân tham gia kháng chiến, không lẽ chỉ có ĐCSVN phải chịu hy sinh gian khổ? Không lẽ toàn dân chỉ đứng ngoài vỗ tay ủng hộ? Có bao giờ đảng công bố cho nhân dân VN biết, trong 2 cuôc chiến do đảng lãnh đạo, số người hy sinh, bao nhiêu phần trăm là đảng viên ?Bao nhiêu phần ngoài đảng? Nếu công lao là của chung toàn dân, sao ĐCSVN lại chiếm đoạt hết công lao đó? Tại sao nhân dân lại chỉ luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của đảng, còn đảng không nhớ ơn dân? Tại sao quyền lãnh đạo của đảng lại là quyền đương nhiên? Cũng xin nói thêm một thực tế ở đây, cho dù ĐCSVN chấp nhận đa nguyên đa đảng, điều này đâu có nghĩa ĐCSVN sẽ hoàn toàn mất quyền lãnh đạo? Nếu anh đủ tài, có chích sách ích quôc lợi dân và được nhân dân tín nhiệm, anh vẫn có cơ hội thắng trong các cuộc bầu cử công bằng trong sạch.
Thật tình , khi đọc những lời phát biểu của ông Phạm thế Duyệt, trong đầu tôi có sự so sánh ông ngay với ông cựu bộ trưởng thông tin của Iraq trong chế độ Saddam hơn 3 năm trước. Lúc đó, quân Mỹ đã vào đến trung tâm thành phố Bagdad mà ông này vẫn còn đang làm hề giễu dở. Có thể tài nghệ của ông chủ tịch MTTQ còn cao hơn một bậc. Nếu quả vậy thì xin chúc mừng. Miệng lưỡi ông đúng là miệng lưỡi CS. Đành phải nhớ lại câu nói của ông Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm”. Đảng lãnh đạo muôn năm, dân cùng cực muôn đời.
Hết thuốc chữa. Toàn dân VN chỉ mỗi phương cách: đứng lên, nổi dậy, đòi tự do, đòi cơm áo, đòi quyền sống.
Phưong Duy
Australia 22/04/2006


Các bài liên quan:
- Đa đảng là tất yếu,Việt Hồng phỏng vấn ls Nguyễn Văn Đài.
- Quyền tự do thành lập đảng ở VN, ls Nguyễn Văn Đài<.a>.
-
Từ tuyên ngôn dân chủ đến hình thành đảng,Nguyễn Quốc Nam
- Tuổi trẻ phải nói,Trần Trung Đạo.
- Đa đảng hay đa phái?Dân chủ hay dân chọn?,Phong Uyên

No comments: